Thực trạng và kết quả thực hiện các nội dung quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 80 - 96)

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ

2.4.2. Thực trạng và kết quả thực hiện các nội dung quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

2.4.2.1.Thực trạng quản lý việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Bảng 2.14: Đánh giá về kết quả nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về công tác quản lý đội ngũ GV THPT

Đối tượng Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

Cán bộ quản lý 0 20 (76,9%) 6(23%) 0

Giáo viên 2 (2,67%) 54 (72%) 18 (24%) 1 (1,33%) Như vậy, hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV đạt kết quả tốt 2,67%, khá 54% và yếu chỉ có 1,33% cho thấy chấp nhận được.

Tuy nhiên theo Bảng 2.15, khảo sát ý kiến của CBQL và GV về thực hiện các chức năng quản lý trong nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV chỉ được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,76).

Vì vậy, trong thời gian sắp tới cần có giải pháp tăng cường thêm công tác này để góp phần nâng cao chất lượng quản lý ĐNGV trường THPT trên địa bàn thành phố. Điểm đáng lưu ý là việc thực hiện các

chức năng quản lý của hiệu trưởng và các CBQL các trường được đánh giá thấp, phải được cải thiện.

Bảng 2.15: Mức độ thực hiện các chức năng quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về công tác quản lý ĐNGV THPT

(Với là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1 ≤ X ≤ 4)

Nội dung khảo sát

Cán bộ Giáo viên Chung Tổng

số

ĐTB Tổng

số

ĐTB ĐTB

chung Nâng cao nhận thức cho đội ngũ

cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông. Với các hoạt động:

- Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.

- Phân công, phân cấp trách nhiệm thực hiện hoạt động tuyên truyền,, giáo dục

72 2.77 207 2,76 2,76

Với 6 nội dung để khảo sát thực trạng, chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát ở Bảng 2.16. như sau: Điểm trung bình chung của cả 6 nội dung nhận thức của CBQL và GV về nội dung quản lý đội ngũ GV trường THPT đang thực hiện là X = 3.56.

Nếu so sánh giữa 2 luồng ý kiến đánh giá của CB và GV cho thấy sự phù hợp và thống nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của CBQL và GV đều đạt ở mức độ khá, nhưng CB có xu hướng đánh giá cao hơn so với GV.

X XX

Bảng 2.16: Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng công tác phát triển đội ngũ GV THPT theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Với là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1 ≤ X ≤ 4)

Nội dung khảo sát

Cán bộ Giáo viên Chung

X Thứ

bậc X

Thứ

bậc X

Thứ bậc Nâng cao nhận thức cho đội

ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

97 3.73 3 292 3.89 1 3.81 2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực nghề nghiệp.

101 3.88 1 283 3.77 2 3.83 1

Phối hợp trong tuyển dụng;

tăng cường chỉ đạo việc bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý.

92 3.54 4 232 3.09 6 3.32 5

Quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn năng lực nghề nghiệp.

81 3.12 6 240 3.2 5 3.16 6

Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực.

99 3.81 2 276 3.68 3 3.74 3

Kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực.

90 3.46 5 267 3.56 4 3.51 4

Trung bình 3.59 3.53 3.56

XX X X X X X X X

∑ ∑

Để khẳng định sự phù hợp và thống nhất giữa hai luồng ý kiến đánh giá, đề tài sử dụng tương quan thứ bậc Spearman, kết quả tính được S = 0,66, cho thấy có mối tương quan thuận.

2.4.2.2. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Bảng 2.17: Đánh giá về tầm quan trọng về việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV THPT

Đối tượng

Tầm quan trọng Rất quan

trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

Cán bộ quản lý 22 (84,6%) 4 (15,4%) 0 0

Giáo viên 60(80%) 13 (17,3%) 2 (2,67%) 0

Dựa vào số liệu của bảng 2.17, có thể thấy số CBQL được xin ý kiến đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cao hơn số GV được lấy ý kiến. Điều này có thể thấy, vẫn còn một bộ phận GV cho rằng công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV là chuyện của CBQL, không phải là việc của GV và việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV cũng ít ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Bảng 2.18: Đánh giá về kết quả xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ

Đối tượng Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

Cán bộ quản lý 0 19 (73,1%) 7 (26,9%) 1 (3,85%)

