Kết quả xây dựng thang đo sơ bộ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại đồng (Trang 104 - 120)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

3.3.3 Kết quả xây dựng thang đo sơ bộ

Dựa trên khái niệm và thang đo của các nghiên cứu trước, qua thảo luận trao đổi cùng với các chuyên gia, đối tượng nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, các biến quan sát được điều chỉnh cho phù hợp với ngữ cảnh và nội dung để tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ, làm tiền đề cho nghiên cứu chính thức. Cuộc khảo sát sơ bộ với số mẫu gồm 150 doanh nghiệp chế biến thực phẩm, theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 1B). Đối tượng được khảo sát là những nhân viên có thời gian công tác trong khoảng 05 năm trở lên và những người quản lý trong doanh nghiệp tại các tỉnh ĐBSCL, kết quả thu về và sàng lọc dữ liệu còn 136 mẫu phân tích (cụ thể được mô tả trong Bảng 3.13)

Bảng 3.13. Thống kê mô tả cỡ mẫu

Loại hình doanh nghiệp Số lao động Số năm hoạt động Phân loại Tần

suất Tỷ lệ (%)

Phân

loại Tần

suất Tỷ lệ (%)

Phân

loại Tần

suất Tỷ lệ (%) Doanh

nghiệp tư nhân

43 31.6 Dưới 10 36 26.5 Dưới 5

năm 36 26.5

Công ty

TNHH 45 33.1 Từ 10 -

50 26 19.1 Từ 5-

10 năm 42 30.9 Công ty

Cổ phần 22 16.2 Từ 50 -

100 25 18.4 Từ 11-

20 năm 26 19.1 Hộ Kinh

doanh cá thể

26 19.1 Trên

100 49 36 Trên 20

năm 32 23.5

Tổng 136 100 Tổng 136 100 Tổng 136 100 (Nguồn: Thống kê từ kết quả khảo sát) 3.3.3.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Công cụ Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố (EFA) được tác giả sử dụng để loại những biến quan sát không đạt yêu cầu và loại bỏ những thang đo không đủ độ tin cậy (Chi tiết phụ lục 3: Kết quả phân tích thang đo sơ bộ). Tiếp theo đó, tác giả thực hiện mã hóa lại các biến quan sát và điều chỉnh lại thang đo để thực hiện cho nghiên cứu chính thức. Tiêu chuẩn đánh giá thang đo là Cronbach’s alpha

≥ 0.7 và tương quan biến tổng > 0.3 (Hoàng Trọng, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố trong mô hình lần lượt được tiến hành kiểm định như sau:

Bảng 3.14. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo thực tiễn QTNNL Biến quan sát

Trung bình bộ thang đo nếu

loại biến

Phương sai bộ thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến Thang đo Tuyển dụng

Cronbach’s Alpha = .837; 4 biến đo lường

SEL1 15.70 13.086 .697 .782

SEL2 15.26 14.415 .652 .803

SEL3 15.38 13.155 .725 .769

SEL4 15.52 13.674 .609 .822

Thang đo Đào tạo

Cronbach’s Alpha = .855; 5 biến đo lường

TRA1 20.21 22.717 .726 .809

TRA2 20.23 23.348 .671 .825

TRA3 19.90 24.137 .695 .818

TRA4 19.81 25.119 .667 .826

TRA5 19.82 25.509 .588 .845

Thang đo Đánh giá công việc

Cronbach’s Alpha = .773; 5 biến đo lường

APP1 21.78 14.410 .569 .723

APP2 21.92 14.342 .621 .705

APP3 21.82 14.299 .655 .693

APP4 21.75 16.411 .419 .772

APP5 21.85 16.067 .469 .756

Thang đo Lương và thưởng

Cronbach’s Alpha = .856; 6 biến đo lường

COM1 26.61 30.832 .512 .858

COM2 26.50 30.681 .632 .835

COM3 27.15 29.460 .679 .826

COM4 27.22 28.736 .690 .824

COM5 26.90 28.730 .693 .823

COM6 27.02 29.222 .672 .827

Thang đo Tính ổn định công việc

Cronbach’s Alpha = .836, 5 biến đo lường

STA1 21.26 18.671 .579 .820

STA2 21.16 16.496 .751 .769

STA3 20.99 17.388 .665 .795

STA4 20.85 19.023 .599 .814

STA5 20.72 19.577 .601 .814

Thang đo Khuyến khích sự tham gia, đổi mới Cronbach’s Alpha = .848; 5 biến đo lường

