CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
3.2. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
3.3.2. Dạy học Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
Trước khi thực hiện dạy học học phần Thực hành kỹ thuật điện, hoạt động đầu tiên GV cần làm là xây dựng tiến trình dạy học học phần theo hướng phát triển kỹ năng LVHT gồm 2 giai đoạn là giai đoạn trước khi tổ chức dạy học (được thể hiện qua Tiến trình thiết kế nhiệm vụ thực hành theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV - Hình 3.2) và giai đoạn tổ chức dạy học thực hành trên lớp (đƣợc thể hiện qua Tiến trình tổ chức hoạt động thực hành theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV - Hình 3.3).
Những nội dung này đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau:
* Tiến trình thiết kế nhiệm vụ thực hành theo hướng phát triển kỹ năng LVHT SV:
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng sinh viên
Theo nội dung học phần Thực hành điện cơ bản đƣợc trình bày ở trên, đối tƣợng SV đang học năm thứ 2, có kiến thức cơ bản về mạch điện, gồm 35-40 SV (số liệu của SV các lớp Điện - Điện tử, Điều khiển tự động, Hệ thống điện năm thứ 2 - Trường ĐHSP kỹ thuật Nam Định), về cơ bản có ý thức nghề nghiệp, đã được học nghiệp vụ sƣ phạm, có năng lực chuyên ngành ở mức khá, đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, phần lớn ở các khu trọ quanh trường.
Bước 2: Lựa chọn nội dung thực hành phù hợp và tiến hành thiết kế nhiệm vụ hợp tác
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, nội dung học phần Thực hành điện cơ bản, tác giả nhận thấy cả 6 bài thực hành đều phù hợp trong việc thiết kế các nhiệm
111
vụ tương tác cho SV với các mức độ khác nhau, trong đó có 3 bài độc lập và 3 bài có thể ghép vào một nhóm (Nhóm bài (3) - Lắp ráp và sửa chữa các mạch điện chiếu sáng). Nhiệm vụ hợp tác của từng nhóm bài thực hành cụ thể nhƣ sau:
Nội dung bài thực hành Nhiệm vụ hợp tác
- GV đưa ra các tai nạn thường gặp về điện, các nhóm giải quyết 3 vấn đề sau: Giải thích nguyên nhân, Biện pháp xử lý tình huống (thực hiện thao tác nếu có), Cách phòng tránh những tai nạn trên.
- Một mạch điện bị chuột cắn dây dẫn đến chập (1) An toàn điện điện, hãy đưa ra các bước khắc phục.
- Thao tác cách sử dụng các đồng hồ đo U,I,R, đồng hồ vạn năng. Trong các dụng cụ đo, kim chỉ ở khoảng nào của thang đo là tốt nhất? Làm thế nào để phát hiện và khắc phục sai số trên các dụng cụ đo này?
- Mỗi SV đều có một sản phẩm thực hành của các kiểu nối dây, uốn khuyết và bấm cos đầu dây, giải thích nhu cầu sử dụng trong thực tiễn.
(2) Kỹ thuật nối dây và đi - Sản phẩm mỗi cá nhân trong nhóm đƣợc nối các dây kiểu khác nhau thành một đoạn dây dài chung của
cả nhóm.
- Mỗi nhóm SV trình bày 02 phương án đi dây khác nhau cho phòng thực hành với các thiết bị hiện có.
Làm việc theo nhóm, cùng thực hành và thảo luận các nội dung:
(3) Lắp ráp và sửa chữa - Tìm hiểu cấu tạo, so sánh hiệu quả sử dụng của các mạch điện chiếu sáng các loại đèn trong gia đình.
- Lắp ráp các mạch điện theo yêu cầu.
- Lập bảng những hiện tượng hư hỏng thông thường
của các loại mạch, chỉ ra trình tự kiểm tra, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Thiết kế hệ thống điện cho các mục đích khác nhau theo từng bài học.
Làm việc theo nhóm, cùng thực hành và thảo luận các nội dung:
- Thực hành xác định đƣợc cực tính các bối dây, lắp (4) Vận hành, bảo dưỡng ráp đƣợc động cơ một pha, ba pha vào mạch điện.
động cơ điện - Quy trình vận hành và bảo dƣỡng động cơ một pha, ba pha.
