Thang đo và mẫu nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại đồng (Trang 124 - 127)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC TIỄN QTNNL, TNXH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

4.1.3 Thang đo và mẫu nghiên cứu chính thức

Từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ về “Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và trách nhiệm xã hội đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long”, tác giả đã tập hợp thành thang đo và bảng câu hỏi khảo sát chính thức (Phụ lục 1)

Quy mô nghiên cứu và địa bàn triển khai

Có nhiều căn cứ để xác định quy mô mẫu. Tabachnick và Fidell (2001) khi nghiên cứu về vấn đề này đề xuất quy mô mẫu tới hạn là 300. Trong khi đó Hoelter (1983) lại cho rằng kích thước mẫu tối thiểu nên là 200 (trích từ Hoàng Trọng, 2008), Hair và cộng sự (2006) cho rằng khi thực hiện phương trình hồi quy cấu trúc tuyến tính thì cỡ mẫu nằm trong khoảng từ 200 – 400 tương ứng với 10 – 15 nhân tố. Ngoài ra còn tùy theo số lượng biến quan sát và độ tin cậy của từng nghiên cứu mà có thể thực hiện lấy mẫu khảo sát khác nhau (Comrey & Lee, 2013).

Bảng 4.1. Tổng hợp số biến quan sát và cỡ mẫu

Số biến quan sát Cỡ mẫu

10 200

25 250

90 400

500 700 – 1000

Cỡ mẫu Mức chấp nhận

50 Thấp

100 Tạm được

200 Được

300 Tốt

500 Rất tốt

1000 Hoàn hảo

Nguồn: Comrey& Lee (2013)

Nguồn: Hair và cộng sự (2006)

Tabachnick và Fithdell (2001) cho rằng tỷ lệ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 5:1.

Thông qua thang đo sơ bộ đã chuẩn hóa có 49 biến quan sát, do đó số mẫu nghiên cứu tối thiểu trong nghiên cứu này đảm bảo từ 49*5 = 245 mẫu. Thêm vào đó, dựa trên nghiên cứu của Ahmad and Schroeder (2003, trang 23) về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động kinh doanh, khi đó đối tượng trả lời khảo sát được chọn là những người có am hiểu và có kinh nghiệm về tình hình hình hoạt động trong doanh nghiệp. Để đánh giá biến phụ thuộc – kết quả hoạt động (orgnizational perfomance) và biến độc lập - thực tiễn QTNNL (HRMP), đối tượng khảo sát là người quản lý, kỹ sư, giám sát và công nhân trong doanh nghiệp để tránh trường hợp mang tính thiên vị (bias) chung.

Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, cỡ mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát các Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh cá thể (gọi chung là doanh nghiệp), bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu trả lời theo tiêu thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cấu trúc mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát người quản lý và nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp (làm việc trung bình trong khoảng 5 năm trở lên) nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.

Căn cứ vào đặc điểm địa lý và quy mô số lượng doanh nghiệp chế biến thực phẩm có 07/13 Tỉnh và Thành phố tại ĐBSCL được chọn khảo sát gồm: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ. Số lượng quan sát dự kiến thu thập là 600 quan sát tại 300 doanh nghiệp. Một nhóm khảo sát gồm 6 thành viên được hướng dẫn về cách thu thập số liệu tại các doanh nghiệp, tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu trả lời trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 01/2017. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát vì đa phần người lao động này là những nhân viên, quản lý đang thực hiện công việc tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Do đó, việc phỏng vấn trực tiếp chỉ đạt mức 127 phiếu trả lời. Các bảng câu hỏi còn lại nhóm nghiên cứu tiến hành gửi đến người lao động và quản lý tại các doanh nghiệp, số lượng bảng câu hỏi phản hồi là 325 phiếu, nâng tổng số phiếu phản hồi lên là 452/600 đạt tỷ lệ 75.3%. Trong đó, có 14

phiếu trả lời không đạt yêu cầu các nguyên nhân: (1) ghi thiếu nhiều thông tin (03 phiếu); (2) đánh theo một hàng dọc từ trên xuống dưới trong cùng một cột mức độ (09 phiếu); (3) trả lời không phù hợp trong phần thông tin chung (02 phiếu), (Bảng câu hỏi khảo sát chính thức, Phụ lục 1D).

Vậy, với số lượng phiếu khảo sát được phản hồi là 452 phiếu, sau khi sàng lọc dữ liệu còn lại 438 quan sát hợp lệ, tương ứng với số mẫu là 278 doanh nghiệp đảm bảo cỡ mẫu cho phân tích để thực hiện nghiên cứu chính thức.

Đặc điểm về các đối tượng khảo sát

Về giới tính: có 58.7% nam, 41.3% nữ. Trong đó, có khoảng 90% dân tộc Kinh, hơn 8% là dân tộc Khơmer, 2% dân tộc Hoa.

Về trình độ: trong số tất cả những người được hỏi, khoảng 22% tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng, 31% lao động trong doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên, đa phần số lao động được khảo sát trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm vẫn còn ở trình độ phổ thông.

Về vị trí công việc: trong nhóm đối tượng được khảo sát có khoảng 61% là nhân viên và 39% là người quản lý trong doanh nghiệp.

Về thời gian công tác: đa phần người lao động được khảo sát có độ tuổi từ 26 - 35 tuổi, chiếm khoảng 62.8%; khoảng 10% nằm ở độ tuổi lao động từ 18 - 25 tuổi và 28.3% từ 36 tuổi trở lên. Trong số những người được khảo sát, có khoảng 10% người lao động làm việc trong khoảng thời gian thời gian 5 năm, đa số thời gian làm việc trong khoảng từ 5-10 năm, chiếm tỷ lệ gần 64%; từ 11 – 20 năm, chiếm 21% và khoảng 4.6% lao động có thời gian làm việc từ 20 năm trở lên. (Bảng thống kê mô tả các quan sát, Phụ lục 4)

Đặc điểm mẫu nghiên cứu (phân tích): Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.2. (danh sách các doanh nghiệp được khảo sát, Phụ lục 6).

Bảng 4.2. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu

Loại hình doanh nghiệp Số lao động Thời gian hoạt động Phân loại Tần

suất Tỷ lệ (%)

Phân

loại Tần

suất Tỷ lệ

(%) Phân loại Tần

suất Tỷ lệ (%) Doanh

nghiệp Tư nhân

60 21.6 Dưới 10 32 11.6 Dưới 5

năm 47 16.9

Công ty

TNHH 135 48.6 Từ 10 -

50 51 18.3 Từ 5 – 10

năm 90 32.4

Công ty

Cổ phần 61 21.9 Từ 50 -

100 79 28.4 Từ 11 - 20

năm 86 30.9

Hộ SX Kinh doanh

22 7.9 Trên 100 116 41.7 Trên 20

năm 55 19.8

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại đồng (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)