Tình hình giáo dục trung học phổ thông thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 61 - 65)

2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ…

2.1.2. Tình hình giáo dục trung học phổ thông thành phố Cần Thơ

Năm học 2018 – 2019, toàn thành phố Cần Thơ có 34 trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ; trong đó có 07 trường ngoài công lập; với 29.462 HS; tỷ lệ huy động đúng độ tuổi

đạt 68,12%.

Quy mô các trường THPT đến năm học 2018 – 2019 cụ thể như sau: Số trường hạng I: 16, hạng II: 16, hạng III: 02. Trong số 34 trường THPT và THPT có nhiều cấp học ở thành phố Cần Thơ thì có 20 trường đạt Chuẩn Quốc gia tỷ lệ 58,82% (thời điểm tháng 12/2018).

Bảng 2.2: Thống kê số liệu cấp THPT thành phố Cần Thơ (2016-2019)

Năm học

Nội dung 2016 - 2017 2017 -2018 2018 - 2019

Số trường 33 33 34

Số lớp 861 865 872

Số học sinh 27.925 28.564 29.462

Số giáo viên 2.140 1.813 1.919

(Nguồn: Sở GD và ĐT thành phố Cần Thơ)

Năm học 2018-2019 đội ngũ CBQL, GV, nhân viên cấp THPT thành phố Cần Thơ có 2289 người. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL và GV đạt trên chuẩn: 435 người tương đương 19%, đạt chuẩn: 1710 người tương đương 75%, dưới chuẩn: 144 người tương đương 6%. Tỷ lệ GV/lớp cấp THPT là 2,47 (cao hơn so với quy định là 0,22 GV/lớp).

Đa số đội ngũ CBQL và GV có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, có quan hệ tốt với đồng nghiệp, những người xung quanh, tận tụy với nghề, thể hiện nhân cách người thầy, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL, GV và nhân viên cấp THPT thành phố Cần Thơ chưa đồng bộ về cơ cấu; tình trạng thừa thiếu cục bộ GV ở các trường THPT vẫn còn; trình độ năng lực của GV không đồng đều; còn có cán bộ, GV, nhân viên chưa thật sự nhiệt tình trong công tác; một bộ

phận CBQL chưa năng động, sáng tạo, chưa có giải pháp tối ưu và thật sự đổi mới trong công tác quản lý.

2.1.2.2.Chất lượng giáo dục

Chất lượng GD hai mặt (hạnh kiểm và học lực) ổn định qua 03 năm học từ 2016-2017 đến 2018-2019. Nhìn chung đa số học sinh THPT có ý thức rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức phấn đấu, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, còn ham chơi, bỏ giờ, nghỉ học tự do nên vẫn còn học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT thành phố Cần Thơ (2016-2019)

Năm học

Tổng số học sinh

Xếp loại hạnh kiểm

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2016-

2017 27.925 23.47

8 84,08 3.65

0 13,07 683 2,45 114 0,41 2017-

2018 28.564 24.91

8 78,6 3.13

2 18,0 444 2,7 70 0.6

2018-

2019 29.462 25.520 86,62 3.276 11,11 560 1,9 106 0,35 (Nguồn: Sở GD và ĐT thành phố Cần Thơ)

Kết quả học lực của học sinh những năm gần đây tương đối ổn định, xếp loại tỷ lệ học lực từ loại trung bình trở lên không có chuyển biến nhiều; tỷ lệ học sinh khá, giỏi có tăng lên. Kết quả thi học sinh giỏi từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 có 862 em đạt giải, trong đó thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 186 giải; thi học sinh giỏi cấp quốc gia đạt 90 giải. Năm học 2017-2018, tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 96,97%.

Bảng 2.4: Xếp loại học lực học sinh THPT thành phố Cần Thơ (2012-2017)

Năm học

Tổng số học sinh

Xếp loại học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

2016 -201

7

27.925 4.046 14,49 12.822 45,92 9.491 33,99 1.532 5,49 34 0,12 2017

-201 8

28.564 4.480 10,1 13.866 37,7 9.114 40,2 1.082 11,6 22 0,4 2018

-201 9

29.462 5.019 17,03 13.500 45,82 9.811 33,3 1.097 3,72 35 0,11 (Nguồn: Sở GD và ĐT thành phố Cần Thơ)

Sở GD và ĐT thành phố đã chỉ đạo các trường tiếp tục triển khai các chuyên đề và giải pháp đổi mới GD THPT theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học;

rèn luyện năng lực vận dụng thực tiễn; đẩy mạnh GD ngoại khóa, các hoạt động tập thể, GD đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

2.1.2.3.Cơ sở vật chất

Hiện nay, toàn thành phố có 34 trường THPT (trong đó có 07 trường ngoài công lập) với 680 phòng học (có 388 phòng học kiên cố, tỷ lệ 57,1%), 103 phòng chức năng và 72 phòng hiệu bộ; số phòng học cơ bản đáp ứng đủ cho học sinh học tập một buổi/ngày.

Có 20 thư viện đạt chuẩn quốc gia. Các trường đang được tiếp tục trang bị, đầu tư về sách và thiết bị dạy học. Ngoài ra, các trường chú ý đến việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học; thực hiện đúng, đủ các tiết thực hành bộ môn theo chương trình cấp học quy định và thực hiện khá tốt công tác bảo quản sách, thiết bị dạy học. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn còn có những khó khăn, hệ thống một số

phòng chức năng vẫn còn thiếu, thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu GD toàn diện.

100% trường học đã kết nối mạng Internet và có website riêng, 100% trường học có máy vi tính để ứng dụng vào dạy học và quản lý.

Các trường THPT tích cực tham mưu với cấp trên, tăng cường công tác xã hội hóa GD, thu hút nguồn lực đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây dựng trường, lớp theo hướng tập trung, kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Luan van Thac si QLGD - Quan ly doi ngu GVTHPT o TPCT (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w