CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên
Nhận thức của GV về dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV là điều kiện tiên quyết và có tác động trực tiếp đến kỹ năng LVHT của SV trong dạy học THKT. Nếu không có nhận thức đúng đắn và toàn diện về vấn đề này, việc triển khai các hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV sẽ không có hiệu quả. Để tìm hiểu về nhận thức của GV về vấn đề này, tác giả đã đưa ra các đặc điểm cơ bản của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT và những nhiệm vụ chủ yếu của GV trong quá trình dạy học này.
Kết quả ý kiến của GV về đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm đƣợc thể hiện trên Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả ý kiến của GV về đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm
Ý kiến GV Đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát
TT Số đồng ý Số không
triển kỹ năng LVHT đồng ý
(Tỷ lệ)
(Tỷ lệ) 1 GV phải tham gia vào quá trình học tập của SV 23 29
51
nhiều hơn (44,2%) (55,8%)
2 GV phải chuẩn bị kỹ hơn trước mỗi bài thực hành 33 19 (63,5%) (36,5%) 3 SV hứng thú và tích cực hơn trong học tập 50 2
(96,1%) (3,9%) 4 SV chú tâm vào nhiệm vụ đƣợc phân công, ít 2 50
giao tiếp với GV và bạn học (3,9%) (96,1%) 5 SV có kỹ năng thực hành tốt thường hoạt động 19 33
nhiều hơn (36,5%) (63,5%)
6 SV vừa có trách nhiệm cá nhân, vừa có trách 51 1
nhiệm với nhóm (98%) (2%)
7 Các nhiệm vụ học tập đƣợc SV hoàn thành dễ 48 4
dàng hơn (92,3%) (7,7%)
8 Môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, bình 52 0
đẳng hơn (100%) (0%)
9 Kết quả học tập chung của lớp đƣợc cải thiện hơn 45 7 (86,5%) (13,5%) 10 Khó đánh giá đƣợc năng lực của từng cá nhân 16 36
(30,8%) (69,2%) Trong 10 đặc điểm cơ bản của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm đƣợc đƣa ra tại Bảng 2.4, có 6 đặc điểm là đúng và 4 đặc điểm là không đúng (đƣợc in đậm).
Phần lớn các GV đều nhận thức đúng về đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV; song ở đặc điểm thứ 2 “GV phải chuẩn bị kỹ hơn trước mỗi bài thực hành” là một đặc điểm cần phải có trước khi GV tổ chức thực hành trên lớp thì có đến 19 GV đƣợc khảo sát (chiếm 36,5%) không cho là nhƣ vậy, có thể họ nghĩ rằng GV chỉ cần chia nhóm và để SV tự làm việc theo nhiệm vụ sẵn có của các bài thực hành, song theo D.W.Johnson và R.T.Johnson [78] một trong năm yêu cầu cơ bản trong DHHT là phải đảm bảo sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. Để làm được điều này thì GV trước khi lên lớp phải thiết kế những nhiệm vụ thực hành thành những yêu cầu mà buộc SV phải tự nguyện nảy sinh sự
hợp tác tích cực, chính vì thế mà GV cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi bài thực hành.
Đặc điểm thứ nhất “GV phải tham gia vào quá trình học tập của SV nhiều hơn” không phải là một đặc điểm của dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, bởi GV là người theo dõi, quan sát, và chỉ nên tham gia định hướng cho SV khi thực sự cần thiết nhƣng có tới 23 GV (chiếm 44,2%) đồng ý.
Đặc điểm thứ 5 “SV có kỹ năng thực hành tốt thường hoạt động nhiều hơn” có đến 19 GV đồng ý (chiếm 36,5%). Theo quan điểm dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, GV khi tạo ra môi trường hợp tác tích cực, các SV đều sẽ có cơ hội được thực hành như nhau, mỗi người sẽ có những thế mạnh riêng và phụ trách những phần việc khác nhau khi cả nhóm phân chia nhiệm vụ.
Cũng có 16 GV đƣợc khảo sát (chiếm 30,8%) cho rằng dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV sẽ “Khó đánh giá được năng lực của từng cá nhân” (đặc điểm thứ 10). Thế nhưng trong dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, GV sẽ phải sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp, vừa đánh giá qua hoạt động của tập thể nhóm, vừa đánh giá hoạt động của từng cá nhân qua quá trình làm việc và khi hoàn thành công việc.