- Giải quyết những tình huống có thể xảy ra khi sử dụng động cơ điện.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và dự kiến thành lập nhóm thực hành
Với đối tƣợng SV, mục tiêu của từng bài học và các nhiệm vụ dự kiến đã thiết kế ở trên; ngoài các phương pháp cơ bản trong dạy học THKT, luận án đề xuất phương pháp, kỹ thuật DHHT được sử dụng trong dạy học Thực hành điện cơ bản
nhƣ sau:
Nội dung bài thực hành Phương pháp, kỹ thuật DHHT (1
)
An toàn điện - Phương pháp tình huống
- Kỹ thuật khăn trải bàn - Phương pháp tình huống (2
)
Kỹ thuật nối dây và đi dây - Kỹ thuật khăn trải bàn - Dạy học theo dự án (3) Lắp ráp và sửa chữa các mạch - Kỹ thuật Puzzle Jigsaw điện chiếu sáng - Kỹ thuật khăn trải bàn Bài 3. Lắp ráp và sửa chữa mạch điện
chiếu sáng điều khiển tại một vị trí và
113
nhiều vị trí
Bài 4. Lắp ráp và sửa chữa mạch điện đèn huỳnh quang, đèn cao áp thuỷ ngân
Bài 5. Lắp ráp và sửa chữa mạch điện chiếu sáng tổng hợp.
- Phương pháp tình huống (4) Vận hành, bảo dưỡng động cơ điện
- Kỹ thuật khăn trải bàn
Về nhóm thực hành, GV chia SV có năng lực, sở thích, giới tính, tính cách, vùng miền đồng đều vào các nhóm (mỗi nhóm từ 4-6 SV). Các nhóm ổn định làm việc đến hết Bài thực hành 3. Lắp ráp và sửa chữa mạch điện chiếu sáng điều khiển tại một vị trí và nhiều vị trí của nội dung (3) thì chia lại nhóm thực hành theo kỹ thuật Puzzle Jigsaw, từ đó SV sẽ ổn định nhóm đến hết môn học.
Bước 4: Thiết kế môi trường hợp tác
Tạo ra sự hợp tác, trao đổi trước khi buổi thực hành diễn ra:
GV chủ động xây dựng các nguồn dữ liệu điện tử cơ sở gồm có: Tiến trình, yêu cầu, nhiệm vụ các bài thực hành, các thông tin bằng hình ảnh, clip về thao tác nối dây và đi dây, vận hành, bảo dưỡng động cơ điện (Có thể được sưu tầm từ nguồn trên internet hoặc từ các khóa học trước), danh sách chia nhóm dự kiến, “Sổ tay kỹ năng LVHT”. Nguồn cơ sở dữ liệu này sẽ đƣợc đăng tải lên Google Driver và Group Facebook của lớp và yêu cầu các nhóm SV nghiên cứu, trao đổi trước các buổi thực hành diễn ra.
Bố trí không gian lớp học:
Không gian thực hành đƣợc bố trí trong phòng thực hành Điện cơ bản, có diện tích khoảng 40m2, thoáng mát, bố trí các bàn thực hành theo thứ tự bài học; các bàn thực hành cách nhau tối thiểu 3m.
Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực:
Với các nội dung (1), (2), (4), SV trong cùng một nhóm phải sử dụng nội
dung kiến thức lý thuyết giống nhau để triển khai các thao tác và các nhiệm vụ thực hành chung, SV sẽ có xu hướng thảo luận cùng nhau, học hỏi, hỗ trợ thao tác lẫn nhau vì mục tiêu chung của nhóm.
GV tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau cho các SV trong mỗi nhóm, đòi hỏi cả nhóm phải chung sức mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ, cụ thể nhƣ sau:
Nội dung (1) - An toàn điện: Nhiệm vụ xử lý một số tình huống tai nạn điện đòi hỏi SV phải phối hợp với nhau bằng kỹ thuật đóng vai (đóng vai người bị tai nạn điện); phương pháp tình huống đòi hỏi SV phải tích cực thảo luận.
Nội dung (2) - Kỹ thuật nối dây và đi dây: chỉ cung cấp cho mỗi nhóm 02 kìm tuốt dây, 02 dao gọt cách điện, 02 kìm bấm cos; sản phẩm của cá nhân sẽ đƣợc ghép nối thành sản phẩm của nhóm, từ đó SV sẽ phụ thuộc vào nhau về thao tác, vừa quan sát, vừa hướng dẫn nhau vì kết quả chung.
Nội dung (3) - Lắp ráp và sửa chữa các mạch điện chiếu sáng: Sử dụng kỹ thuật Puzzle Jigsaw gồm 2 vòng: vòng 1 mỗi nhóm (từ 5-6 SV) phụ trách 1 nội dung thực hành, hoàn thành nhiệm vụ trong 5 tiết thực hành, trở thành “chuyên gia”
trong nội dung thực hành đó; vòng 2 chia lại nhóm sao cho mỗi nhóm đều có 1-2 chuyên gia của mỗi nội dung, thực hiện lại 3 bài thực hành với các nhiệm vụ khó hơn trong 9 tiết thực hành và 1 tiết tổng hợp đánh giá; SV sẽ chủ động, tích cực lĩnh hội mọi kiến thức, kỹ năng để trở thành “chuyên gia” bởi mỗi SV đều chịu trách nhiệm phần việc của mình, ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nhóm.
