CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài
* Thực hành
Theo từ điển Tiếng Việt: “Thực hành là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế”. [47]
Theo American Heritage Dictionnary, thực hành (practice) đƣợc hiểu là một hoạt động thường xuyên liên tục nhằm nâng cao kỹ năng; là hoạt động luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hiểu và nắm vững kiến thức lí thuyết. [71]
Trong dạy học, thực hành là hoạt động của người học nhằm vận dụng những hiểu biết kỹ thuật để hình thành và rèn luyện, phát triển kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
Hoạt động thực hành có hai dạng cụ thể trong mối liên hệ tương hỗ:
23 Hoạt động thực hành trí tuệ: trong hoạt động thực hành này, hoạt động của bộ não là chủ yếu, hoạt động của cơ bắp là thứ yếu.
24 Hoạt động thực hành thể chất: trong hoạt động thực hành này, hoạt động cơ bắp là chủ yếu, hoạt động của bộ não là thứ yếu nhƣng không thể thiếu.
[36]
24 Dạy học thực hành kỹ thuật
Kế thừa quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Khôi, luận án sử dụng khái niệm sau: “Dạy học THKT là một quá trình sư phạm do GV tổ chức với mục đích dạy người học củng cố, vận dụng kiến thức và hình thành kĩ năng, kỹ xảo lao động;
góp phần hình thành và phát triển năng lực kỹ thuật cho người học.” [36]
Về phía người học, thông qua hoạt động THKT sẽ:
5888 Kiểm chứng và vận dụng các kiến thức kỹ thuật có liên quan.
5889 Hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo mới.
5890 Hình thành và phát triển năng lực kỹ thuật.
1.2.2. Kỹ năng
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đƣa ra nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và mục đích xem xét các kỹ năng đó. Từ đó có hai quan điểm nổi bật sau:
23 Quan điểm thứ nhất xem xét kỹ năng nghiêng về kỹ thuật của thao tác hành
động phù hợp với mục đích và điều kiện hoạt động mà con người đã nắm vững.
Người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động.
Theo quan điểm này, tác giả Covaliop A.G. cho rằng: kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động ấy [15], còn theo Krucheski V.A. thì “kỹ năng là các phương thức hoạt động những cái gì con người đã nắm vững”, ông cho rằng, khi nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần bàn đến kết quả của hành động. [39]
5888 Quan điểm thứ hai xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực con người, chú ý đến kết quả của hành động. Có thể kể tới các nhà khoa học tiêu biểu cho khuynh hướng này như Pêtrôpxki A.V. định nghĩa: “kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra [46]. Platonop cũng khẳng định: “cơ sở tâm lý của kỹ năng là sự thấu hiểu mối liên hệ giữa mục đích và hành động, các điều kiện và phương thức hành động”. [50]
Nhiều tác giả trong nước cũng đồng nhất quan điểm theo hướng nghiên cứu này nhƣ Nguyễn Quang Uẩn; Ngô Công Hoàn, Đặng Thành Hƣng, Nguyễn Ánh Tuyết. Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “kỹ năng là khả năng vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình” [70]. Ngô Công Hoàn cho rằng kỹ năng “là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới”. Còn theo tác giả Đặng Thành Hƣng: “kỹ năng là một dạng hành động tự giác, đƣợc thực hiện có kỹ thuật, dựa trên điều kiện sinh học, tâm lý và xã hội cá nhân, có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước”. [30]
18
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung trong quan niệm về kỹ năng:
5888 Nền tảng cốt lõi của kỹ năng là tri thức. Tri thức bao gồm tri thức về đối tƣợng hành động và tri thức về cách thức hành động.
5889 Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành lời nói, hành động cụ thể của cá
nhân.
23 Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt đƣợc mục đích đã đề ra.
Trong đề tài này, luận án tiếp cận khái niệm kỹ năng nhƣ sau:
Kỹ năng là một loại hoạt động có kiểm soát và có ý thức, được thực hiện có tính kỹ thuật trên cơ sở vận dụng những tri thức, qua đó đạt được kết quả nhất định.
