1.2. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
1.2.3. Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
1.2.3.1. Những cơ hội và thách thức đối với giáo viên, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông.
a) Bối cảnh quốc tế
Ngày nay, thế giới đang có sự thay đổi lớn, đặc biệt sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nền giáo dục. Điều đó đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng cơ bản là “xã hội thông tin” và
“kinh tế tri thức”. Với xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thế mạnh tương đối về nguồn lao động giản đơn hoặc tay nghề thấp đã mất ý nghĩa, lợi thế thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo đáp ứng được sự đòi hỏi của khoa học và công nghệ; sản phẩm
được tạo ra ngày càng phản ánh sự kết tinh từ “chất xám”, từ trí tuệ chứ không phải chủ yếu từ cơ bắp. Chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra cơ sở cũng như thúc đẩy nhanh hơn, tạo lực mạnh hơn cho quá trình toàn cầu hóa - vốn là một xu thế khách quan. Toàn cầu hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức, khó khăn đối và sự phát triển giáo dục của mỗi nước.
Sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đã dẫn đến khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, GD và ĐT giữa các nước và nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng. Bên cạnh sự phát triển tiên tiến, sự tiềm ẩn những mặt trái tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đến lối sống, đạo đức con người,
… Nó sẽ tác động đến quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó hội nhập quốc tế về giáo dục, nẩy sinh những nguy cơ tiềm ẩn tác động tiêu cực, thách thức đến sự phát triển của GD và ĐT như sự thâm nhập các loại hình dịch vụ giáo dục kém chất lượng, chạy theo lợi ích về kinh tế, nặng về bằng cấp,...
b) Bối cảnh trong nước
Nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, tiến hành quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Đảng, Nhà nước đã đề ra những chiến lược phát triển đất nước. Trong các năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 là những tiền đề cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới, phát triển sự nghiệp GD và ĐT. Sự phát triển của khoa học và công nghệ, tạo điều kiện cho kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ,
biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT.
Quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục là cơ hội thuận lợi để giáo dục nước ta tiếp cận được xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại, tranh thủ được các nguồn lực từ các nước để phát triển giáo dục. Sự phát triển của đất nước đã làm cho đời sống nhân dân ngày được nâng cao, cùng với truyền thống hiếu học và chăm lo giáo dục, sẽ có sự đầu tư và dành nhiều sự quan tâm cho GD và ĐT, đặc biệt sự quan tâm, đầu tư cho việc học tập của học sinh ở các trường phổ thông, chăm lo quan tâm đến các nhà trường và đội ngũ nhà giáo.
Để đáp ứng yêu cầu trên, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến, phương tiện hiện đại vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và chuyển đổi cơ cấu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ nặng nề, thách thức cho ngành GD và ĐT, phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ để làm chủ công nghệ tiên tiến, có khả năng áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Thực hiện cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục phải năng động, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng. Cơ chế thị trường cũng sẽ gây ra những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội cũng như giáo dục. Do vậy, chúng ta phải nhanh chóng hiện đại hóa, nâng
cao chất lượng giáo dục để đủ sức tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh.
1.2.3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên và đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
ĐNGV THPT phải được xây dựng theo chuẩn quy định. Vì thế cũng cần phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và sự đồng bộ về cơ cấu. Theo các quy định hiện hành, cần đảm bảo những tiêu chí sau:
- Đủ về số lượng: Số lượng giáo viên ở trường THPT phải đảm bảo theo quy định về vị trí việc làm để giảng dạy các môn học theo quy định và thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục. Quy định về tỷ lệ GV/lớp: trước đây là 2,21 GV/lớp, hiện nay là không quá 2,25 GV/lớp, theo quy định không quá 45 HS/lớp (các trường chuyên biệt như trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú không quá 35 HS/lớp); trường học không quá 45 lớp. Các định mức này có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội, của điều kiện phát triển giáo dục.
Trong xu thế chung, quy mô HS/lớp sẽ giảm đi, số tiết quy định GV/lớp cũng sẽ tăng lên.
- Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, chuẩn nghề nghiệp GV theo quy định. Trình độ đào tạo phải đảm bảo chuẩn ĐH sư phạm hoặc tốt nghiệp ĐH và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi chuẩn về năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và là sự phấn đấu liên tục;
được đánh giá hằng năm. Quản lý phát triển đội ngũ để mạnh về chất lượng cần phải đào tạo trình độ trên chuẩn.
- Đồng bộ về cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Đó là yêu cầu đồng bộ hóa, cái góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực. Một
cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra hoạt động nhịp nhàng của tổ chức, hạn chế tối đa sự triệt tiêu, tăng sự cộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong tổ chức.
Cần đảm bảo sự đồng bộ các loại hình bộ môn, giới tính, độ tuổi, vùng miền. Cơ cấu môn học là xác định tỷ lệ GV hợp lý giữa các bộ môn với chương trình học. Cơ cấu theo độ tuổi là cơ cấu lao động phục vụ sự thay thế (trẻ, già), đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ, để vừa có thể phát huy được kinh nghiệm của GV cao tuổi, đồng thời phát huy được sự nhiệt tình, hăng hái, năng động, sáng tạo của đội ngũ trẻ. Cơ cấu xã hội gồm cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc, thành phần chính trị.