Giáo viên 7 (9,33%) 35 (46,7%) 33 (44%) 0

Bảng 2.19: Đánh giá về kết quả xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thành phố Cần Thơ

(Với là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1 ≤ X ≤ 4)

Nội dung khảo sát

Cán bộ Giáo viên Chung

Tổng số

ĐTB Tổng số ĐTB ĐTB chung Xây dựng quy hoạch phát triển đội

ngũ giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực nghề nghiệp, với các tiêu chí về ĐNGV:

- Đủ về số lượng

- Chuẩn hoá và nâng chuẩn về chất lượng

- Hợp lý về cơ cấu

72 2,67 199 2,65 2,66

Theo các bảng 2.18, 2.19, khảo sát ý kiến của CBQL và GV về công tác Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực nghề nghiệp được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,66). Đồng thời, mức độ đánh giá của CBQL có điểm trung bình cao hơn GV. Do đó, trong thời gian sắp tới cũng cần phải tăng cường thêm công tác này để góp phần nâng cao chất lượng quản lý ĐNGV trường THPT trên địa bàn thành phố.

2.4.2.3.Thực trạng công tác phối hợp trong tuyển dụng; bố trí, sử dụng giáo viên

Đối với các đơn vị trực thuộc Sở do Sở GD và ĐT tổ chức tuyển dụng, GV được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển. Việc tuyển viên chức được thanh tra Sở nội vụ giám sát chặt chẽ. Vì vậy công tác tuyển chọn GV đã có nhiều đổi mới phần nào khắc phục được những nhược điểm của việc tuyển dụng GV. Sở GD và ĐT và Sở Nội vụ phối hợp cải tiến nội dung hình thức xét tuyển công chức, tuyển chọn bổ sung ĐNGV có phẩm chất, kiến thức năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu định mức lao động, giảng dạy, dạy đủ các bộ môn ở các cấp học, bậc học. Hàng năm trên cơ sở biên chế và kế hoạch phát triển quy mô trường, lớp, HS, Sở GD và ĐT đã có kế hoạch thực hiện công tác bố trí điều động thuyên

XX X

chuyển GV nhằm điều hòa chất lượng giáo dục cũng như hợp lý hóa địa bàn sinh sống. Đồng thời tuyển dụng bổ sung GV cho các trường THPT theo biên chế và nhu cầu. Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như tâm lý, hoàn cảnh GV muốn về các trường thuộc địa bàn trung tâm thành phố, nên xảy ra tình trạng thừa GV một số bộ môn của các trường thuộc các quận trung tâm thành phố Cần Thơ.

Tuy nhiên trong công tác tuyển dụng GV còn bộc lộ nhiều bất cập chẳng hạn:

+ Công tác xét tuyển GV phải làm kết hợp với Sở Nội vụ tỉnh nên đôi khi còn bất cập là phân bố không theo quy hoạch của Sở, hoặc bị chậm trễ do phải đợi quyết định của Sở Nội vụ tỉnh.

+ Việc tuyển dụng GV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số GV cần tuyển vào biên chế Nhà nước so với tổng số cán bộ công chức của toàn thành phố do Sở Nội vụ thành phố quy định và số lượng công chức được tuyển vào biên chế Nhà nước do Sở Nội vụ tỉnh cho phép thực hiện hàng năm ở mỗi địa phương.

+ Tình trạng một số trường THPT ở địa bàn xa trung tâm thành phố xảy ra tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm liền, hoặc GV sau khi được tuyển dụng bỏ việc. Trong khi một số trường ở trung tâm thành phố thừa giáo viên, có những trường GV phải kiêm nhiệm thêm các công tác khác ngoài giảng dạy thì mới đủ ngày, giờ công.

Hầu hết các GV được bố trí, sử dụng đúng với năng lực chuyên môn của mình. Chỉ có môn giáo dục quốc phòng phải sử dụng GV thể dục đi tập huấn về môn giáo dục quốc phòng để giảng dạy. Từ năm 2015-2018 GV môn Anh văn thường đi tập huấn để đạt chuẩn ngay trong năm học với thời gian mỗi đợt là 1 tháng nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc bố trí tiết dạy, mặt khác các trường trong thành phố tỷ lệ GV nữ rất lớn (chiếm 62,6%) nên việc nghỉ chế độ thai sản, con ốm cũng thường

xuyên xảy ra nhất là một số bộ môn có đội ngũ GV gồm 100% nữ và trong độ tuổi từ 30-40. Vì vậy đa số, họ sẽ không còn nhiều thời gian cập nhật thông tin mới, nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo, không có thời gian để bồi dưỡng cho các HS yếu kém. Cho nên, thực trạng trên đã đặt ra cho các cấp quản lý nhà trường cần phải xúc tiến hơn nữa đến vấn đề xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời, thực hiện tốt việc phân công GV có trình độ chuyên môn, thâm niên giảng dạy và tay nghề cao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