Nội dung (4) - Vận hành, bảo dưỡng động cơ điện: GV bố trí mỗi nhóm chỉ làm việc với 2 động cơ điện (một động cơ điện 1 pha, một động cơ điện 3 pha) nên phải cùng nhau thảo luận trên một đối tƣợng để giải quyết nhiệm vụ.
Tạo các nhóm học tập tranh đua
nội dung (1), (2), (4) các nhóm đều đƣợc giao các nhiệm vụ giống nhau, GV sẽ khuyến khích các nhóm tranh đua với nhau, nhóm nào hoàn thành nhanh, có chất lƣợng tốt sẽ đƣợc đánh giá cao hơn.
+ Cải tiến kiểm tra, đánh giá
GV phổ biến cho SV cách thức đánh giá qua quá trình làm việc của SV ở cả
115
chất lƣợng thực hành cá nhân, và cả hành vi, thái độ tích cực trong quá trình LVHT với nhóm. Điểm đánh giá cá nhân sẽ gồm 3 yếu tố: kết quả cá nhân, kết quả của các thành viên khác trong nhóm (hoặc của cả nhóm) và có điểm thưởng kỹ năng LVHT.
Bước 5: Chuẩn bị các điều kiện cho bài thực hành
GV đảm bảo cho các điều kiện tổ chức quá trình dạy học thực hành gồm:
máy chiếu, wifi, 6 bàn thực hành (kích thước cao khoảng 1-1,1m, diện tích mặt bàn khoảng 0,7 x 1,3m), các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho nội dung thực hành, có tủ đựng dụng cụ, vật liệu dùng chung; mỗi ca thực hành từ 15-20 SV, chia thành các nhóm từ 4-6 SV khi thực hiện nhiệm vụ từng bài thực hành.
* Sau khi thực hiện tiến trình Thiết kế nhiệm vụ thực hành, GV triển khai tiến trình Tổ chức hoạt động thực hành nhƣ trên Hình 3.3, trong đó Bước 4. Hướng dẫn kỹ năng LVHT sử dụng “Sổ tay kỹ năng LVHT” đã chuyển cho SV tìm hiểu trước đó, Bước 6. Tổ chức tổng kết, đánh giá sau bài thực hành có sử dụng biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
Biện pháp này được triển khai trước, trong và ngoài giờ thực hành, thiết lập nên mạng lưới tài liệu liên quan đến các nội dung thực hành luôn sẵn sàng để SV dễ dàng tiếp cận; SV có thể trao đổi và bàn bạc với nhau mọi lúc mọi nơi; việc định hướng, đánh giá, thúc đẩy của GV diễn ra thường xuyên liên tục.
Việc triển khai đồng bộ các biện pháp vào quá trình dạy học THKT sẽ cộng hưởng những tác động tích cực vào tiến trình học tập của SV, giúp SV vừa đảm bảo đƣợc kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu môn học, vừa phát triển kỹ năng LVHT.
K T LU N CHẾ Ậ ƯƠNG 3
Chương 3 luận án đã thực hiện được các nội dung với những kết quả và ý nghĩa khoa học nhƣ sau:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, trên cơ sở đặc điểm của dạy học THKT, tác giả đã xây dựng 5 biện pháp phản ánh những cách thức khác nhau tác động vào quá trình dạy học THKT nhằm phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
Các biện pháp đều xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện, với định hướng tạo ra những môi trường thuận lợi để SV LVHT với nhau và với GV. Các biện pháp đƣợc đƣa ra đáp ứng cho các giai đoạn từ thiết kế chuẩn bị dạy học đến tổ chức, điều khiển dạy học và kiểm tra đánh giá, nhằm mục đích vừa nâng cao kết quả học tập, vừa phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
Để triển khai dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV có hiệu quả, GV cần sử dụng phối hợp đồng bộ, đan xen các biện pháp với nhau.
Việc áp dụng các biện pháp cũng đòi hỏi GV cần đầu tƣ và chuẩn bị kỹ lƣỡng, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, năng lực của SV cũng như dựa vào nội dung cụ thể của các hoạt động thực hành.
Căn cứ trên những biện pháp đề xuất, luận án đã ứng dụng vào dạy học học phần Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV. Tính
khả thi cũng nhƣ hiệu quả của các biện pháp và vận dụng vào dạy học học phần Thực hành điện cơ bản sẽ được kiểm nghiệm, đánh giá ở chương 4 của luận án.
117