Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 22 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

23 Các nghiên cứu về dạy học thực hành kỹ thuật ở Việt Nam

23 Việt Nam, từ những thập niên cuối thế kỷ 19 đã hình thành tổ chức đào tạo chính quy tại một số trường dạy nghề như trường kỹ nghệ thực hành tại Hà Nội (1898), trường kỹ nghệ thực hành Huế (1889) và trường Bá Nghệ Sài Gòn (1889),

trường kỹ nghệ thực hành Hải Phòng (1913). Đầu thế kỷ 20 những cơ sở dạy nghề đầu tiên đƣợc thành lập với nhiều loại hình khác nhau nhƣ: lớp dạy nghề tại xí nghiệp, trường nghề…Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Tổng cục Dạy nghề đƣợc thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quy mô đào tạo nghề, đặc biệt là trong đào tạo lĩnh vực công nghiệp - kỹ thuật ngày càng mở rộng. Tính đến tháng 12/2018, cả nước có 5 trường Sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề, 2.003 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13,4% năm 1998 lên 43,9% năm 2018. [60]

Qua quá trình phát triển các hoạt động dạy nghề kỹ thuật, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động dạy học THKT. Trong giai đoạn gần đây, có thể kể đến các nghiên cứu sau đây:

Nguyễn Trường Giang (2012) với luận án “Phát triển kỹ năng dạy thực hành cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật” đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng dạy thực hành cho SV ĐHSP kỹ thuật. Luận án đã khảo sát thực trạng phát

triển kỹ năng dạy thực hành cho SV ĐHSP kỹ thuật trong đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm ở các trường ĐHSP kỹ thuật Hồ Chí Minh, ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên; từ đó đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng dạy thực hành của SV ĐHSP kỹ thuật. [22]

Luận án “Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận linh hoạt tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật” của Bùi Văn Hồng (2013) đã đƣa ra đƣợc các nội hàm về tiếp cận linh hoạt trong dạy học THKT, trong đó đề xuất cấu trúc của dạy học THKT theo tiếp cận linh hoạt là mối quan hệ tác động qua lại nhau giữa GV - PTDH - SV. Luận án đã tìm hiểu, phân tích hoạt động dạy học THKT tại một số trường Đại học và Cao đẳng tại TP.Hồ Chí Minh dưới quan điểm của tiếp cận linh hoạt, từ đó đề xuất nội dung, biện pháp và quy trình dạy học phần Thực hành máy điện theo tiếp cận linh hoạt. [33]

Luận án“Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên công nghệ”của Nguyễn Cẩm Thanh (2015) đã tiến hành nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng dạy học THKT theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ tại trường ĐHSP Hà Nội, đề xuất quy trình và một số biện pháp dạy học THKT theo tiếp cận tương tác nói chung và áp dụng vào dạy học thực hành Động cơ đốt trong. [53]

Đỗ Thế Hƣng (2015) với luận án“Dạy học tiếp cận CDIO trong chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học”đã hệ thống hóa đƣợc các mô hình dạy học theo tiếp cận đa chiều trong lý luận dạy học đại học hiện đại, làm rõ việc áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO dưới góc độ lí luận dạy học đại học. Trên cơ sở khảo sát thực trạng dạy học và chất lƣợng dạy học trong đào tạo Sƣ phạm kỹ thuật ở các trường ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên, ĐHSP kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, đã đề xuất đƣợc mô hình dạy học theo tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo viên kỹ thuật, đề xuất thiết kế được chương trình môn học tích hợp và thực nghiệm tại trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên. [32]

Ngoài ra, cũng đã có nhiều nghiên cứu khác về các hoạt động phát triển kỹ năng trong dạy học THKT của các tác giả Nguyễn Văn Bính [7], Nguyễn Kim

12

Thành (2008) [56], Vũ Xuân Hùng (2016) [34]; ... Các tác giả đã phân tích về cơ chế hình thành các kỹ năng lao động chung trong việc luyện tập và thực hành là kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức lao động, kỹ năng tự kiểm tra và điều chỉnh hoạt động lao động, chỉ ra cơ chế tâm - sinh lí của phương pháp luyện tập, các điều kiện và các giai đoạn luyện tập để hình thành kỹ năng.