INN1 21.15 20.156 .590 .834

INN2 21.22 18.055 .691 .809

INN3 21.12 18.031 713 .802

INN4 21.11 19.017 .733 .798

INN5 21.11 20.869 .569 .839

Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp

Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ khái niệm thực tiễn QTNNL (Bảng 3.14) gồm 06 nhân tố tương ứng với 30 biến quan sát cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.8, hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3. Thang đo đạt độ tin cậy cao cho phân tích. Vậy thang đo thực tiễn QTNNL gồm 30 biến quan sát được tiếp tục giữ lại để phân tích EFA.

Bảng 3.15. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo trách nhiệm xã hội Biến quan sát

Trung bình bộ thang đo nếu loại biến

Phương sai bộ thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến Thang đo trách nhiệm đối với nhân viên

Cronbach’s Alpha = .833; 5 biến đo lường

CSRS1 21.39 17.166 .618 .804

CSRS2 21.27 17.152 .654 .794

CSRS3 21.3 17.168 .683 .787

CSRS4 21.27 17.514 668 .792

CSRS5 21.25 17.011 .560 .824

Thang đo trách nhiệm đối với khách hàng Lần 1. Cronbach’s Alpha = .851; 5 biến đo lường

CSRC1 21.32 21.065 .674 .818

CSRC2 21.69 23.282 .460 .878

CSRC3 21.06 21.182 .769 .793

CSRC4 21.12 21.245 .764 .794

CSRC5 20.96 22.68 .693 .814

Lần 2. Cronbach’s Alpha = .878; 4 biến đo lường

CSRC1 16.48 13.688 .633 .889

CSRC3 16.21 13.073 .821 .811

CSRC4 16.27 13.044 .827 .808

CSRC5 16.11 14.706 .688 .862

Thang đo trách nhiệm đối với môi trường Cronbach’s Alpha = .872; 5 biến đo lường

CSRE1 22.15 19.593 .669 .856

CSRE2 22.16 20.685 .704 .844

CSRE3 22.17 19.756 .797 .821

CSRE4 22.07 20.907 .775 .829

CSRE5 21.99 22.563 .576 .873

Thang đo trách nhiệm đối với pháp lý Cronbach’s Alpha = .865; 5 biến đo lường

CSRG1 22.46 18.961 .755 .818

CSRG2 22.39 19.425 .780 .813

CSRG3 22.35 19.475 .756 .819

CSRG4 22.57 20.322 .580 .866

CSRG5 22.35 22.037 .577 .862

Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp

Kết quả phân tích thang đo mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội gồm 20 biến quan sát, ứng với 04 nhân tố (Bảng 3.15). Trong đó, khái niệm TNXH khía cạnh nhân viên gồm 05 biến đo lường, với Cronbach’s alpha đạt 0.833, hệ số tương quan biến tổng từ 0.56 – 0.683 > 0.3, thang đo đạt độ tin cậy cho nghiên cứu.

Đối với thang đo TNXH đối với khách hàng với 05 biến quan sát. Trong đó, có biến CSRC2 “Doanh nghiệp tôn trọng ý kiến của khách hàng”, nếu loại bỏ sẽ làm tăng độ tin cậy thành 0.878. Xét thấy các biến trong thang đo có nội dung tương đối giống với CSRC3, nên việc loại CSRC2 không ảnh hưởng đến khái niệm của thang đo, nên biến này được loại bỏ khỏi khái niệm. Sau khi loại bỏ biến CSRC2 thang đo đạt độ tin cậy cao hơn và có hệ số tương quan biến tổng > 0.3.

Thang đo đạt độ tin cậy.

