Cách thức và tiến trình thực hiện

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 141 - 145)

CHƯƠNG 4 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

4.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm

4.3.1. Cách thức và tiến trình thực hiện

4.3.1.1. Cách thức thực hiện

Phương pháp thực nghiệp sư phạm được tổ chức tại Trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định, các GVcùng dạy song song học phần Thực hành điện cơ bản ở các lớp TN và ĐC. Trong đó các lớp TN sử dụng các phương án triển khai các biện pháp đã được đề xuất ở mục 3.4 - Chương 3, các lớp ĐC triển khai dạy bình thường.

Quá trình thực nghiệm đƣợc tổ chức thành 2 đợt với khoảng thời gian đều năm trong học kỳ 2 năm học 2018-2019: đợt 1 dạy ở lớp TN1 và ĐC1 từ ngày 07/01/2019 đến ngày 02/02/2019, đợt 2 dạy ở lớp TN2 và ĐC2 từ ngày 18/02/2019 đến ngày 16/3/2019 tại Khu trung tâm thực hành - Trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định trên đối tƣợng là 72 SV năm thứ 2 ngành Hệ thống điện, ngành Điều khiển tự động, ngành Điện - Điện tử trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định.

4.3.1.2. Tiến trình thực hiện

Tiến trình thực hiện phương pháp thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo 2 giai đoạn:

(1) Chuẩn bị thực nghiệm

Tác giả gặp gỡ 02 GV trực tiếp tham gia dạy TN và trao đổi các nội dung sau:

Cung cấp cho GV những tài liệu liên quan đến kỹ năng LVHT.

Trao đổi mục đích thực nghiệm, cách sử dụng các biện pháp, làm rõ PPDH lớp TN và ĐC.

Cùng GV tiến hành tìm hiểu đối tƣợng SV để lựa chọn ra lớp TN và lớp ĐC, đảm bảo SV ở các lớp TN và ĐC có trình độ tương đồng nhau.

125

Cùng GV cùng hoàn thiện giáo án dạy thực nghiệm, áp dụng lồng ghép, linh hoạt các biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT đã đề xuất.

Cùng GV chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho quá trình thực nghiệm.

(2) Tiến hành thực nghiệm:

Triển khai giảng dạy học phần Thực hành điện bản theo kế hoạch học phần. Trong đó, lớp ĐC được giảng dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng, các nhóm SV đƣợc phân công ổn định từ Bài thực hành số 1 đến hết Bài thực hành số 6, mỗi bài thực hành đều có báo cáo thực hành cá nhân, sau bài số 2 và bài số 5 có kiểm tra thực hành tại lớp. Điểm đánh giá chính thức là điểm mỗi cá nhân, không phụ thuộc vào nhóm; lớp TN đƣợc tổ chức theo các biện pháp đã xây dựng ở mục 3.3 Chương 3.

Sau mỗi bài dạy thực nghiệm, tác giả cùng GV dạy thực nghiệm và một số GV dự giờ tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm. Sau đó tiến hành điều chỉnh, bổ sung giáo án và dự kiến cách thức thực hiện cho bài dạy sau.

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kết quả: Ở nội dung này, luận án hướng đến đánh giá cả kết quả học tập và cả kỹ năng LVHT của SV.

Để có thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực nghiệm, tác giả đã thu thập bằng một số kênh sau:

+ Dự một số giờ trên lớp ở cả lớp TN và ĐC, tập trung quan sát các hoạt động của GV và những biểu hiện kỹ năng LVHT trong hoạt động của SV nhƣ: tính đúng đắn về tri thức hành động, tính thành thạo, linh hoạt trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp, thiết lập phát triển các mối quan hệ, kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, kỹ năng phối hợp các thao tác thực hành.

Trao đổi, phỏng vấn một số SV lớp TN và ĐC về cách thức dạy học mà GV sử dụng trong giờ dạy; khả năng tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng, sự hứng thú với giờ học và cảm nghĩ về vai trò của kỹ năng LVHT trong quá trình thực hành.

