Điều kiện hỗ trợ quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 31 - 34)

1.2. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.2.4. Điều kiện hỗ trợ quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông

1.2.4.1.Cơ chế phân cấp quản lý đội ngũ giáo viên Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Nghị Định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ, thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục thì tại Chương III, Điều 12, Khoản 12 đã quy định trách nhiệm của Sở giáo dục và Đào tạo là chủ trì xây dựng kế hoạch hằng năm về số lượng người làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo và của các cơ sở giáo dục trực thuộc, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm cho các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định; hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định.

Ở trường trung học phổ thông

Căn cứ theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học

Tại các Mục a, b, d, của Khoản 2, Điều 16 Quy định về nhiệm vụ của Tổ chuyên môn:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

Tại các mục đ, h của Khoản 1, Điều 1 Quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.

1.2.4.2. Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên

Chính sách đãi ngộ là những hành vi ứng xử của chủ thể quản lí đối với nhóm người nhất định thông qua nhiều biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Chính sách đãi ngộ có 2 dạng: tinh thần (như

thăng chức, tặng giấy khen, bằng khen…) và vật chất (lương, nhà ở, đất, thưởng...) với mục đích tạo điều kiện về mọi mặt và tạo động lực để đối tượng quản lí hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, đồng thời thu hút người tài về cho tổ chức đó. Theo Peter Drucker thì thu hút và lưu giữ nhân tài là 2 yếu tố quan trọng của xây dựng tổ chức trong thế kỉ XXI.

Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với GV là những chế độ của nhà nước, của địa phương, của cơ sở giáo dục đối với GV như lương, phụ cấp nhà giáo, phụ cấp thâm niên, đề bạt, bổ nhiệm, hỗ trợ kinh phí đi học để nâng cao trình độ, khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công việc (như tặng giấy khen, bằng khen của các cấp, kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, huân chương, huy chương, danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp, danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…). Ngoài ra, còn tạo môi trường thuận lợi cho GV (tạo ra hành lang pháp lí để ĐNGV an tâm công tác, xây dựng văn hóa nhà trường để mọi GV tin cậy, chia sẻ lẫn nhau, cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu đề ra, hoàn thiện công tác quản lí, thực hiện việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…), có những chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở… cho những GV có hoàn cảnh khó khăn, hay chính sách thu hút người có tài về công tác tại địa phương, đơn vị.

Việc thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với GV là một biện pháp động viên, khuyến khích GV một cách thiết thực nhất, tác động có hiệu quả đến tình cảm, ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của GV. Để những chính sách đãi ngộ đem lại hiệu quả thì chính sách đãi ngộ này phải áp dụng đúng đối tượng, đặc thù công việc, trách nhiệm, chức trách được giao, tương xứng với hiệu quả công việc, nếu không nó sẽ phản tác dụng, có khi tác dụng ngược.

1.2.4.3. Tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật và điều kiện làm việc của giáo viên trung học phổ thông

Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường có thể hiểu là toàn bộ những phương tiện, thiết bị, tư liệu dạy học có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình dạy học, nó giúp cho GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng, GV có điều kiện nghiên cứu, đồng thời giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, hiệu quả hơn, tham khảo tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành…

Phương tiện và tư liệu học tập càng phong phú, đa dạng, chất lượng bao nhiêu thì quá trình dạy học diễn ra hiệu quả bấy nhiêu, thể hiện ở:

đủ về số lượng, đồng bộ, đa dạng về hình thức, nội dung, chủng loại, có chất lượng, hiện đại… đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu của học sinh. Các phương tiện và tư liệu học tập phải được các nhà trường thường xuyên bảo quản, mua sắm bổ sung, đặc biệt phát huy hiệu quả sử dụng của nó.

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w