Thang đo TNXH đối với môi trường có hệ số Cronbach’s alpha tương ứng là 0.872, nếu loại biến quan sát CSRE5 “Doanh nghiệp trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường” làm tăng độ tin cậy lên là 0.873 và TNXH đối với pháp lý có Cronbach’s alpha đạt 0.865, nếu loại biến CSRG4 “Doanh nghiệp hướng nhân viên cạnh tranh lành mạnh” làm tăng độ tin cậy lên 0.866. Tuy nhiên, sự chênh lệch về độ tin cậy của hai thang đo “TNXH khía cạnh môi trường” và

“TNXH khía cạnh pháp lý” khi loại biến không đáng kể, hơn nữa thang đo của hai khái niệm này đều có hệ số tin cậy trên 0.8. Đồng thời, cả hai biến này xét thấy cần thiết cho khái niệm nghiên cứu, vì thế hai biến quan sát được tiếp tục được giữ lại để phân tích nhân tố. Các thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên đạt giá trị tin cậy.

Vậy, TNXH với bốn khái niệm thành phần là TNXH khía cạnh nhân viên, TNXH khía cạnh khách hàng, TNXH khía cạnh môi trường và TNXH khía cạnh pháp lý, sau khi phân tích Cronbach’s alpha còn lại 19 biến quan sát đạt độ tin cậy cao, thang đo được tiếp tục đưa vào phân tích EFA để đánh giá tính hội tụ của từng khái niệm thành phần.

Bảng 3.16. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo cam kết tổ chức Biến quan

sát

Trung bình bộ thang đo nếu

loại biến

Phương sai bộ thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến Lần 1. Cronbach’s Alpha = .883, 5 biến đo lường

OC1 20.52 20.459 .594 .887

OC2 20.38 19.853 .759 .850

OC3 20.36 19.595 .713 .859

OC4 20.22 18.632 .785 .842

OC5 20.25 18.352 .755 .849

Lần 2. Cronbach’s Alpha = .887, 4 biến đo lường

OC2 15.47 13.169 .671 .884

OC3 15.45 12.145 .738 .860

OC4 15.31 11.415 .809 .832

OC5 15.34 11.040 .798 .837

Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp Bảng 3.16 cho thấy thang đo cam kết tổ chức có hệ số Cronbach’s alpha tương ứng là 0.883. Trong đó, nếu loại biến OC1 “Nơi này có rất nhiều ý nghĩa đối với tôi” sẽ làm cho hệ số Cronbach’s alpha tăng lên thành 0.887, việc loại biến này không làm ảnh hưởng đến chất lượng tin cậy của thang đo nên biến OC1 được loại khỏi khái niệm đo lường. Vậy, thang đo cam kết tổ chức còn lại 04 biến quan sát đạt độ tin cậy cho nghiên cứu.

Về thang đo kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả từ bảng 3.17 cho thấy, thang đo hiệu suất hoạt động tương ứng với 6 biến quan sát, kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy của thang đo đạt 0.826. Tuy nhiên, thang đo có biến quan sát PEP4

“Nhận thấy có tỷ lệ nghỉ việc thấp” nếu loại biến này sẽ làm cho độ tin cậy tăng lên 0.856. Nên biến PEP4 được loại khỏi thang đo kết quả hoạt động kinh doanh.

Sau khi loại biến PEP4, xuất hiện biến PEP6 “Tôi nhận thấy có mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và nhân viên”, PEP5 “Tôi nhận thấy có mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và quản lý” lần lượt nếu loại biến PEP6 này sẽ làm cho độ tin cậy tăng 0.871 và loại biến PEP5 làm độ tin cậy tăng lên thành 0.879. Do loại biến PEP6, PEP5 nói lên kết quả về chất lượng mối quan hệ trong tổ chức, nên sau khi loại biến PEP6, tác giả giữ lại biến PEP5 (vì nếu loại biến này thì độ tin cậy không

được cải thiện nhiều). Các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng từ 0.604 đến 0.8 > 0.3. Thang đo hiệu suất hoạt động đạt độ tin cậy cho phân tích.

