Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông của thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 67 - 72)

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ

2.3.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông của thành phố Cần Thơ

2.3.2.1.Về trình độ chuyên môn

Tính đến năm học 2018-2019, thành phố Cần Thơ có 76,9% giáo viên THPT các trường đạt trình độ đại học sư phạm; trình độ sau đại học:

thạc sĩ có 393 giáo viên và tiến sĩ 01 giáo viên (tỉ lệ đạt 20,5%); còn 2,6%

giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, chủ yếu tập trung ở các trường THPT có nhiều cấp học . Trong những năm gần đây, bản thân nhiều giáo

viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ, bên cạnh đó thành phố Cần Thơ có môi trường đào tạo hết sức thuận lợi đó là có trường Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ Thuật-Công Nghệ và các trường ĐH khác trong khu vực như ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp…, cùng với chính sách tạo điều kiện của Lãnh đạo Sở GD và ĐT, CBQL các trường THPT, từ đó tạo cơ hội cho nhiều giáo viên được học tập nâng cao trình độ.

Bảng số 2.6: Thống kê trình độ chuyên môn của GV trường THPT thành phố

Cần Thơ Tổng

số

Trình độ chuyên môn

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

1.919 01 0,1 393 20,4 1.47

5 76,9 50 2,6

2.3.2.2.Về lý luận chính trị

Bảng số 2.7: Thống kê trình độ lý luận chính trị của GV trường THPT thành phố Cần Thơ (tính đến 15/12/2018)

Tổng số GV

Trình độ lý luận chính trị

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

SL % SL % SL %

1.919 917 47,8 134 7,0 02 0,1

(Nguồn: Sở GD và ĐT thành phố Cần Thơ)

Phẩm chất chính trị là thành tố quan trọng hàng đầu thể hiện bản lĩnh của nhà giáo trước những giai đoạn đổi mới của lịch sử; trước những thời cơ và thách thức của đất nước, khu vực, thế giới và thời đại để có thể thực hiện giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho HS có hiệu quả. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ GV phải có trình độ chính trị vững vàng thể hiện trước hết ở trình độ lý luận, thái độ và khả năng nhận thức, tiếp

thu chính trị và thực hiện đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Bảng số liệu 2.7 cho thấy tỉ lệ GV có trình độ lý luận trình chị mới chiếm có 54,9% trong tổng số đội ngũ GV THPT ở thành phố Cần Thơ.

Trong nhóm GV đã được đào tạo trình độ lý luận chính trị thì đa số là trình đội sơ cấp (47,8%), rất ít GV có trình độ trung cấp và trình độ cao cấp. Điều này cho thấy các nhà trường cần có biện pháp nâng cao trình độ chính trị cho GV trong thời gian tới.

2.3.2.3.Trình độ ngoại ngữ và tin học

Kết quả thống kê từ bảng 2.8 dưới đây cho thấy:

- Trình độ ngoại ngữ của GV đạt 77%; đa phần trình độ A, B chiếm 67%, trong đó 441 GV (chiếm 23%) chưa có chứng chỉ ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ của GV chủ yếu xuất phát từ việc chuẩn hóa trình độ theo quy định, chưa xuất phát từ nhu cầu cần có ngoại ngữ trong công tác giao tiếp hoặc nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 2.8: Thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học của GV trường THPT thành phố Cần Thơ

Tổng số Giáo viên: 1.919 SL %

Trình độ Ngoại ngữ

Chưa có chứng chỉ 441 23

Chứng chỉ 1.285 67

Đại học trở lên 191 9,9

Cao đẳng, Trung cấp 02 0,1 Trình độ

Tin học

Chưa có chứng chỉ 501 26,2

Chứng chỉ 1.315 68,5

Đại học trở lên 84 4,4

Cao đẳng, Trung cấp 19 0,9 (Nguồn: Sở GD và ĐT thành phố Cần Thơ)

- Trình độ tin học: Số GV có trình độ tin học đạt 73,8%, số GV chưa có chứng chỉ tin học là 26,2%, số GV có khả năng sử dụng máy vi tính đạt 100%. Như vậy, đa phần GV đáp ứng được yêu cầu cơ bản, nhưng chưa áp dụng kỹ năng đa dạng, tổng hợp của tin học trong các

hoạt động giáo dục của nhà trường và quản lý công việc của chính mình.

2.3.2.4.Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông

Bảng số 2.9: Tổng hợp khảo sát chất lượng đội ngũ GV THPT thành phố Cần Thơ theo chuẩn nghề nghiệp

Tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

TổngSL % Tổng

SL % TổngSL % Tổng

SL %

1 Phẩm chất nhà

giáo 70 93,3 5 6,7 - - - -

2 Phát triển chuyên

môn, nghiệp vụ 40 53,3 20 26,6 15 20 - -

3 Xây dựng môi

trường giáo dục 47 62,6 28 37,4 - - - -

4

Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

65 86,6 10 13,4 - - - -

5

Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

20 26,6 30 40 20 26,6 5 6,8

Trung bình 242 64,5 93 24,8 35 9,3 5 1,4 Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu, đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông là 5. Tổng số tiêu chí được đánh giá loại tốt chiếm 64,5%; tiêu chí đánh giá loại khá chiếm 24,8%; tiêu chí đánh giá trung bình chiếm 9,3%; tiêu chí đánh giá kém chiếm 1,4%.

Theo kết quả tổng hợp tại bảng 2.9, tiêu chí được đa số đánh giá mức tốt là Phẩm chất nhà giáo (93,3%); Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (86,6%); Xây dựng môi trường giáo dục (62,2%). Tuy nhiên, Tiêu chí phát triển chuyên môn nghiệp vụ có đánh giá mức độ trung bình tới 20%, đa số những trường hợp này rơi vào đội ngũ giáo viên lớn tuổi, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong công tác nhưng bị sức ỳ, ngại thay đổi phương pháp, ít đầu tư cập nhật, nghiên cứu sâu thêm về kiến thức. Bên cạnh đó, đội ngũ GV trường THPT thành phố Cần Thơ còn có một bộ phận hạn chế ở năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt là năng lực sử dụng được một ngoại ngữ chỉ có 26,6% ý kiến đánh giá là tốt; tỷ lệ GV không sử dụng được một ngoại ngữ và tin học vào công tác nghiên cứu, giảng dạy đánh giá mức trung bình, kém còn chiếm 33,4%. Trong số các nguyên nhân khi tìm hiểu được cho là do lớn tuổi nên ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt; về ngoại ngữ thì do yêu cầu chuẩn về bằng cấp nên đa số GV phải thi để đảm bảo chuẩn, nhưng đặc thù môn ngoại ngữ thì phải được vận dụng thường xuyên, thực tế lại sử dụng rất ít. Vì vậy cần ĐT, BD cho đội ngũ này những mặt còn hạn chế để họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong nhà trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển GD.

Căn cứ Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD và ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT; kết quả đánh giá, xếp loại GV THPT thành phố Cần Thơ năm học 2017-2018 được thể hiện trong bảng 2.9

Bảng 2.10: Bảng đánh giá xếp loại GV trường THPT thành phố Cần Thơ theo chuẩn nghề nghiệp, năm học 2017-2018

Tổng số GV được

Xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp

Xuất sắc Khá Trung bình Kém

SL TL SL TL SL TL SL TL

đánh giá

1.803 1.133 62,8 639 35,4 27 1,5 4 0,3

(Nguồn: Sở GD và ĐT thành phố Cần Thơ) 2.3.3. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w