5888 Các nghiên cứu về dạy - học hợp tác, dạy học theo hướng phát triển kỹ năng hợp tác ở Việt Nam

5888 Việt Nam với truyền thống hiếu học và đoàn kết, tư tưởng học tập hợp tác cũng đã có từ rất lâu đời, ông cha ta có câu “Học thày không tày học bạn”, điều này cho thấy vai trò trong việc học từ bạn bè, hay nhƣ câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để khẳng định rằng LVHT là kỹ năng có

thể làm nên những thành công mà một cá nhân đơn lẻ không thể làm đƣợc. Giáo dục hợp tác theo nhóm diễn ra dưới những hình thức khác nhau như: nhóm tự quản, nhóm đôi bạn cùng tiến, nhóm ngoại khóa, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ... Vào những năm cuối thế kỉ XX, phong trào giáo dục theo nhóm học tập đã phát triển mạnh và có những kết quả tốt. Tuy nhiên, thời gian đó DHHT là phong trào tự phát, chƣa có cơ sở khoa học vững chắc nên dần dần lắng xuống.

Những năm gần đây, với xu thế đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học cùng với trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy cần phải tổ chức cho HS, SV học hợp tác theo nhóm. Nhiều công trình nghiên cứu cũng nhƣ nhiều bài viết quan tâm tới PPDH nhằm phát huy kỹ năng LVHT của HS, SV. Điển hình có một số tác giả sau:

Đặng Thành Hƣng (2002) với tác phẩm “Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kỹ thuật”, trên cơ sở đánh giá các công trình nghiên cứu của Slavin R., Davison N., Johnson D.W., Johnson R.T. đã đƣa ra khái niệm nhóm hợp tác so sánh với kiểu học tranh đua và học cá nhân, vai trò quan trọng của kỹ năng học tập hợp tác và các nguyên tắc đảm bảo cho DHHT thành công [28]. Sau đó, trong một số bài báo nhƣ: “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại” [29], “Nhận diện và đánh giá kỹ năng [30]..., tác giả Đặng Thành Hƣng cũng đã chỉ ra hệ thống các kỹ năng học tập

trong môi trường hiện đại. Qua hệ thống này, tác giả cho rằng trong học tập phải thiết lập đƣợc các mối quan hệ tích cực, cùng hợp tác chia sẻ và hợp tác giải quyết các vấn đề học tập... Đây là những biểu hiện của kỹ năng LVHT đƣợc tác giả nhận diện trong môi trường học tập hiện đại.

Phan Trọng Ngọ trong cuốn sách “Dạy học và PPDH trong nhà trường” đã đề cập đến phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ. Tác giả định nghĩa thế nào là hoạt động nhóm, những điểm mạnh và hạn chế của việc học này đồng thời ông đƣa ra các hình thức tổ chức nhóm. Trong cuốn “Đổi mới PPDH chương trình và Sách giáo khoa”, NXB Đại học sƣ phạm (2007) đã tập hợp 26 bài viết của tác giả Trần Bá Hoành. Đó là những bài viết ngắn gọn, dễ vận dụng, đề cập đến những vấn đề trọng tâm trong công cuộc đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ rõ DHHT là một trong những chiến lược dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. [26]

Thái Duy Tuyên (2010) trong cuốn “PPDH truyền thống và đổi mới” đã đi sâu nghiên cứu DHHT theo nhóm và xem đây là một trong những PPDH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS. Ông đã chỉ rõ khái niệm, tầm quan trọng của DHHT, những ƣu nhƣợc điểm của học hợp tác, những tính chất cơ bản của sự hợp tác trong học tập... Theo ông, kỹ năng hợp tác là một loại kỹ năng quan trọng đối với con người cũng như đối với HS, SV bởi hầu hết các mối quan hệ của con người đều mang tính hợp tác. Mọi kỹ năng có liên quan tới cá nhân trong hoạt động nhóm và tổ chức đều đƣợc coi là kỹ năng hợp tác. [64]

Những năm gần đây đã có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về học hợp tác và kỹ năng học hợp tác nhƣ Nguyễn Triệu Sơn (2007) với luận án “Phát triển khả năng học hợp tác cho SV sư phạm Toán một số trường đại học miền núi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo”, đã đề xuất biện pháp phát triển khả năng HTHT cho SV sư phạm Toán ở một số trường đại học miền núi [52], Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2012) với luận án “Kỹ năng học hợp tác của SV sư phạm” đã chỉ ra cấu trúc của kỹ năng học hợp tác của SV sƣ phạm bao gồm năm thành phần: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thiết kế, kỹ năng kết cấu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ

14

chức và các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng này; luận án cũng đã tìm hiểu thực trạng kỹ năng học tập hợp tác qua khảo sát SV của 3 trường CĐSP Hà Nội, CĐSP Quảng Nam, CĐSP Hà Nam và từ đó đề xuất các biện pháp tác động nâng cao kỹ năng học hợp tác của SV sư phạm [23]. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2012) với luận án “Rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho SV ĐHSP trong hoạt động nhóm” đã xác định hệ thống kỹ năng học tập hợp tác cần rèn luyện cho SV sƣ phạm trong quá trình đào tạo nghề bao gồm 20 kỹ năng đƣợc chia thành 4 nhóm: nhóm kỹ năng hình thành nhóm hợp tác, nhóm kỹ năng giao tiếp học tập trong nhóm, nhóm kỹ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau, nhóm kỹ năng giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng; trên cơ sở khảo sát thực trạng ở 97 GV và 698 SV của các trường ĐHSP Hà Nội, Đại học Hải Phòng, Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn;

luận án cũng đã đề xuất đƣợc 5 biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho SV sƣ phạm và thực nghiệm các biện pháp này ở Đại học Hải Phòng [48]. Tạ Nhật Ánh (2018) với luận án “Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên” đã làm rõ thực trạng kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của SV và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này qua khảo sát 400 SV năm thứ 2 và 3, 52 GV của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Thủ Đô, luận án đã đề xuất kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của SV đƣợc tạo thành bởi 3 kỹ năng thành phần gồm: kỹ năng phối hợp hành động, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và kỹ năng điều chỉnh giao tiếp. Luận án cũng đã thực nghiệm trên 85 SV năm thứ 2 tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội để chứng minh rằng có thể nâng cao kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của SV bằng cách thực hiện một số biện pháp tác động tâm lý, sƣ phạm gồm: nâng cao nhận thức của SV và GV về kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của SV; tăng cường sự hỗ trợ một cách gián tiếp của GV dành cho nhóm.[3]

Bên cạnh đó, đã có nhiều bài viết khoa học bàn về các vấn đề DHHT và kỹ năng trong học hợp tác, cụ thể nhƣ bài viết “Phương pháp tiếp cận phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho SV trong quá trình dạy học” của Nguyễn Thị Thanh trên Tạp chí Giáo dục (2011) [55], bài viết “Phân biệt giữa phương pháp dạy học hợp tác và hình thức dạy học theo nhóm” của Hoàng Lê Minh trên Tạp chí giáo dục

(2013) [41], bài viết “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc trong đào tạo theo tín chỉ” của Nguyễn Thị Nhung trên Tạp chí giáo dục (2014) [44], bài viết “Kỹ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Diễm My trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2017) [42]. Những bài viết này đã đề cập đến những yêu cầu, đặc điểm cơ bản của DHHT và kỹ năng trong học hợp tác song chỉ đƣa ra những yêu cầu, đặc điểm trong hoạt động dạy học lý thuyết trên lớp mà chƣa có bài viết nào bàn về các hoạt động dạy học thực hành.

* Kết luận về nghiên cứu tổng quan

Trên cơ sở các hướng nghiên cứu về dạy học THKT và DHHT nói trên, có thể rút ra một số kết luận sau:

23 Dạy học THKT là một trong những hoạt động dạy học đƣợc nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên Thế giới và tại Việt Nam.

24Dạy học theo hướng rèn luyện, phát triển kỹ năng LVHT cho HS, SV là hướng nghiên cứu đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm từ rất lâu, làm cơ sở cho việc triển khai nhiều hoạt động giảng dạy và học hợp tác tại các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

5888 Việc phát triển kỹ năng LVHT cho SV là phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại, phù hợp với một trong bốn trụ cột theo quan điểm giáo dục của UNESCO là “học để chung sống”, phù hợp với quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học”.

5889 Đã có các nghiên cứu về dạy học THKT theo hướng phát triển một số kỹ năng nghề cho người học, tập trung vào các kỹ năng thao tác cá nhân, tạo nhiều điều kiện để tiến hành nghiên cứu phát triển kỹ năng LVHT trong môi trường làm việc theo nhóm.

5890 Các công trình đã công bố về DHHT, kỹ năng học tập hợp tác cho SV đã đề cập nhiều đến những vấn đề lý luận chung, đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt

16

động DHHT, rèn kỹ năng học tập hợp tác của SV trong môi trường dạy học lý thuyết, là cơ sở để triển khai nghiên cứu việc phát triển kỹ năng LVHT trong dạy học thực hành, trong đó có dạy học THKT.

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w