Bảng 3.17. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo kết quả hoạt động kinh doanh

Biến quan sát

Trung bình bộ thang đo nếu

loại biến

Phương sai bộ thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến Thang đo hiệu suất hoạt động

Lần 1. Cronbach’s Alpha = .826; 6 biến đo lường

PEP1 26.22 24.558 .627 .791

PEP2 26.27 23.962 .715 .772

PEP3 26.24 23.826 .752 .765

PEP4 26.49 27.422 .340 .856

PEP5 26.28 24.766 .720 .774

PEP6 26.01 27.178 .479 .820

Lần 3. Cronbach’s Alpha = .871; 4 biến đo lường

PEP1 15.71 11.406 .728 .834

PEP2 15.76 11.411 .772 .815

PEP3 15.73 11.414 .800 .804

PEP5 15.77 13.244 .604 .879

Thang đo kết quả thị trường

Cronbach’s Alpha = .904; 5 biến đo lường

PEM1 21.83 23.001 .676 .900

PEM2 21.77 21.718 .719 .892

PEM3 21.60 21.989 .810 .873

PEM4 21.67 21.142 .835 .866

PEM5 21.57 21.122 .768 .881

Nguồn: Kết quả phân tích từ tác giả Đối với thang đo kết quả thị trường có 5 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.904, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, thang đo đạt độ tin cậy cao cho phân tích.

Vậy khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai nhân tố là hiệu suất hoạt động (4 biến quan sát) và kết quả thị trường (5 biến quan sát), các biến đều đạt giá trị tin cậy cao cho phân tích.

3.3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA). Tác giả sử dụng phương pháp Principal axis factoring với phép quay không vuông góc (Promax) điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 và phương sai tổng hợp từng nhân tố ≥ 50%, hệ số tải nhân tố ≥ 0.5. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiên cứu sơ bộ, cỡ mẫu điều tra sau khi thu về và sàng lọc chỉ có 136 phiếu, thực sự được xem là nhỏ trong nghiên cứu. Do đó nếu xem xét tất cả các thang đo cùng một lúc sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, trọng số nhân tố của một biến nếu nhỏ hơn 0.5 có thể loại bỏ, nhưng nếu trọng số này không quá nhỏ, ví dụ = 0.4, chúng ta không nên bỏ nếu thấy có ý nghĩa trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả phân tích EFA, như sau:

Đối với thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực

Phân tích EFA lần 1 đối với thang đo thực tiễn QTNNL, gồm 7 nhân tố được rút trích, tương ứng với tổng phương sai trích đạt 63.122%. Trong đó, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 gồm INN4, INN5, APP4, APP5, SEL2, và biến TRA5, TR4, STA1 do có mức chênh lệch về hệ số tải mà nhân tố đó nhóm vào so với mức tải của nhân tố khác nhỏ hơn 0.3 nên các biến này được loại khỏi khái niệm đo lường (Phụ lục 3).

Kết quả phân tích EFA lần cuối (Bảng 3.18) cho thấy có 06 nhân tố được trích ra, ứng với phương sai trích đạt 64.876% (cao hơn so với ban đầu) và lớn hơn 60%, điều này chứng tỏ các biến trong nhân tố đóng góp vào giải thích khái niệm thực tiễn QTNNL cao hơn phần riêng và sai số. Tuy nhiên, trong quá trình EFA có thang đo tuyển dụng và đào tạo được gom thành một nhóm, thang đo lương và chế độ đãi ngộ được tách làm hai nhân tố. So với lý thuyết nghiên cứu được thể hiện ở chương 3 thì nhân tố tuyển dụng và đào tạo mang tính phân biệt. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm tình hình các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thì việc tuyển dụng thường đi kèm với việc đào tạo, tập huấn trong giai đoạn ban đầu, nên nhân tố tuyển dụng và đào tạo được gom thành một nhóm nhân tố; lương và đãi ngộ có thể phân biệt làm hai nhóm do bản chất của việc trả lương và chế độ lương thương trong doanh nghiệp

là khác nhau nên khái niệm lương và đãi ngộ sẽ được tách biệt trong nghiên cứu chính thức thông qua kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

