CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
4.3.2. Kiểm định ước lượng mô hình cạnh tranh
Việc kiểm định mô hình nghiên cứu khi so sánh nó với mô hình cạnh tranh trong cùng một nghiên cứu đã được khẳng định là đạt được độ tin cậy trong so sánh cao.
Vì làm theo cách này thì các đối tượng nghiên cứu, đo lường và các yếu tố môi trường khác được thiết lập như nhau cho mô hình lý thuyết đề nghị và mô hình cạnh tranh (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
Mặc dù, nhiều nghiên cứu cho rằng thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến kết quả kinh doanh như nghiên cứu của Huselid (1995), Delery &
Doty (1996) đều tập trung vào thực tiễn QTNNL để cải thiện hiệu suất hoạt động, hay nghiên cứu của Katou & Budhwar (2010) chỉ ra rằng có mối tương quan thuận giữa việc lựa định hướng khen thưởng, đãi ngộ dựa trên hiệu quả với kết quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc nghiên cứu Trần Kim Dung và cộng sự (2010) về mối quan hệ dương và trực tiếp giữa thực tiễn QTNNL và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này, nhằm để xác định chỉ số phù hợp tối ưu của mô
hình về mức độ ảnh hưởng trực tiếp của thực tiễn QTNNL đến kết quả hoạt động, trên cơ sở so sánh với mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL, TNXH, cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, mô hình lý thuyết khám phá tác động gián tiếp của thực tiễn QTNNL đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thông qua hai khái niệm trung gian là trách nhiệm xã hội và cam kết tổ chức. Do đó, mô hình cạnh tranh được xem xét thực hiện.
Hình 4.8. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh
Bảng 4.16 cho thấy mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL tác động tích cực trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như vậy, mô hình nghiên cứu lý thuyết hay mô hình cạnh tranh
có chỉ số phù hợp của mô hình cao hơn? Điều này cần thiết có sự so sánh về chỉ số phù hợp của hai mô hình sau khi phân tích. Kết quả so sánh được thể hiện chi tiết tại Bảng 4.17.
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mô hình cạnh tranh (chuẩn hóa)
Mối quan hệ Ước
lượng S.E. C.R. P
Thực tiễn QTNNL TNXH khía cạnh nhân viên 0.780 0.116 9.798 ***
Thực tiễn QTNNL TNXH khía cạnh khách
hàng 0.770 0.098 9.427 ***
Thực tiễn QTNNL TNXH khía cạnh môi
trường 0.412 0.100 5.971 ***
Thực tiễn QTNNL TNXH khía cạnh pháp lý 0.801 0.092 10.06
6 ***
Thực tiễn QTNNL Cam kết tổ chức 0.741 0.297 3.497 ***
TNXH khía cạnh nhân viên
Cam kết tổ chức 0.021 0.104 0.191 0.848 TNXH khía cạnh khách
hàng Cam kết tổ chức 0.018 0.127 0.168 0.867
TNXH khía cạnh môi
trường Cam kết tổ chức -0.017 0.141 -0.146 0.884
TNXH khía cạnh pháp lý Cam kết tổ chức -0.012 0.056 -0.212 0.832
TNXH khía cạnh nhân viên Kết quả hoạt động kinh
doanh -0.053 0.069 -0.531 0.596
TNXH khía cạnh khách
hàng Kết quả hoạt động kinh
doanh 0.345 0.089 3.278 0.001
TNXH khía cạnh môi
trường Kết quả hoạt động kinh
doanh 0.234 0.095 2.154 0.031
TNXH khía cạnh pháp lý Kết quả hoạt động kinh
doanh 0.028 0.038 0.510 0.610
Cam kết tổ chức Kết quả hoạt động kinh
doanh 0.323 0.065 3.589 ***
Thực tiễn QTNNL Kết quả hoạt động kinh
doanh 0.174 0.219 0.806 0.420
Nguồn: Tổng hợp phân tích từ tác giả
Bảng 4.17. So sánh các chỉ tiêu giữa mô hình lý thuyết và mô hình cạnh tranh Chỉ tiêu Chi-
square df Chi-
square/df TLI CFI RMSEA Mô hình lý thuyết 1347.337 798 1.688 0.904 0.911 0.050 Mô hình cạnh tranh 1346.747 797 1.690 0.904 0.911 0.050 Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp Bảng 4.17 cho thấy có sự khác biệt chỉ số hai mô hình: ∆χ2 = 1347.337 - 1346.747 = 0.59, mô hình cạnh tranh lấy đi 1 bậc tự do nhưng không làm thay đổi chỉ số phù hợp thị trường. Bảng trọng số của mô hình cạnh tranh (Bảng 4.17) cho thấy hoạt động thực tiễn QTNNL không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (P = 0.420 > 0.05), điều đó trái với giả thuyết được đề cập chương 2 cho rằng có sự ảnh hưởng tích cực trực tiếp của khái niệm thực tiễn QTNNL đến kết quả hoạt động kinh doanh. Như vậy, so với mô hình cạnh tranh, mô hình nghiên cứu lý thuyết được xem như phù hợp để giải thích về các mối quan hệ giữa các khái niệm lý thuyết tương ứng với dữ liệu thực tế của thị trường.