CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA
4.2.1 Phân tích CFA thang đo thực tiễn QTNNL
Hình 4.2. Kết quả phân tích CFA thang đo thực tiễn QTNNL Mô hình Chi–bình
phương Df Pvalue Chi-
square/df TLI CFI RMSEA 22 biến 496.576 194 0.000 2.560 0.860 0.883 0.075 19 biến 262.936 137 0.000 1.919 0.929 0.943 0.058
Kết quả kiểm định CFA thang đo thực tiễn QTNNL lần 1 cho thấy mô hình có 194 bậc tự do, Chi-bình phương là 496.576 (p = 0.000), RMSEA = 0.075 < 0.08 và Chi-square/df = 2.560 < 3 chỉ số CFI = 0.883, TLI = 0.860 đều nhỏ hơn 0.9, thang đo phù hợp với dữ liệu, tuy nhiên độ tương thích của dữ liệu với thị trường chưa cao.
Trong đó, biến quan sát SAL3 có trọng số chuẩn hoá λ = 0.212, biến STA1 có trọng số λ = 0.410 đều nhỏ hơn 0.5, nên hai biến này được loại khỏi thang đo (Phụ lục 4).
Tiếp tục xem xét các hiệp phương sai giữa các sai số chuẩn hóa lần lượt ở e2 và e5 tương ứng (MI =20.414); e2 và e1 (MI = 10.416) tương ứng cho phép đề nghị các sai số giữa các biến đo lường là SET2, SET5; SET2 và SET1 cần liên kết lại để hiệu chỉnh hiệp phương sai, do các cặp biến này có hàm chứa thông tin gần giống nhau và cùng đo lường một khái niệm nên các sai số của chúng có tương quan khá mạnh, vì thế chúng cần được chia sẻ phương sai với nhau để cải thiện độ phù hợp của mô hình.
Thêm vào đó, bộ thang đo đạt tính đơn hướng khi không có mối tương quan giữa sai số các biến quan sát, tác giả tiến hành loại bỏ biến quan sát có tương quan mạnh, SET2 ra khỏi mô hình lý thuyết nhằm điều chỉnh hiệp phương sai và chỉ số phù hợp của mô hình (loại bỏ biến làm tăng độ tin cậy của mô hình).
Kết quả sau khi điều chỉnh cho thấy chỉ số chi-square/df =1.919, TLI = 0.929, CFI = 0.943 đều lớn hơn 0.9 và RMSEA = 0.058 < 0.08. Điều này cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu nghiên cứu. Thang đo đạt tính đơn hướng.
Bảng 4.3 cho thấy hệ số tương quan (r) bên trong giữa khái niệm thành phần của từng khái niệm nghiên cứu với sai lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (Pvalue đều bằng 0). Hơn nữa các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, bộ thang đo các khái niệm đa hướng “Thực tiễn QTNNL”, đạt giá trị phân biệt.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các biến trong mô hình đo lường Mối tương quan Hệ số tương
quan (r)
Sai số
chuẩn (SE) Giá trị tới
hạn (CR) Pvalue
SET <--> APP 0.571 0.049 8.682 0.000
SAL <--> APP 0.454 0.054 10.180 0.000
SAL <--> COM 0.500 0.052 9.592 0.000
COM <--> INN 0.689 0.044 7.129 0.000
SAL <--> INN 0.527 0.051 9.246 0.000
APP <--> INN 0.590 0.049 8.436 0.000
APP <--> COM 0.637 0.046 7.823 0.000
SET <--> SAL 0.289 0.058 12.339 0.000
SET <--> COM 0.566 0.050 8.746 0.000
SET <--> INN 0.534 0.051 9.157 0.000
SET <--> STA 0.273 0.058 12.555 0.000 APP <--> STA 0.249 0.058 12.882 0.000
SAL <--> STA 0.293 0.058 12.285 0.000
COM <--> STA 0.272 0.058 12.568 0.000
INN <--> STA 0.385 0.056 11.070 0.000 Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp Trong đó: SE = SQRT của (1-r^2)/(n-2); C.R = (1-r)/SE
Pvalue = TDIST(/CR/,n-2,2); Với n là số cỡ mẫu phân tích.
Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích
Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo thông qua ba chỉ số: Hệ số tin cậy bộ thang đo Cronbach Alpha; Hệ số tin cậy tổng hợp- ρc (Composite reliability); Tổng phương sai trích ρvc (Variance etracted). Tuy nhiên hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá sơ bộ bộ thang đo. Kết quả Cronbach’s alpha kết hợp với giá trị nội dung của các biến quan sát giúp loại bớt các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Kết quả CFA được sử dụng để kiểm định hai chỉ số còn lại, hệ số tin cậy tổng hợp (ρc) và tổng phương sai trích (ρvc). Trong đó:
ρc =
p i
p i p i
i
i
1 1
2 2
1 2
) 1 ( )
(
) (
ρvc =
p i
p i p i
i
i
1 1
2 2
1 2
) 1 (
)
Với: λi là hệ số chuẩn hoá biến quan sát thứ i
1-λi2 là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i p là số biến quan sát của bộ thang đo.
Bảng 4.4. Độ tin cậy thang đo thực tiễn Quản trị nguồn nhân lực Biến quan sát Trung bình bộ
thang đo nếu loại biến
Phương sai bộ thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu
loại biến Nhân tố Tuyển dụng và đào tạo
Cronbach’s Alpha = .857; 5 biến đo lường
SET1 20.44 26.167 .541 .859
SET3 20.64 24.484 .677 .827
SET4 20.64 23.364 .750 .808
SET5 20.98 21.906 .745 .808
SET6 20.64 24.571 .658 .831
Nhân tố Đánh giá công việc
Cronbach’s Alpha = .825; 3 biến đo lường
APP1 11.00 5.217 .679 .763
APP2 11.05 5.358 .695 .745
APP3 10.91 5.868 .674 .768
Nhân tố Lương
Cronbach’s Alpha = .732; 2 biến đo lường
SAL1 6.00 1.347 .578 .
SAL2 5.85 1.518 .578 .
Nhân tố Thưởng
Cronbach’s Alpha = .801; 3 biến đo lường
COM1 10.65 6.179 .632 .742
COM2 10.73 5.532 .696 .674
COM3 10.50 6.525 .614 .761
Nhân tố Tính ổn định công việc
Cronbach’s Alpha = .636; 3 biến đo lường
STA2 11.11 4.128 .507 .446
STA3 10.93 4.507 .458 .519
STA4 10.68 5.258 .376 .627
Nhân tố Khuyến khích sự tham gia, đổi mới Cronbach’s Alpha = .830; 3 biến đo lường
INN1 10.69 5.607 .656 .796
INN2 10.78 5.094 .754 .697
INN3 10.92 5.391 .657 .796
Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha (Bảng 4.4) thang đo thực tiễn QTNNL cho thấy các thang đo đều có trọng số alpha > 0.7 và các biến trong mỗi thang đo đều có tương quan biến tổng > 0.3. Tuy nhiên, nhân tố “Tuyển dụng và đào tạo có trọng số alpha là 0.857 nếu loại biến SET1 “Doanh nghiệp thông báo thông tin tuyển dụng rộng rãi” làm cho cronbach’s alpha tăng lên là 0.859, xét thấy biến này quan trọng cần thiết giữ lại cho phân tích, vì khi đề cập đến tuyển dụng cần thông tin rõ ràng, rộng rãi, minh bạch tạo sự công bằng trong công tác tuyển chọn. Riêng tính ổn đinh công việc đề cập đến nhận thức nhân viên về sự an tâm, ổn định trong quá trình làm việc, thang đo có trọng số anpha > 0.6, có thể chấp nhận tính tin cậy để tiếp tục phân tích cho mô hình tới hạn. Vì thế, các thang đo đảm bảo tính tin cậy, phân biệt xuyên suốt trong quá trình phân tích.
Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhân tố Số biến
Độ tin cậy Tổng phương sai trích (%)
(ρvc)
Giá trị Cronbach’s
alpha
Tổng hợp (ρc)
SET 5 0.857 0.860 55%
Đạt yêu cầu
APP 3 0.825 0.826 61%
SAL 2 0.732 0.742 59%
COM 3 0.801 0.803 58%
STA 3 0.636 0.645 40%
INN 3 0.830 0.835 63%
Nguồn: Tính toán từ tác giả (bảng tính ρc và ρvc – phụ lục 5) Kết quả bảng 4.5 cho thấy các khái niệm thành phần của thang đo thực tiễn QTNNL đều có hệ số tin cậy tổng hợp ≥ giá trị Cronbach’s alpha. Bên cạnh đó, phương sai trích được các khái niệm thành phần của khái niệm trong thang đo thực tiễn QTNNL đều đạt từ mức 50% trở lên, riêng nhân tố STA “Tính ổn định công việc” có tổng phương sai trích ở mức 40% và do STA là nhân tố bậc hai thuộc khái niệm thực tiễn QTNNL nên có thể xem xét chấp nhận. Kết hợp giá trị về độ tin cậy, độ tin cậy tổng hợp, các bộ thang đo này đạt yêu cầu về độ tin cậy và tổng phương sai trích.