Căn cứ kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình GD và ĐT tiến hành phân công và bố trí GV thực hiện giảng dạy các môn học thuộc bộ môn quản lý. Việc bố trí môn giảng dạy đúng với chuyên môn của GV.

GV phát huy được năng lực, sở trường của mình. Bên cạnh đó có một số môn thiếu GV chuyên trách như Giáo dục quốc phòng, Công nghệ, Ngoại khóa và ngoài giờ lên lớp. Đây là một vấn đề khá khó trong quá trình bố trí GV đảm nhiệm các môn này.

Bảng 2.20: Đánh giá về tầm quan trọng công tác phối hợp trong tuyển dụng; bố trí, sử dụng giáo viên

Đối tượng

Tầm quan trọng Rất quan

trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

Cán bộ quản lý 14 (53,8%) 12 (46,2%) 0 0

Giáo viên 7 (9,3%) 68 (90,7%) 0 0

Theo số liệu ở bảng 2.20, công tác phối hợp trong tuyển dụng; bố trí, sử dụng giáo viên được đánh giá cao về tầm quan trọng. Điều này cho thấy, đa số CBQL và GV đều cho rằng việc làm tốt công tác phối hợp tuyển dụng, bố trí và sử dụng giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý ĐNGV.

Bảng 2.21: Đánh giá về kết quả công tác phối hợp trong tuyển dụng;

bố trí, sử dụng giáo viên

Đối tượng Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

Cán bộ quản lý 0 19 (73,1%) 7 (26,9%) 0

Giáo viên 0 70 (93,3%) 5 (6,7%) 0

Bảng 2.22: Mức độ thực hiện các chức năng quản lý trong phối hợp tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên

(Với là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1 ≤ X ≤ 4)

Nội dung khảo sát

Cán bộ Giáo viên Chung

Tổng

số ĐTB Tổng số ĐTB ĐTB

chung Phối hợp trong tuyển dụng;

tăng cường chỉ đạo việc bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý

71 2.73 220 2,93 2,83

Tuy nhiên, dựa vào bảng 2.21, 2.22, khảo sát ý kiến của CBQL và GV về công tác Phối hợp trong tuyển dụng; tăng cường chỉ đạo việc bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,83). Đồng thời, mức độ đánh giá của GV có điểm trung bình cao hơn CBQL. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng quản lý ĐNGV trường THPT trên địa bàn thành phố thì cần có những các giải pháp tăng cường hiệu quả hơn cho công tác này.

2.4.2.4.Thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

Công tác đào tạo giúp GV đủ chuẩn hoặc trên chuẩn. Đối với GV học trên chuẩn phải đăng kí với Sở GD và ĐT để có kế hoạch trước khi đi học. Đối với GV đào tạo để đủ chuẩn thì GV đó xin phép Hiệu trưởng

XX X

trường, sau đó đăng kí tại một cơ sở đào tạo nào đó để được học trong thời gian thích hợp, thường là học trong các kỳ nghỉ hè.

Công tác bồi dưỡng GV do Sở GD và ĐT tổ chức, hàng năm vào những dịp hè Sở GD và ĐT phối hợp với các trường ĐH tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT. Ngoài nội dung bồi dưỡng các chuyên đề thiết thực qua các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD và ĐT hướng dẫn thì đội ngũ GV THPT còn được bổ sung kiến thức phổ thông về tình hình chính trị, thời sự trong nước và quốc tế. Cung cấp cho GV lý luận về phương pháp dạy học mới. Qua các đợt bồi dưỡng GV có kiến thức bộ môn sâu hơn, hình dung và làm quen với phương pháp dạy học mới theo yêu cầu đổi mới của giáo dục. Qua đợt kiểm tra đánh giá của các đợt bồi dưỡng cho thấy khoảng 95% số GV được tham gia bồi dưỡng và đạt yêu cầu.