Bảng 3.18. Hệ số tải các nhân tố thuộc thang đo thực tiễn QTNNL Biến quan

sát

Tuyển dụng và

đào tạo

Thưởng

Tính ổn định công

việc

Đánh giá công việc

Khuyến khích tham gia,

đổi mới

Lương

TRA1 .963 -.201 -.029 -.032 .041 .084

TRA2 .828 -.160 .059 -.046 .156 -.140

SEL4 .648 .318 -.018 -.098 -.183 .018

TRA3 .644 -.088 -.002 .063 .189 -.031

SEL3 .579 .204 -.011 -.033 -.053 .171

SEL1 .568 .316 -.014 .158 -.149 -.061

COM4 -.080 .815 -.087 .037 .179 -.009

COM5 -.077 .671 .202 -.017 .013 .099

COM3 -.016 .671 -.033 .005 .232 .024

COM6 .050 .627 .110 -.046 .043 .113

STA3 .036 .115 .888 -.116 -.043 -.192

STA4 -.065 -.122 .784 -.080 .147 .051

STA2 .066 .125 .661 .158 -.147 -.008

STA5 -.018 .077 .495 .138 .109 .005

APP2 .025 .141 -.145 .888 .137 -.240

APP1 -.012 -.180 -.013 .795 .015 .164

APP3 -.071 .068 .139 .733 -.170 .106

INN4 .004 .250 -.017 -.029 .772 -.046

INN3 .067 .228 -.049 -.010 .733 -.010

INN2 .062 -.134 .266 .088 .566 .193

COM2 -.039 .201 -.100 -.111 .015 .935

COM1 .060 -.049 -.029 .243 .017 .665

Phương sai

trích (%) 36.226 45.146 51.401 56.774 61.350 64.876 Eigenvalue 8.320 2.308 1.708 1.526 1.331 1.027 Nguồn: Kết quả phân tích từ tác giả

Bảng 3.19. Hệ số tải nhân tố thang đo TNXH Biến quan

sát

Nhân tố TNXH đối với

môi trường

TNXH đối với khách hàng

TNXH đối với pháp lý

TNXH đối với nhân viên

CSRC3 .956 -.004 -.064 -.051

CSRC4 .890 .006 .008 -.015

CSRC1 .611 -.059 .105 .129

CSRC5 .521 .040 .284 .080

CSRE1 .497 .128 .268 .022

CSRG2 -.066 .991 -.041 .010

CSRG1 .051 .879 -.053 .006

CSRG3 .045 .805 .026 -.055

CSRE4 .011 -.090 .965 -.108

CSRE5 .095 .045 .658 .042

CSRE3 .211 -.024 .652 -.022

CSRS3 .150 .024 -.248 .892

CSRS4 .151 -.122 -.108 .749

CSRS2 -.226 .032 .294 .707

CSRS1 -.136 .066 .372 .509

Phương sai

trích (%) 40.770 54.909 62.214 67.729

Eigenvalue 6.445 2.370 1.402 1.126

Hệ số KMO = 0.843

Nguồn: Kết quả phân tích từ tác giả Kết quả phân tích EFA thang đo TNXH lần 1 cho thấy phương sai trích của thang đo đạt 67.047%, hệ số KMO = 0.873 > 0.5. Tuy nhiên, thang đo có hai biến quan sát CSRE2 có hệ số tải mà mỗi nhân tố nhóm vào, cùng hội tụ trên hai nhân tố và có chênh lệch mức tải với nhân tố khác nhỏ hơn 0.3 nên biến này được loại khỏi khái niệm đo lường (phụ lục 2). Tiếp tục xuất hiện các biến CSRG5, CSRG4 có hệ số tải nhân tố < 0.4 nên lần lượt loại các biến này để đảm bảo sự hội tụ của thang đo. Kết quả EFA lần cuối (Bảng 3.19) cho thấy phương sai tích lũy đạt 67.729% (cao hơn so với ban đầu), Eigenvalue =1.126 dừng lại ở mức trích 4 nhân tố, các nhân tố đều đạt được tính hội tụ và phù hợp với mô hình lý thuyết ban đầu.

Tuy nhiên, biến CSRE1 được nhóm về nhân tố thuộc nhân tố TNXH về khía cạnh

khách hàng. Xét về mặt lý thuyết (chương 3) thì CSRE1 thuộc TNXH đối với môi trường mang tính phân biệt với nhân tố TNXH khía cạnh khách hàng. Vì thế, các biến này sẽ được nhóm vào thang đo TNXH đối với môi trường để tiếp tục kiểm định với mẫu lớn hơn trong nghiên cứu chính thức thông qua phân tích CFA.

