CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ
3.2.3. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí, sử dụng giáo viên tại trường trung học phổ thông
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích chủ yếu của việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí sử dụng GV tại THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ để có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách THPT, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực GV một cách có hiệu quả.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Nội dung thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí sử dụng giáo viên tại trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Có thể hiểu khái niệm tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình. Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì trường THPT phải thực sự có quyền tự chủ trong công tác giáo dục.
Giáo dục không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn giáo dục theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng của nhà trường; (trường THPT được mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo khả năng của trường).
Cấp trường là cấp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng với các đơn vị chức năng tham mưu giúp việc gồm các tổ bộ môn và phòng. Cấp tổ bộ môn trực tiếp triển khai về học thuật trong các hoạt động giáo dục.
Quyền tự chủ của các trường THPT thể hiện ở sự tự sử dụng, bố trí ĐNGV vào các vị trí lao động cần thiết. Các trường THPT còn có
quyền tự chủ trong việc xác định các điều kiện cho GV làm việc thuận lợi. Các GV có quyền tham gia các công việc khác trong và ngoài nhà trường để tạo thêm thu nhập. Nhiều nước hiện đang sử dụng chế độ trả lương theo kết quả công việc nhằm khuyến khích những người làm việc với kết quả công việc cao. Quyền tự chủ trong quản lý đội ngũ là điều kiện để nhà trường THPT thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình.
Sự phát triển của THPT được nhìn thấy ở 2 điểm: Sự xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh và phát triển đội ngũ GV. Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở vật chất thôi chưa đủ làm nên uy tín của THPT. Bên cạnh đó phải có một ĐNGV mạnh, đủ về số lượng, khỏe về chất lượng. Có như vậy, nhà trường mới tự chủ được. Chủ trương của các trường trong xây dựng ĐNGV là: tận dụng tối đa trình độ chuyên môn của những GV có trình độ, có học hàm học vị đang công tác tại các trường; đồng thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ GV cơ hữu trẻ.
b. Cách thức thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí sử dụng giáo viên tại trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Tự chịu trách nhiệm là khái niệm mới trong thuật ngữ quản lý giáo dục được ghi trong Điều 55 của Luật Giáo dục. Thuật ngữ
“Accountability” được sử dụng tương đương với các thuật ngữ khác nhau trong tiếng Việt như: tính trách nhiệm, sự chịu trách nhiệm, trách nhiệm xã hội.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục và công bằng xã hội trường THPT phải tự chịu trách nhiệm của mình, đó là trách nhiệm với với xã hội và trách nhiệm với nội bộ nhà trường, như vậy có thể hiểu “trách nhiệm” là “khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề
ra”. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý nghĩa của con người.
Trước hết, trách nhiệm của trường THPT đối với học sinh và xã hội: Trong một thị trường giáo dục có định hướng đúng đắn và cạnh tranh lành mạnh, mỗi trường phải chủ động xây dựng chiến lược và mục tiêu phù hợp, xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất thích đáng để cạnh tranh thu hút sự đầu tư từ Nhà nước cũng như từ các nguồn khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người học và nguồn nhân lực của xã hội. Khi người học và người sử dụng lao động đều có quyền tự do lựa chọn, các trường không thể giáo dục không đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thông qua cơ chế công khai, người học cũng như người sử dụng lao động có điều kiện giám sát việc thực hiện các cam kết của các trường về mục tiêu giáo dục. Một trường THPT đưa sai thông tin công khai hay không thực hiện đúng cam kết đã công khai sẽ không thu hút được học sinh vào trường và giảm niềm tin của xã hội.
Trách nhiệm với Nhà nước, trực tiếp trước tiên là Sở GD và ĐT:
Là trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường theo sứ mạng đã công bố và trong khuôn khổ của pháp luật, trách nhiệm sử dụng kinh phí đầu tư của Nhà nước một cách hiệu quả và minh bạch, trách nhiệm báo cáo và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước là Sở GD và ĐT.
Trong cơ chế tự chủ, các tổ chức hội, ngành nghề, sẽ đóng vai trò các cơ quan giám sát về chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học, giúp Sở GD và ĐT kiểm định chất lượng và xếp hạng, phân loại các trường THPT một cách công khai, minh bạch và chính xác.
Trách nhiệm đối với chính nhà trường: Là trách nhiệm phát triển nhà trường một cách bền vững, giữ vững và nâng cao uy tín của trường vì quyền lợi của tập thể ĐNGV cũng như HS. Trong cơ chế tự chủ, uy tín
và sự phát triển của trường phụ thuộc một cách quyết định vào năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn của chính đội ngũ CBQL từng trường.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội trong tổ chức giáo dục thì bộ máy quản lý của các trường THPT phải tiếp tục được hoàn thiện, đồng thời có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các đơn vị.
Nhà trường tự chủ hoàn toàn trong công tác tổ chức, nhân sự đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước về các quyết định về tổ chức, nhân sự của mình.
Với mục đích xây dựng ĐNGV và cán bộ quản lý có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tiến tới vượt chuẩn để có thể thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng quy trình sử dụng, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người.