Kết quả ý kiến của GV về vai trò của GV trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm đƣợc thể hiện trên Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Kết quả ý kiến của GV về nhiệm vụ của GV trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm
Ý kiến GV Nhiệm vụ của GV trong dạy học THKT
TT Số đồng ý Số không
theo hướng phát triển kỹ năng LVHT đồng ý (Tỷ lệ)
(Tỷ lệ) 1 Phải hợp tác với SV để giúp các em hoàn 30 22
thành nhiệm vụ (57,7%) (42,3%)
2 Xây dựng các bài tập buộc SV phải hợp tác 45 7 với nhau mới có thể hoàn thành (86,5%) (13,5%) 3 Phải đánh giá cả tính tích cực của SV trong 44 8
53
kết quả cuối cùng (84,6%) (15,4%)
4 Phải theo dõi, định hướng thường xuyên 47 5
trong quá trình SV thực hành (90,4%) (9,6%)
5 Hướng dẫn cho SV cách đánh giá, cách suy 50 2 nghĩ, cách lắng nghe và tiếp nhận (96,1%) (3,9%) 6 Phải gợi ý cho SV đƣợc phân công phần 31 21
việc tập trung vào thế mạnh của mình (59,6%) (40,4%) 7 Tham gia hòa giải khi các nhóm không 35 17
thống nhất ý kiến (67,3%) (32,7%)
Trong số 7 nhiệm vụ đƣợc đƣợc ra, có 4 nhiệm vụ GV nên thực hiện và 3 nhiệm vụ GV không nên thực hiện khi triển khai hoạt động THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm (nhiệm vụ 1, 6, 7 đƣợc in đậm). Một kết quả khá ngạc nhiên là ở cả 3 nhiệm vụ GV không nên thực hiện khi triển khai hoạt động THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm, tỷ lệ các GV nhầm lẫn đều khá cao. Ở nhiệm vụ thứ nhất cũng có 30 GV (chiếm 57,7%) cho rằng GV cần “phải hợp tác với SV để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ”. Trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm, GV sẽ tổ chức, thiết lập các mối quan hệ tương tác để SV chủ động phân chia nhiệm vụ, tự có ý thức hợp tác với nhau và có thể tranh thủ ý kiến của GV khi thấy cần thiết. GV là người theo dõi, hỗ trợ chứ không trực tiếp tham gia vào quá trình làm việc của SV. Còn ở nhiệm vụ 6 “phải gợi ý cho SV đƣợc phân công phần việc tập trung vào thế mạnh của mình” chỉ có 21 GV (tương đương 40,4%) không đồng ý. Hai yêu cầu của dạy học thực hành theo hướng phát triển kỹ năng LVHT là vừa đảm bảo SV thực hiện đƣợc những kỹ năng, kỹ xảo thực hành, vừa phát triển đƣợc kỹ năng LVHT, chính vì thế phải thiết kế các nhiệm vụ làm sao để SV không chỉ phát huy phần việc thế mạnh của mình, mà các em phải đƣợc thực hành đa dạng, toàn diện.
Trong nhiệm vụ 7 cũng có tới 35 GV (tương đương với 67,3%) nhầm lẫn khi cho rằng GV cần “tham gia hòa giải khi các nhóm không thống nhất ý kiến”, điều này cũng không cần thiết bởi việc xung đột ý kiến trong quá trình làm việc nhóm là
một trong những yếu tố thực tế khách quan, và SV sẽ cần có kỹ năng xử lý, hóa giải những xung đột này nếu muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của nhóm.
Thông qua phỏng vấn trực tiếp các GV, tác giả cũng điều tra thêm nhận thức của họ về tầm quan trọng của hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm. Hầu hết GV đều đánh giá cao PPDH này, họ cho rằng PPDH thực hành này sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực, vừa giúp cho SV nâng cao đƣợc kết quả trong học tập, vừa phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết để SV có thể làm việc, cộng tác với nhau, rất phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của các em sau này.
