Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 54 - 59)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực nghề nghiệp

1.4.2. Yếu tố khách quan

1.4.2.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng GD. Do đó, nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức cấp bách, đặc biệt quan trọng hiện nay.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực. Do vậy, muốn phát triển giáo dục đào tạo điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Trong nhà trường phổ thông, việc phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4.2.2. Sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan cấp trên

Bộ GD và ĐT: Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục THPT ở phạm vi cả nước; Ban hành các văn bản vi phạm pháp luật, quy định chương trình giáo dục THPT; ban hành quy chế, quy định về chương

trình, định mức, chế độ; định hướng phát triển xây dựng ĐNGV THPT;

các tiêu chuẩn/chuẩn mực về sách giáo khoa, về nhà giáo, về đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật; thanh tra, kiểm tra thực hiện chiến lược, chính sách quy định đã ban hành…

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trường lớp THPT, ĐNGV THPT; Xây dựng và triển khai các đề án phát triển ĐNGV; đảm bảo các điều kiện về ĐNGV, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường; Xây dựng các quy định, chính sách hỗ trợ cho phát triển ĐNGV THPT.

Sở GD và ĐT thực hiện chức năng chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý GD và ĐT trên địa bàn tỉnh: công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THPT, phân công, điều chuyển GV; đánh giá ĐNGV; phối hợp với các trường ĐH có kế hoạch ĐTBD GV…

Các trường ĐH sư phạm, các khoa sư phạm trong trường ĐH đào tạo GV: Có kế hoạch tuyển sinh theo nhu cầu và khả năng đào tạo; xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo; tổ chức đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học; biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; gắn nghiên cứu khoa học với giảng dạy; ứng dụng nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn đổi mới phương pháp; thực hiện bồi dưỡng GV.

Hiệu trưởng trường THPT: tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục thông qua thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm quy chế chuyên môn; quản lý ĐNGV, cơ sở vật chất - tài chính…;

thực hiện kiểm tra nội bộ; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong nhà trường;

điều hành các hoạt động của nhà trường theo điều lệ của nhà trường và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó; sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá ĐNGV THPT thực hiện các chức năng quản lý và phát triển ĐNGV.

1.4.2.3. Tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật hỗ trợ quản lý

Tiêu chuẩn về tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phải hướng tới các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT, theo đó cần đảm bảo:

- Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo quy định hiện hành.

- Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp, đủ diện tích đất và diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.

- Có đầy đủ CSVC theo quy định của Điều lệ trường trung học.

- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn này, những trường có điều kiện đáp ứng được các yêu cầu về tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thì sẽ hỗ trợ tốt cho công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và ngược lại.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, tác giả đã xác định nội dung quản lý ĐNGV trường THPT theo tiếp cận nguồn nhân lực là vấn đề cần thiết đối với ngành GD và ĐT, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số vấn đề sau đây:

Về nội dung quản lý ĐNGV trường THPT theo tiếp cận nguồn nhân lực bao gồm những vấn đề: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông; Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông; Phối hợp trong tuyển dụng; tăng cường chỉ đạo việc bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý; Quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo năng lực nghề nghiệp; Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên: Môi trường văn hoá đồng thuận, môi trường học hỏi, môi trường pháp lý, chính sách và điều kiện làm việc cho giáo viên;

Kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên..

Các yếu tố tác động tới công tác quản lý ĐNGV trường THPT theo tiếp cận nguồn nhân lực.

Nội dung lý luận trình bày ở Chương 1 là cơ sở để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ĐNGVcác trường THPT ở thành phố Cần Thơ theo tiếp cận nguồn nhân lực ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w