1.2.3. Hợp tác
Sự hợp tác là linh hồn tất yếu của cuộc sống xã hội. Từ điển bách khoa Việt Nam đƣa ra khái niệm “Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”. [66]
Theo từ điển Tâm lý học (2008): “Hợp tác là hai hay nhiều bộ phận trong một nhóm cùng làm việc theo cùng một cách thức để tạo ra một kết quả chung”.
[20]
Hợp tác là một hoạt động tất yếu trong cuộc sống lao động của con người;
nó diễn ra thường xuyên trong gia đình, trong xã hội; do vậy "hợp tác mang bản chất sinh học tự nhiên của mỗi con người trong xã hội". [64, tr.410]
Các tác giả Holubee E. (1990), Johnson D.W. và Johnson R.T. (1991) cũng đƣa ra các định nghĩa khác nhau về hợp tác. Các định nghĩa về hợp tác đều thống nhất về nội hàm với những dấu hiệu cơ bản sau đây:
23 Có mục đích chung trên cơ sở mọi người cùng có lợi.
24 Tự nguyện, tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và thông tin, phụ thuộc lẫn nhau, trên cơ sở trách nhiệm từng cá nhân.
19
Tổng hợp các nội dung trên, luận án nhận định: hợp tác là khái niệm chỉ môi trường và mối quan hệ làm việc, có đặc tính là sự tự nguyện của các cá nhân cùng nhau làm việc với một hoặc một nhóm người khác trên cơ sở cùng có mục đích và lợi ích chung.
1.2.4. Kỹ năng làm việc hợp tác 5888 Làm việc hợp tác
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm làm việc có 3 cách hiểu nhƣ sau:
23 hoạt động liên tục nhằm đạt một kết quả có ích
24 tiến hành giải quyết công việc cụ thể với người nào đó 25 hoạt động, thực hiện chức năng cụ thể [47]
Theo wikipedia, làm việc/việc làm: là một hoạt động được thường xuyên thực hiện, có điểm đầu và điểm kết thúc, có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực để thực hiện.
Nhƣ vậy, có thể thấy làm việc hợp tác là những hoạt động có tính tự nguyện, được diễn ra liên tục với một nhóm người có cùng lợi ích, nhằm đạt được mục đích đặt ra.
* Kỹ năng làm việc hợp tác
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản ở trên, luận án sử dụng khái niệm sau:
Kỹ năng làm việc hợp tác là tập hợp những hoạt động được thực hiện một cách có ý thức, có kỹ thuật trong quá trình tự nguyện phối hợp với người khác trên cơ sở vận dụng tri thức, phương thức hành động để đạt được kết quả chung.
Quá trình phối hợp với người khác được thực hiện ở cả hoạt động trí óc và hoạt động chân tay, diễn ra ở mọi mặt trong đời sống của con người: từ hoạt động học tập, giảng dạy của HS, SV với GV trong nhà trường, hoạt động lao động của các nhóm công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, hoạt động của các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho đến hoạt động liên kết, cộng tác giữa các công ty, các tổ chức, các quốc gia trên toàn cầu.
Đối với SV có nhiệm vụ chính là học tập trong một môi trường tập thể bình đẳng với nhau, vì vậy khi nói đến kỹ năng LVHT của SV thì quan trọng nhất là kỹ năng hợp tác trong học tập. Kỹ năng hợp tác trong học tập đƣợc thể hiện ở việc nắm đƣợc tri thức về hoạt động học tập: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, những điều kiện, phương tiện môi trường cần thiết cho quá trình hợp tác trong học tập và phải biết vận dụng trong thực tiễn học tập một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả trên tinh thần tích cực, tự nguyện.
Người có kỹ năng hợp tác trong học tập vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi đƣợc giao, vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác. Trong quá trình hợp tác, mỗi người học sẽ tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong tổ chức (tổ, nhóm, lớp).