Nhƣ vậy có thể khẳng định đại đa số các GV đƣợc hỏi về cơ bản đều có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, đặc điểm, những yêu cầu cơ bản của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm. Họ cũng đã xác định đƣợc vai trò của mình trong việc phát triển kỹ năng LVHT cho SV trong hoạt động dạy học THKT. Tuy nhiên, GV vẫn còn những nhầm lẫn nhất định về nhiệm vụ cụ thể của GV trong quá trình dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT. Khá nhiều GV nhầm lẫn rằng trong dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV cần phải hợp tác với SV, tham gia tích cực và sẵn sàng giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình LVHT của SV.
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên
Tìm hiểu nhận thức của SV về dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm là một cơ sở quan trọng để đƣa ra những biện pháp trong tổ chức dạy học sau này. Khi SV có những nhận thức đúng sẽ có sự chủ động, hiệu quả trong quá trình hợp tác với các SV khác để thực hiện nhiệm vụ học tập, đồng thời cũng sẽ có ý thức phát triển kỹ năng LVHT của bản thân mình.
Để tìm hiểu nhận thức của SV, tác giả đã đƣa ra 10 đặc điểm cơ bản của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT của SV Sư phạm, trong đó có 7 đặc điểm đúng và 3 đặc điểm không đúng. Quá trình tìm hiểu nhận thức của SV đƣợc thực hiện trên hai nhóm đối tƣợng: một nhóm là 133 SV năm thứ nhất, một nhóm là 415 SV năm thứ 3, 4, 5.
55
Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.6 và Bảng 2.7 dưới đây. Trong đó Bảng 2.6 là kết quả ý kiến của SV năm thứ nhất, Bảng 2.7 là kết quả ý kiến của SV năm thứ 3, 4, 5.
Bảng 2.6. Kết quả ý kiến của SV năm thứ nhất về đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm
Ý kiến SV Đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ Đồng ý Không
TT năng LVHT đồng ý
(Tỷ lệ)
(Tỷ lệ) 1 GV phải tham gia vào quá trình học tập của SV nhiều 99 34
hơn (74,4%) (25,6%)
2 SV hứng thú và tích cực hơn trong học tập 122 11
(91,7%) (8,3%) 3 SV sẽ làm việc ít hơn so với thực hành độc lập 96 37
(72,1%) (27,9%) 4 SV sẽ chú tâm vào nhiệm vụ đƣợc phân công, ít giao 28 105
tiếp với GV và bạn học (21%) (79%)
5 SV sẽ đƣợc trao đổi, phát biểu ý kiến nhiều hơn 115 18 (86,5%) (13,5%)
6 SV cởi mở hơn, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau 121 12
(90,9%) (9,1%) 7 SV vừa có trách nhiệm cá nhân, vừa có trách nhiệm với 129 4
nhóm (97%) (3%)
8 Môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, bình đẳng hơn 118 15 (88,7%) (11,3%) 9 SV sẽ hiểu bài hơn và nâng cao kỹ năng, kỹ xảo trong thực 107 26
hành (80,4%) (19,6%)
10 Cách đánh giá kết quả chung cả nhóm sẽ không công bằng 52 81 (39,1%) (60,9%)
Bảng 2.7. Kết quả ý kiến của SV năm thứ 3,4,5 về đặc điểm của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm
Ý kiến SV Đặc điểm của dạy học THKT theo hướng
TT Đồng ý Không
phát triển kỹ năng LVHT đồng ý
(Tỷ lệ)
(Tỷ lệ) 1 GV phải tham gia vào quá trình học tập của SV nhiều 98 317
hơn (23,6%) (76,4%)
2 SV hứng thú và tích cực hơn trong học tập 358 57
(86,3%) (13,7%) 3 SV sẽ làm việc ít hơn so với thực hành độc lập 169 246
(40,7%) (59,3%) 4 SV sẽ chú tâm vào nhiệm vụ đƣợc phân công, ít giao 57 358
tiếp với GV và bạn học (13,7%) (86,3%)
5 SV sẽ đƣợc trao đổi, phát biểu ý kiến nhiều hơn 384 31 (92,5%) (7,5%)
6 SV cởi mở hơn, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau 342 73
(82,4%) (7,6%) 7 SV vừa có trách nhiệm cá nhân, vừa có trách nhiệm với 396 19
nhóm (95,4%) (5,6%)
8 Môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, bình đẳng hơn 390 25
(94%) (6%)
9 SV sẽ hiểu bài hơn và nâng cao kỹ năng, kỹ xảo trong thực 367 48
hành (88,4%) (11,6%)
10 Cách đánh giá kết quả chung cả nhóm sẽ không công bằng 289 126 (69,6%) (30,4%)
Trong số 10 đặc điểm đƣợc đƣa ra để khảo sát SV, có 7 đặc điểm đúng và 3 đặc điểm không đúng (đặc điểm 1,3,4 đƣợc in đậm). Trong số các đặc điểm này, phần lớn các đặc điểm SV đều có nhận thức đúng đắn, tuy nhiên vẫn còn có 4 đặc điểm mà nhiều SV hiểu chƣa đúng là các đặc điểm 1, 3, 4 và 10. Cũng có sự khác nhau về nhận thức giữa SV năm thứ nhất và các SV năm thứ 3, 4, 5. Sự khác nhau này đƣợc thể hiện ở Hình 2.1.
