CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
1.4. Một số vấn đề trong dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho Sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật
1.4.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác
Cấu trúc dạy học THKT là mối liên hệ có quy luật giữa mục đích - nội dung 0phương pháp - phương tiện dạy học, thể hiện trong mối tương quan và trình tự sắp xếp của các giai đoạn trong bài dạy. Trên thực tế, dạy học THKT thường mang tính tích hợp với ý nghĩa các bài dạy vừa có lý thuyết, vừa cả thực hành, vừa có dạy khái niệm đồng thời cũng có rèn luyện kỹ năng. Chính vì tính chất tích hợp của dạy học THKT nên cấu trúc một bài dạy THKT có nhiều cách tiếp cận và thể hiện: cấu trúc theo 3 giai đoạn, cấu trúc theo 4 giai đoạn, cấu trúc theo 6 bước, cấu trúc theo dạy học định hướng hoạt động. [36]
Căn cứ trên các cấu trúc dạy học THKT nêu trên, luận án đề xuất cấu trúc của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT:
Hình 1.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác
* Về mục tiêu dạy học:
Mục tiêu của dạy học THKT định hướng phát triển kỹ năng LVHT một mặt chú trọng việc vận dụng các kiến thức lý thuyết liên quan, hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, một mặt phát triển ở người học những kỹ năng LVHT, cách thức học tập, tinh thần, thái độ ứng xử trong môi trường học tập hướng vào việc chuẩn bị cho SV thích ứng với môi trường lao động hợp tác, tham gia vào đời sống xã hội, phát triển cộng đồng, làm hành trang trong nghề nghiệp tương lai. Đây là 2 mục tiêu kép trong dạy học THKT định hướng phát triển kỹ năng LVHT, nó làm cho mối quan hệ trong dạy học THKT được cải thiện với sự tích cực tương tác để chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở đầy thiện chí, sẵn sàng trợ giúp lẫn nhau trong sự tương tác giữa GV - SV; giữa SV
0 SV. Và chính kỹ năng LVHT của SV sẽ tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu của dạy học THKT.
33
* Về thiết kế nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác:
Nhiệm vụ thực hành kỹ thuật là hình thái đối tƣợng hóa của mục tiêu dạy học THKT, được diễn ra dưới hình thức các đối tượng hoạt động. Thiết kế nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác là một nhiệm vụ quan trọng của GV nhằm cụ thể hóa mục tiêu trên cơ sở bốn yếu tố sau:
0 Nội dung thực hành: Thực tế hiện nay cho thấy các giáo trình, tài liệu dạy học THKT ở bậc đại học có nội dung phù hợp với kiểu dạy học thực hành truyền thống, đặc trƣng là coi trọng tính hoạt động độc lập trong việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cá nhân. Việc thiết lập tính tương tác nhằm phát triển kỹ năng LVHT, các hoạt động giữa SV-SV ít đƣợc quan tâm đến hoặc hầu nhƣ không có. Do đó, muốn triển khai tổ chức dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, GV trước hết phải lựa chọn các nội dung thực hành phù hợp để thiết kế, cấu trúc lại nội dung này thành các nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác.
0 Phương pháp thực hành: Phương pháp thực hành có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động thiết kế nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác. Trong dạy học THKT, có nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau tùy theo mục đích, nội dung của từng giai đoạn. Những phương pháp, kỹ thuật dạy học đòi hỏi sự tham gia theo nhóm SV thường có ưu thế hơn để GV thiết kế các nhiệm vụ thực hành có tính hợp tác.
23 Điều kiện tổ chức hoạt động thực hành: GV phải căn cứ vào các điều kiện phục vụ quá trình tổ chức dạy học thực hành (cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thực hành, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho nội dung thực hành) có thể triển khai thực hành toàn lớp hoặc chia ca thực hành, đảm bảo để các nhóm thực hiện thuận lợi nhiệm vụ thực hành đƣợc giao.
24 Đặc điểm SV: GV phải hiểu rõ đối tƣợng SV của mình, đánh giá đƣợc mức độ nhận thức, kỹ năng, thái độ, ý thức học tập, hoàn cảnh vùng miền, lối sống, thế mạnh… hiện có của SV. GV trên cơ sở đó có thể dự đoán trước được những khó khăn vướng mắc của SV trong quá trình giải quyết nhiệm vụ; dự đoán được khả
năng hiện có của SV nhằm thiết kế những nhiệm vụ phù hợp với “vùng phát triển gần nhất”, kích thích SV phát triển và có những biện pháp tác động hợp lý.
* Về tổ chức hoạt động thực hành:
Tổ chức hoạt động thực hành là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của GV và SV trong quá trình dạy học THKT ở thời gian và địa điểm nhất định với những phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Tổ chức dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV đòi hỏi GV phải chuẩn bị các PPDH hợp tác, SV phải tiến hành học hợp tác bằng cách sử dụng các kỹ năng LVHT. Các hình thức tổ chức dạy học phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa việc hướng dẫn của thầy và tự luyện tập của trò, giữa củng cố lý thuyết và hình thành kỹ năng thực hành; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của SV trong các hoạt động hợp tác;
phù hợp với đặc trƣng môn học, đặc điểm đối tƣợng SV. GV luôn phải thay đổi vai trò của mình, có lúc là người chỉ đạo phân công, lúc là người tư vấn, định hướng, lúc là người quan sát, đánh giá… GV không tham gia quá nhiều vào quá trình thực hành của SV, nhƣng cũng không hoàn toàn giao khoán nhiệm vụ và đứng ngoài những hoạt động của SV mà cần tham gia tƣ vấn, hỗ trợ khi cần thiết.
* Về kiểm tra, đánh giá:
Dạy học THKT định hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV không chỉ lấy việc kiểm tra kỹ năng cá nhân làm trung tâm của việc đánh giá mà còn đánh giá kết quả làm việc của cả nhóm, đánh giá khả năng phối hợp làm việc của SV trong những tình huống ứng dụng khác nhau trên cơ sở LVHT.
Đặc thù của hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV là tổ chức dạy học theo nhóm, do vậy tính đa dạng của các thành viên trong nhóm cũng đặt ra yêu cầu đa dạng trong kiểm tra đánh giá. GV phải lựa chọn nhiều phương thức đánh giá để vừa có thể đánh giá chung kết quả của nhóm, vừa đánh giá đƣợc kết quả của từng cá nhân. GV phải có kế hoạch đánh giá qua việc quan sát quá trình thao tác, quá trình phối hợp LVHT của SV, qua sản phẩm của SV, kết quả làm bài kiểm tra, qua trả lời miệng của SV... Những thông tin thu đƣợc đƣợc phân tích
35
theo các mức độ đánh giá của yêu cầu bài thực hành với tiêu chí rõ ràng và đƣợc lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá thu được, GV có thể xem xét có những điều chỉnh những nhiệm vụ thực hành hoặc điều chỉnh quá trình tổ chức hoạt động thực hành cho phù hợp hơn nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học.
Như vậy, cấu trúc dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT dựa trên cấu trúc cơ bản của dạy học THKT, song đòi hỏi trong hoạt động dạy học phải hướng đến chú trọng khai thác mối quan hệ phụ thuộc tích cực của SV - SV với mục tiêu hình thành và phát triển phát triển kỹ năng LVHT bên cạnh việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của SV theo yêu cầu học tập.