Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 136 - 142)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1.Tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến nhận xét về tính cần thiết của các biện pháp (Với ∑ là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1≤ X≤ 4)

TT Các biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết

X

Thứ bậc Rất cần

thiết

Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết SL % SL % SL % SL %

1 Tăng cường giáo dục, tuyên 65 64,3 36 35,7 - - - - 368 3.64 4

truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục

2

Nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông

85 84,1 16 15,8 - - - - 388 3,84 3

3

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí sử dụng giáo viên tại trường trung học phổ thông

33 32,7 68 67,3 - - - - 336 3,32 6

4

Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục

95 94,1 6 6,9 - - - - 398 3,94 2

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

42 41,9 59 59,1 - - - - 345 3,41 5

6 Tạo dựng và phát triển môi trường đồng thuận, học hỏi và đảm bảo các điều kiện

101 100 - - - -

-

- 404 4,0 1

làm việc cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông

Trung bình 42169,418530,6 - - - - 2239 3,69 Qua khảo nghiệm ý kiến của các CBQL, GV, kết quả cho thấy các CBQL và GV đánh giá cao về mức độ cần thiết của các “Biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT thành phố Cần Thơ theo tiếp cận nguồn nhân lực” đã được đề xuất trong luận văn. Điểm trung bình của 6 biện pháp là X = 3,69, điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn là rất cần thiết trong quá trình quản lý ĐNGV trường THPT TP.Cần Thơ.

Với đặc điểm chức năng nhiệm vụ của người làm công tác CBQL và GV tham gia ý kiến đều đánh giá tính cần thiết hơn cả là biện pháp 6 với điểm trung bình X =4,00 xếp thứ 1/6. Để phát triển được ĐNGV trường THPT đòi hỏi Sở GD và ĐT, lãnh đạo các trường cần quan tâm thực hiện tốt công tác tạo dựng và phát triển môi trường đồng thuận, học hỏi và đảm bảo các điều kiện làm việc cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông. Khi điều kiện làm việc thuận lợi, GV sẽ an tâm phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của nguồn nhân lực, mang lại sự phát triển bền vững cho nhà trường.

Biện pháp 3 được đánh giá ít cần thiết hơn cả, nhưng điểm trung bình vẫn đạt X= 3,32, xếp bậc 6/6, đạt mức độ cần thiết. Như vậy, công tác thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí sử dụng giáo viên tại trường THPT cần được thực hiện tốt hơn nữa, để đội ngũ CBQL có điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và nâng cao chất lượng ĐNGV phù hợp điều kiện của từng đơn vị.

3.4.2.2.Tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến nhận xét về tính khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGVtrường THPT thành phố Cần Thơ theo tiếp cận nguồn

nhân lực

(Với ∑ là tổng điểm của 4 mức đánh giá, X: Điểm trung bình, 1≤ X≤ 4)

TT Các biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết

X

Thứ Rất khả thi Khả thi Ít khả bậc

thi

Không khả

thi

SL % SL % SL %SL %

1

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục

49 49,5 52 51,5 - - - - 352 3,49 4

2

Nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông

69 68,3 32 31,7 - - - - 372 3,68 2

3 Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong

33 32,7 68 67,3 - - - - 336 3,33 5

việc phân công, bố trí sử dụng giáo viên tại trường trung học phổ thông

4

Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục

78 77,2 23 22,8 - - - - 381 3,77 1

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

31 30,7 70 69,3 - - - - 334 3,31 6

6 Tạo dựng và phát triển môi trường đồng thuận, học hỏi và đảm bảo các điều kiện làm việc cho giáo viên tại các trường

56 55,4 45 44,6 - - - - 359 3,55 3

trung học phổ thông

Điểm trung bình 316 52,1 290 47,9 - - - - 2134 3,52 Qua bảng kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã cho thấy ý kiến các chuyên gia đánh giá cao về tính khả thi của 6 biện pháp, với điểm trung bình X = 3,52; điều đó khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn để quản lý ĐNGV trường THPT thành phố theo tiếp cận nguồn nhân lực là khả thi. So sánh với việc đánh giá về tính cần thiết thì số ý kiến đánh giá về tính khả thi có tỷ lệ thấp hơn.

Trong 6 biện pháp đã đề xuất, biện pháp 4 được đánh giá ở mức độ khả thi nhất. Với điểm trung bình X = 3,77 xếp thứ 1/6 biện pháp. Biện pháp 5 được các chuyên gia đánh giá mức độ khả thi thấp nhất trong 6 biện pháp, tuy nhiên vẫn đạt số điểm trung bình X = 3,31. Với điểm trung bình được đánh giá như vậy thì biện pháp này vẫn được xem là khả thi.

Mức độ khả thi giữa các biện pháp được đánh giá không đồng đều, so sánh giữa biện pháp xếp thứ 4 và biện pháp xếp thứ 5 có điểm chênh lệch ∆= 0.46. Có sự chênh lệch này bởi mỗi biện pháp quản lý ĐNGV đều có những chức năng, nhiệm vụ, vị trí và tầm quan trọng riêng. Trong những thời điểm, điều kiện cụ thể có thể biện pháp này có tính khả thi hơn, nhưng sang thời điểm khác, điều kiện khác thì lại ít khả thi hơn.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất và tập trung phân tích 6 biện pháp quản lý ĐNGV THPT thành phố Cần Thơ theo tiếp cận nguồn nhân lực. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau nhằm tối ưu hóa công tác quản lý ĐNGV trường THPT. Các biện pháp trên đã được kiểm chứng về

tính cần thiết và tính khả thi thông qua việc xin ý kiến đánh giá từ các CBQL và GV trong thành phố. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 6/6 biện pháp đề xuất có tính cần thiết và có tính khả thi cao có thể triển khai áp dụng để quản lý ĐNGV trường THPT thành phố Cần Thơ.

Điều quan trọng là sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý ngành và chính quyền địa phương, sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách mà còn bằng hành động thực tiễn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý ĐNGV cũng như quan tâm đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho quản lý ĐNGV trường THPT.

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w