Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại đồng (Trang 140 - 143)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH LÝ THUYẾT

4.3.1 Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa cho thấy Chi-square = 1347.337, bậc tự do df = 798, Chi-square/df = 1.688 < 3, chỉ số TLI = 0.904, CFI = 0.911 ≥ 0.9 và RMSEA = 0.050 < 0.08. Các giá trị trên đều đạt yêu cầu. Như vậy mô hình đạt mức phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Hình 4.7. Mô hình SEM chuẩn hóa

Kết quả ước lượng chuẩn hóa (Bảng 4.15) cho thấy thực tiễn QTNNL ảnh hưởng tích cực đến mức độ thực hiện TNXH ở các khía cạnh nhân viên, khách hàng, môi trường, pháp lý và cam kết tổ chức. Tuy nhiên, dưới tác động của thực tiễn QTNNL thì nghiên cứu này chưa tìm được bằng chứng thống kê cho thấy TNXH đối với nhân viên, khách hàng, môi trường và pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến cam kết tổ chức.

Theo lý thuyết SIT làm cơ sở để giải thích quá trình tự nâng cao nhận thức cá nhân đối với hoạt động của tổ chức, theo đó mức độ thực hiện TNXH đối với các bên liên quan ảnh hưởng đáng kể đến cam kết tổ chức (Peterson, 2004) (Turker, 2009a).

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy mức độ thực hiện TNXH các khía cạnh nhân viên, khách hàng, môi trường chưa phải là yếu tố tiên đoán có ý nghĩa tác động tích cực đến cam kết tổ chức. Có thể, mối quan hệ này phần nào bị ảnh hưởng do sự tương quan giữa thực tiễn QTNNL và cam kết tổ chức.

Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)

Mối quan hệ

Ước lượng

(ML)

Sai số chuẩn S.E.

Giá trị tới hạn C.R.

Giá

trị P Kết luận

Thực tiễn QTNNL  TNXH khía cạnh

nhân viên 0.779 0.116 9.789 *** Chấp nhận Thực tiễn QTNNL  TNXH khía cạnh

khách hàng 0.773 0.098 9.442 *** Chấp nhận Thực tiễn QTNNL  TNXH khía cạnh

môi trường 0.412 0.100 5.971 *** Chấp nhận Thực tiễn QTNNL  TNXH khía cạnh

pháp lý 0.802 0.092 10.076 *** Chấp nhận Thực tiễn QTNNL  Cam kết tổ chức 0.754 0.298 3.545 *** Chấp nhận TNXH khía cạnh

nhân viên  Cam kết tổ chức 0.018 0.103 0.165 0.869 Bác bỏ TNXH khía cạnh

khách hàng  Cam kết tổ chức 0.011 0.128 0.102 0.919 Bác bỏ TNXH khía cạnh

môi trường  Cam kết tổ chức -0.022 0.141 -0.189 0.850 Bác bỏ TNXH khía cạnh

pháp lý  Cam kết tổ chức -0.012 0.056 -0.202 0.840 Bác bỏ TNXH khía cạnh

nhân viên  Kết quả hoạt động

kinh doanh 0.006 0.055 0.073 0.942 Bác bỏ TNXH khía cạnh

khách hàng  Kết quả hoạt động

kinh doanh 0.389 0.076 4.353 *** Chấp nhận TNXH khía cạnh

môi trường  Kết quả hoạt động

kinh doanh 0.288 0.074 3.378 *** Chấp nhận TNXH khía cạnh

pháp lý  Kết quả hoạt động

kinh doanh 0.034 0.037 0.631 0.528 Bác bỏ Cam kết tổ chức  Kết quả hoạt động

kinh doanh 0.361 0.056 4.662 *** Chấp nhận Nguồn: Tổng hợp phân tích từ tác giả Nghiên cứu cũng cho thấy TNXH khía cạnh pháp lý không phải là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh. Mặc dù trong nghiên cứu này, TNXH được định nghĩa như là hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích ảnh hưởng đến các bên liên quan một cách tích cực và vượt xa lợi ích kinh tế. Theo đó, tính hợp pháp và thực hiện đầy đủ yêu cầu pháp lý trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp được coi là một khía cạnh của TNXH. Tuy nhiên, các phát hiện của nghiên cứu cho thấy những người trả lời có thể hoài nghi về khía cạnh của tính hợp pháp và nhận thức nó như một nhiệm vụ của tổ chức. Điều này giống như quan điểm của Sims (2003, trang 46 trích từ Turker, 2009b) cho rằng TNXH được xem như là hành vi của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các bên liên quan một cách tích cực và vượt xa những lợi ích kinh tế và nghĩa vụ pháp lý. Theo quan điểm này, TNXH không phải là hoạt động cho một doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Tương tự, trong bốn khía cạnh của TNXH thì chỉ có khía cạnh TNXH hướng đến khách hàng, môi trường tác động dương trực tiếp và có ý nghĩa đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của xã hội về các vấn đề môi trường. Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây, người dân đã nhận thức được hậu quả và tác hại của môi trường. Vì vậy, sự quan tâm đến khía cạnh môi trường và khách hàng đang là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Đồng thời kết quả cũng cho thấy cam kết tổ chức ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại đồng (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)