Về đánh giá kết quả học tập: Kết thúc mỗi bài thực hành, mỗi SV đều có báo cáo thực hành, sau nội dung thực hành (2) và nội dung thực hành (3) đều có bài

kiểm tra cá nhân theo hình thức vấn đáp thực hành, cách thức đánh giá này đƣợc áp dụng nhƣ nhau ở lớp ĐC và TN.

+ Về đánh giá kỹ năng LVHT của SV: Luận án sử dụng công cụ đo là phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn SV trong quá trình thực hành để có thông tin cho việc đánh giá.

- Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành phân tích định tính và định lƣợng để thấy rõ ƣu điểm và hạn chế của các biện pháp đã đề xuất, từ đó kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết của luận án.

Về mặt định lƣợng: luận án sử dụng công cụ tính toán là xác xuất thống kê, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

Tỉ lệ phần trăm (%): Để phân biệt kết quả học tập của SV làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC.

Điểm : thểhiện sự tập trung của số liệu nhằm so sánh kết quảhọc tậptrung bình của SV hai lớp TN và ĐC,đƣợc xác định theo công thức:

Độ lệch chuẩn, phương sai và hệ số biến thiên:

Độ lệch chuẩn đại lƣợng đánh giá sự phân tán các dãy số thống kê quanh điểm trung bình, phản ánh sự sai lệch hay biên độ dao động của các thông số xung quanh điểm trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kết quả học tập của SV phân tán xung quanh càng ít và ngƣợc lại.

(4.2) Phương sai ( )

Với: N là số SV, Xi là số điểm của SV thứ i : giá trị trung bình cộng

127

fi: tần số

Hệ số biến thiên Cv: Là chỉ số đánh giá độ phân tán của các số liệu thu đƣợc;

Cv càng nhỏ nghĩa là số liệu càng tập trung, và ngƣợc lại. Khi hai số trung bình cộng và độ lệch chuẩn khác nhau ta sẽ xét thêm hệ số biến thiên (hệ số biến dị) tính theo công thức:

(4.4) Sai số chuẩn của số trung bình (m)

(4.5) Tần suất (Wi %)

(4.6) Đại lƣợng thống kê thực nghiệm

(4.7) Giá trị p của phép kiểm chứng T-test:

Luận án kiểm chứng sự chênh lệch về giá trị của điểm số kỹ năng LVHT của SV nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm bằng phép kiểm chứng T-test độc lập, kiểm chứng sự chênh lệch về giá trị của hai nhóm TN và ĐC có xảy ra ngẫu nhiên hay không.

Nếu p > 0,05 - chênh lệch xảy ra ngẫu nhiên (không tác động, chênh lệch vẫn có thể xảy ra).

Nếu p ≤ 0,05 - chênh lệch xảy ra không ngẫu nhiên, nghĩa là có thể khẳng định tác động mà thực nghiệm thực hiện đã tạo ra sự thay đổi đối với kỹ năng LVHT ở đối tƣợng SV trong nhóm TN, hay nói cách khác sự chênh lệch giữa hai nhóm ĐC và TN xảy ra có ý nghĩa về mặt thống kê khoa học.

+ Đánh giá định tính: Bên cạnh đánh giá, phân tích về định lƣợng, tác giả tiến hành quan sát, phỏng vấn và phân tích sản phẩm sƣ phạm để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu.

Hệ số tương quan Pearson-product moment: để phân tích so sánh mối tương quan giữa kết quả học tập và kết quả phát triển kỹ năng LVHT của SV có đƣợc sau khi thực nghiệm, đƣợc tính bằng công thức:

Trong đó, ∑XY: Tổng của các cặp điểm X và Y N: tổng các cặp điểm

: điểm trung bình phân bố điểm X : điểm trung bình phân bố điểm Y

x: độ lệch chuẩn phân bố của điểm X

y: độ lệch chuẩn phân bố của điểm Y

Hệ số R có giá trị -1 ≤ R ≤ +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ.

> 0 cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số, R < 0 cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi R = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ.

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w