57
Tỷ lệ (%)
Hình 2.1. Thực trạng nhầm lẫn về đặc điểm dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT của SV Sư phạm
Có đến 99/133 SV năm thứ nhất đƣợc khảo sát (chiếm 74,4%) và 98/415 SV năm thứ 3, 4, 5 đƣợc khảo sát (chiếm 23,6%) cho rằng trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV thì “GV phải tham gia vào quá trình học tập của SV nhiều hơn” (đặc điểm thứ nhất), mặc dù điều này là không nên.
đặc điểm thứ 3 “SV sẽ làm việc ít hơn so với thực hành độc lập”, có
96/133 SV năm thứ nhất (chiếm 72,1%), 169 SV năm thứ năm thứ 3, 4, 5 (chiếm 40,7%) đồng ý. Khi phỏng vấn sâu một số SV có nhận định này, tác giả có đƣợc những ý kiến nhƣ sau:
Em N.B.L, SV năm thứ nhất khoa Sƣ phạm kỹ thuật, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên cho rằng: “Nếu thực hành theo nhóm hợp tác, mỗi người sẽ thực hiện một công việc nên nhiệm vụ của nhóm sẽ nhanh chóng được hoàn thành hơn so với làm một mình”.
Em Đ.M.N, SV năm thứ tƣ lớp Điện - Điện tử, ĐHSP Kỹ thuật Nam Định phân tích: “Sẽ chỉ có bạn trưởng nhóm làm việc nhiều hơn, còn các bạn khác sẽ làm ít hơn vì khối lượng công việc là không đổi”.
Nhƣ vậy, khá nhiều SV hiểu chƣa đúng ý “làm việc” khi nghĩ rằng “làm việc” chỉ là thực hành mà quên đi các hoạt động khác trong khi làm việc nhóm nhƣ:
trao đổi, thảo luận, hướng dẫn hỗ trợ, chia sẻ… các nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ cả nhóm.
Đặc điểm thứ 10 “Cách đánh giá kết quả chung cả nhóm sẽ không công bằng” có đến 81/133 SV năm thứ nhất (chiếm 60,9%) và 126/415 (chiếm 30,4%) SV năm thứ 3,4,5 nhận thức không đúng. Bởi nếu chỉ đánh giá kết quả của SV qua việc đánh giá kết quả chung cả nhóm đúng là sẽ có sự không công bằng, bởi dù làm việc trong tập thể nhóm nhƣng cũng sẽ có những cá nhân có sự tích cực, có năng lực tốt. Chính vì vậy trong đánh giá kết quả của SV trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, cần phải có sự kết hợp của các phương pháp đánh giá khác.
Từ kết quả khảo sát thực trạng nêu trên có thể thấy rằng hiện nay, phần lớn SV đã hiểu được những đặc điểm cơ bản về dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, song bên cạnh đó vẫn còn có nhiều SV chƣa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này, trong đó SV năm thứ 3, 4, 5 sau khi đã trải qua các hoạt động học tập thực hành chuyên ngành có hiểu biết tốt hơn SV năm thứ nhất mới vào trường.