CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ
3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng, năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, tiến tới xây dựng một đội ngũ đội ngũ GV chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học. Bồi dưỡng là
hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Đào tạo, bồi dưỡng được xác định như là quá trình biến đổi hành vi con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập, việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch.
a. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng GV
Nội dung đào tạo bồi dưỡng là phần cốt lõi quan trọng, đây là phần kiến thức nhằm trang bị cho cán bộ trong quá trình học tập, về vận dụng vào trong thực tiễn của cơ quan đơn vị. Cho nên nội dung đào tạo cán bộ trước hết phải theo hướng cơ bản. Sau đó, chú trọng bồi dưỡng đến vấn đề trọng tâm, thiết thực có liên quan trực tiếp với từng đối tượng GV.
Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD và ĐT; chiến lược phát triển ngành học, cấp học.
Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Đào tạo trên chuẩn cho ĐNGV dự nguồn trong quy hoạch, đội ngũ CBQL trường THPT trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển; bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hàng năm để ĐNGV nắm bắt được nội dung chương trình mới, phục vụ cho việc quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường có hiệu quả. Nội dung về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng được thể hiện qua các hoạt động: Tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề, tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý: Đào tạo trình độ thạc sĩ QLGD cho ĐNGV dự nguồn trong quy hoạch, ĐNGV trường
THPT trẻ, có năng lực, có triển vọng phát triển; bồi dưỡng chu kỳ quy định, hoặc bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý cho ĐNGV trường THPT để họ luôn cập nhật được những tri thức mới về QLGD. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng quản lý như:
Kỹ năng nhận thức: Là khả năng tư duy về những sự việc trong quản lý, khả năng nhận thấy vấn đề cần giải quyết trong công việc;
khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, phán đoán và dự báo để nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề.
Kỹ năng kỹ thuật: Đó là những kỹ năng thể hiện các chức năng quản lý như: Kỹ năng dự báo, kế hoạch hoá; kỹ năng tổ chức, sắp xếp phân công công việc; kỹ năng kiểm tra, đánh giá; kỹ năng xử lý thông tin trong quản lý.
Kỹ năng nhân sự: Đó là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, động viên, khuyến khích và thuyết phục.
Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học: Phối hợp với các Trung tâm ngoại ngữ và tin học để mở lớp bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL trường học nói chung và CBQL trường THPT nói riêng tham gia học tập, để họ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà trường trong tình hình mới.
b.Cách thức thực hiện biện pháp đào tạo, bồi dưỡng - Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV
Trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV có thể chia ra làm 2 loại: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.
Kế hoạch đào tạo dài hạn là dựa trên tình hình thực tế về ĐNGV của các trường THPT trên đại bàn thành phố Cần Thơ. Dựa vào chức điều kiện cụ thể mà có thể đưa ĐNGV đi học trong thời gian 5 năm hoặc 10 năm. Kế hoạch này mang tính chiến lược ổn đinh lâu dài của các trường THPT. Kế hoạch dài hạn bao gồm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Kế hoạch ngắn hạn thường lập và triển khai cho 1 năm. Bao gồm bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc….
- Phương thức đào tạo, bồi dưỡng
Hiện nay có rất nhiều hình phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đề xuất những phương pháp sau:
Bồi dưỡng theo con đường “từ trên xuống”: Đây là cách bồi dưỡng lâu nay thường vẫn làm, nhằm giúp CBQL quán triệt những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về GD, các chỉ thị, kế hoạch của Bộ GD và ĐT đối với ngành. Đây là cách bồi dưỡng kiến thức theo logic, trật tự nhất định.
Bồi dưỡng theo con đường “từ dưới lên”: Đây là cách bồi dưỡng dựa trên những đề xuất của CBQL theo kiểu cần gì bồi dưỡng cái đó, thiếu cái gì bồi dưỡng cái ấy.
ĐNGV tự bồi dưỡng: Vào đầu năm học, ĐNGV đăng ký nội dung, kế hoạch tự bồi dưỡng. Sản phẩm tự bồi dưỡng là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua - khen thưởng của học kỳ, năm học.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Để tạo điều kiện và cơ hội cho GV được nâng cao trình độ thì cần phải đổi mới đào tạo, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú sau:
Đào tạo tập trung chính quy: nhằm đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ cho ĐNGV nhằm đạt chuẩn và trên chuẩn.
Đào tạo chính quy trình độ thạc sĩ chuyên môn, hoặc QLGD cho CBQL trường THPT còn trẻ, GV dự nguồn trong quy hoạch có năng lực và triển vọng phát triển.
Bồi dưỡng thường xuyên: Công tác bồi dưỡng thường xuyên được thực hiện bằng nhiều cách như: tự học, tự bồi dưỡng trong thực tiễn giáo
dục; tham gia các buổi hội thảo, thảo luận, hội đàm; tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn; tham quan thực tế, giao lưu học tập kinh nghiệm quản lý của một số trường THPT trong và ngoài thành phố...Trong đó tự học, tự bồi dưỡng là cách bồi dưỡng cơ bản nhất, thông qua các hoạt động thực tiễn về quản lý các trường, người GV tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác.
Đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức không tập trung, từ xa, vừa học vừa làm: Với các học liệu phát cho người học hoặc qua mạng, học trực tuyến... để ĐNGVtrường THPT vừa có điều kiện học tập nâng cao trình độ, vừa kết hợp công tác.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV các trường THPT về chất lượng. Công tác khảo sát, đánh giá GV trường THPT làm đúng yêu cầu sẽ là cơ sở cho cấp quản lý có những thông tin cần thiết để xây dựng, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Sở GD và ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng GV. Trên cơ sở kế hoạch này, chỉ đạo các trường THPT xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho đơn vị mình. Hàng năm, sở lập kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; giao chỉ tiêu ngân sách cho các trường THPT cần quy định rõ số kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích ĐNGV đương chức và GV dự nguồn tích cực học tập và tự học tập, tự cập nhật kiến thức mới để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả ĐNGV sau đào tạo, bồi dưỡng:
Hàng năm phải tiến hành kiểm tra, đánh giá việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trường THPT nhằm xác định kết quả đã đạt được so với mục tiêu, kế hoạch đặt ra, tìm ra những mặt đã làm được, chưa đạt được và
nguyên nhân tồn tại để bổ sung, điều chỉnh kịp thời, qua đó tư vấn, rút kinh nghiệm cho ĐNGV các trường THPT thực hiện tốt nhiệm vụ.