Bảng 3.20. Hệ số tải nhân tố thang đo cam kết tổ chức

Biến quan sát Nhân tố

OC2 .711

OC3 .789

OC4 .883

OC5 .871

Phương sai trích (%) 66.692

Hệ số KMO 0.803

Nguồn: Kết quả phân tích từ tác giả Bảng 3.20 cho thấy thang đo cam kết tổ chức có tổng phương sai trích là 66.692% > 60%, điều này cho thấy thang đo giải thích tốt tính biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của các biến đạt từ 0.6 trở lên. Mức chênh lệch hệ số tải của một nhân tố với nhân tố khác > 0.3. Thang đo đạt tính hội tụ và đáp ứng điều kiện cho việc đưa vào nghiên cứu chính thức.

Đối với thang đo kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả phân tích EFA (Bảng 3.21) thể hiện thang đo có phương sai trích đạt 66.280% > 60%. Kết quả này cho thấy các biến quan sát giải thích khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn phần riêng và sai số. Thang đo được trích thành 2 nhân tố mang tính phân biệt đặc trưng cho hai khái niệm là hiệu suất hoạt động và kết quả thị trường, điều này phù hợp với nghiên cứu của Delaney và cộng sự (1996), Huselid (1995). Trong đó, hiệu suất hoạt động thể hiện thông qua các thông tin về: Kết quả sản xuất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng suất nhân viên và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong doanh nghiệp; kết quả thị trường thể hiện về doanh số, thị phần, lợi nhuận, khách hàng. Do đó, trong nghiên cứu chính thức thang đo đa hướng kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 khái niệm thành phần là hiệu suất hoạt động và kết quả thị trường sẽ được tiếp tục kiểm định trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) với số mẫu lớn hơn.

Bảng 3.21. Bảng hệ số tải nhân tố thang đo kết quả hoạt động kinh doanh

Biến quan sát Nhân tố

Kết quả thị trường Hiệu suất hoạt động

PEM3 .921 -.078

PEM4 .910 -.021

PEM5 .840 -.037

PEM2 .669 .139

PEM1 .576 .219

PEP2 -.071 .874

PEP3 .034 .859

PEP1 -.006 .800

PEP5 .285 .492

Phương sai trích (%) 56.056 66.280

Eigenvalue 5.375 1.218

KMO = 0.862

Nguồn: Kết quả phân tích từ tác giả Thông qua nghiên cứu định tính xây dựng thang đo nháp và nghiên cứu định lượng sơ bộ trên số mẫu n = 136 quan sát, bằng phương pháp phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả đánh giá sơ bộ đã sàng lọc các biến không phù hợp (bảng tổng hợp các biến bị loại – Phụ lục 1C), các biến quan sát được được định nghĩa và mã hóa lại đưa vào nghiên cứu chính thức. Theo đó,

Thang đo đa hướng thực tiễn QTNNL gồm 06 thành phần, tương ứng 22 biến quan sát. Trong đó, có 12 biến quan sát được giữ lại tên gọi dựa trên các nghiên cứu trước, 10 biến quan sát sau khi nghiên cứu định tính, các biến được cập nhật và điều chỉnh phù hợp với đặc điểm ngành nghề và đối tượng khảo sát.

Thang đo TNXH gồm 15 biến quan sát. Trong đó, có 01 biến được điều chỉnh dựa trên nghiên cứu định tính, các biến còn lại được dựa vào nghiên cứu trước.

Thang đo cam kết tổ chức gồm 04 biến quan sát, dựa trên thang đo gốc về cam kết tình cảm của Meyer và cộng sự (1993), Meyer và cộng sự (1997). Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 09 biến quan sát, dựa vào thang đo của Delaney và cộng sự (1996), Huselid (1995). Nội dung của các thang đo rõ ràng nên không có thay đổi hoặc điều chỉnh trong quá trình nghiên cứu định tính.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại đồng (Trang 104 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(296 trang)