Mặc dù công tác bồi dưỡng GV đã được các cấp quản ý giáo dục chỉ đạo và quan tâm nhưng thực tế hiệu quả bồi dưỡng vẫn còn chưa cao và có lúc còn nặng tính hình thức.

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do

Về mặt nhận thức: Vẫn còn nhiều cán bộ quản lý, GV chưa nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng. Do đó không quan tâm, chú trọng đến công tác này, nhiều GV chỉ tham gia bồi dưỡng để có được chứng chỉ công nhận là đã qua lớp bồi dưỡng, ý thức học tập và tự trau dồi chuyên môn của một số việc còn quá yếu, hầu như không giành thời gian cho nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, bài soạn chỉ dựa vào sách giáo khoa và sách GV một bộ phận khác thì chủ quan, thiếu khiêm tốn trong chuyên môn.

Về nội dung bồi dưỡng

+ Chương trình bồi dưỡng có những chuyên đề, hoặc các phần của chuyên đề chưa hợp lý, chưa gắn với giáo dục phổ thông, chưa phù hợp với đối tượng bồi dưỡng, chưa gắn với thực tế địa phương.

+ Nội dung bồi dưỡng chưa đi sâu vào phương pháp dạy học cụ thể của từng môn học, chỉ nặng về lý thuyết.

Hình thức bồi dưỡng

+ Công tác vào các ngày trong hè, phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình chưa gắn nội dung bồi dưỡng với thực hành soạn giáo án, lên lớp khiến cho người học thấy nặng nề, ức chế nên hiệu quả thấp.

+ Bồi dưỡng ở các trường, các tổ chuyên môn thông qua các báo cáo chuyên đề, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm chỉ nhằm mục đích phong trào nội dung rất đơn giản…

Những hình thức bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường hoặc GV tự bồi dưỡng bằng việc báo cáo các chuyên đề, qua thao giảng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học… công tác này được tổ chức hàng năm nhưng không triệt để chỉ mang tính chất phong trào nên hiệu quả thấp.

Về lực lượng thực hiện bồi dưỡng

Lực lượng thực hiện công tác bồi dưỡng của Sở GD và ĐT cũng như ở các đơn vị rất mỏng mỗi môn chỉ 2 - 3 người thậm chí chỉ có 1 người. Do đó thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng rất khó khăn.

Công tác lập kế hoạch thực hiện chỉ đạo chương trình bồi dưỡng + Kế hoạch bồi dưỡng đôi khi mang tính chất tùy hứng gây bị động cho GV giảng dạy.

+ Sở GD và ĐT chưa làm tốt công tác khảo sát nắm thực trạng ĐNGV để bồi dưỡng những gì GV cần.

+ Lực lượng bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, đội nghiệp vụ còn có nhiều bất cập về trình độ, về năng lực sư phạm…

Công tác kiểm tra đánh giá: Sau các đợt bồi dưỡng việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chỉ thực hiện theo kiểu truyền thống viết bài luận, hoặc viết lại bài học khiến cho việc kiểm tra vừa nặng nề vừa không đánh giá đúng thực chất người học.

+ Việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở nhiều nơi, nhiều trường chỉ thực hiện các thao tác như kiểm tra vở soạn bài, sổ dự giờ,… mà không chú trọng đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

+ Công tác quản lý về bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng còn khoán trắng cho Phó hiệu trưởng phụ trách việc giảng dạy và học tập, đôi khi có kiểm tra đôn đốc nhưng cũng qua loa.

Bảng 2.23: Đánh giá về kết quả công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

Đối tượng Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

Cán bộ quản lý 0 25 (96,2%) 1 (3,8%) 0

Giáo viên 0 64 (85,3%) 11 (14,7%) 0

Theo kết quả khảo sát tại các bảng 2.23 và 2.24 , khảo sát ý kiến của CBQL và GV về công tác Quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn năng lực nghề nghiệp được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,91). Tuy nhiên, có thể thấy mức độ đánh giá của CBQL có điểm trung bình cao hơn GV. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng quản lý ĐNGV trường THPT trên địa bàn thành phố thì cần tăng cường các giải pháp tăng cường hiệu quả hơn cho công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV theo Chuẩn năng lực nghề nghiệp..

Bảng 2.24: Mức độ thực hiện các chức năng quản lý trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo năng lực nghề nghiệp

(Với là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1 ≤ X ≤ 4)

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w