Mục đích khảo sát

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của GV về dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm.

Đánh giá thực trạng tổ chức dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng

Đánh giá về vai trò kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật trong thực tiễn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm.

Tìm hiểu khái quát thực trạng kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Gồm ba nhóm đối tƣợng, cụ thể nhƣ sau:

Nhóm 1: Các GV đang trực tiếp công tác, giảng dạy tại các trường CĐSP Nam Định, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.

Tổng số GV đƣợc khảo sát là 52, phần lớn đều có kinh nghiệm công tác, tham gia trực tiếp giảng dạy các môn học THKT, một số GV là cán bộ quản lý.

Trình độ và kinh nghiệm công tác của GV đƣợc thể hiện trên Bảng 2.1.

GV có trình độ Thạc sĩ là 34, chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 63,5%, sau đó là số GV có trình độ Tiến sĩ với 17 người (chiếm 32,7%). Trong đó, có 30 GV có thâm niên công tác từ 5-15 năm (chiếm 57,7%), đây là đối tƣợng GV khá thích hợp để giảng dạy các môn học thực hành, bởi họ đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, vẫn còn đảm bảo sức khỏe để hoạt động các thao tác thực hành, vẫn trong độ tuổi

45

thường xuyên cập nhật đổi mới các PPDH, các công nghệ kỹ thuật mới trong và

ngoài nước để nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành của mình.

Bảng 2.1.Thông tin của Giảng viên được khảo sát

Trình độ Kinh nghiệm công tác Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trên 15 Từ 5-15 Dưới 5

năm năm năm

Số GV 17 34 1 18 30 4

Tỷ lệ 32,7% 63,5% 3,8% 34,6% 57,7% 7,7%

Nhóm 2: SV Sƣ phạm năm thứ nhất, năm thứ 3, 4, 5 các ngành kỹ thuật tại các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Tổng số SV đƣợc khảo sát là 554, trong đó có 135 SV năm thứ nhất và 419 SV năm thứ 3, năm thứ 4 và năm thứ 5. Thông tin cụ thể của các SV đƣợc khảo sát đƣợc thể hiện trên Bảng 2.2

Bảng 2.2. Thông tin của Sinh viên được khảo sát

Đối tƣợng Cơ sở theo học

Trường Trường Trường

Năm 1 Năm 3,4,5 ĐHSP ĐHSP KT ĐH KTCN

Hà Nội Nam Định Thái Nguyên

Số SV 135 419 63 204 287

Tỷ lệ 24,4 % 75,6 % 11,4 % 36,8 % 51,8 %

Theo chương trình đào tạo Sư phạm kỹ thuật thì SV năm thứ nhất là những SV đang được tiếp cận nội dung học tập các học phần đại cương; nội dung chuyên ngành các em đang đƣợc học các học phần lý thuyết, chƣa có các nội dung thực hành, tức là những hiểu biết của các em về hoạt động thực hành về cơ bản vẫn còn mang tính chủ quan. Đối với SV năm thứ 3, năm thứ 4 và năm thứ 5 là những SV đều đã đƣợc tham gia học tập các nội dung chuyên ngành THKT, chính vì vậy sẽ có

nhận thức và đánh giá cá nhân về hoạt động thực hành nói chung và THKT nói riêng.

Nhóm 3: Các cựu SV Sƣ phạm kỹ thuật đã tốt nghiệp, hiện nay làm việc tại các địa phương trong cả nước với nhiều môi trường khác nhau. Luận án đã khảo sát

46 cựu SV, trong đó một số cựu SV tiếp tục học lên Thạc sỹ, Tiến sỹ về dạy học kỹ thuật (phần lớn là các cựu SV tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Cao đẳng, Đại học); một số cựu SV trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất kỹ thuật; một số làm việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước; một số SV làm trái ngành nghề kỹ thuật nhƣ làm kinh doanh, xây dựng, đầu tƣ. Thông tin cụ thể của các cựu SV đƣợc khảo sát đƣợc thể hiện trên Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thông tin của cựu Sinh viên được khảo sát Thời gian công tác Môi trường công tác

Dưới 5 Từ 5-15 Trên 15 Các doanh Làm trái Giảng dạy nghiệp về ngành kỹ

năm năm năm

kỹ thuật thuật

Số cựu SV 12 21 13 21 11 14

Tỷ lệ 26,1 % 46,6 % 27,3 % 46,6 % 23,9 % 29,5 % Các cựu SV đƣợc khảo sát đều rất nhiệt tình, cởi mở đƣa ra ý kiến của mình và sẵn sàng hỗ trợ trong quá trình đƣợc điều tra, phỏng vấn.

2.1.3. Phương pháp, nội dung và tiến trình khảo sát 2.1.3.1. Sử dụng phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế thành 2 nội dung: Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT và tìm hiểu về kỹ năng LVHT của SV Sư phạm kỹ thuật hiện nay. Trước khi điều tra chính thức, từ tháng 9/2018 - 11/2018, tác giả có tiến hành điều tra thử với 10 GV ở cả 2 trường CĐSP Nam Định và Đại học Sƣ phạm kỹ thuật Nam Định, 72 SV năm thứ 2 khoa Điện - Điện tử trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định. Việc điều tra thử góp phần

47

chính xác hóa phiếu khảo sát qua việc đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực cũng nhƣ mối tương quan giữa các nội dung trong phiếu khảo sát, từ đó chuẩn hóa lại phiếu khảo sát để tiến hành điều tra chính thức trên 52 GV và 554 SV. Quá trình điều tra chính thức bằng phiếu khảo sát diễn ra theo 2 đợt: đợt một vào tháng 4 năm 2018 và đợt 2 vào tháng 10 năm 2018.

Nội dung 1: Tìm hiểu thực trạng việc tổ dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT gồm 2 phiếu khảo sát, một dành cho GV và một dành cho SV (Phụ lục 1 và 2).

Phiếu khảo sát GV-01 dành cho GV gồm có:

+ Câu hỏi 1-2: Tìm hiểu nhận thức của GV về yêu cầu và vai trò của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm.

Câu hỏi 3-6: Tìm hiểu thực trạng việc dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm.

Câu hỏi 8: Tìm hiểu ý kiến đánh giá khái quát của GV về dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm.

Phiếu khảo sát SV-01 dành cho SV gồm có:

Câu hỏi 1: Tìm hiểu nhận thức của SV về dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV.

Câu hỏi 2-5: Tìm hiểu thực trạng việc dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV.

Câu hỏi 6: Tìm hiểu ý kiến của SV tự đánh giá về kỹ năng LVHT của bản thân.

Nội dung 2: Tìm hiểu về kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay gồm 2 phiếu khảo sát, một dành cho GV và một dành cho SV.

Câu hỏi 7 - Phiếu khảo sát GV-01 dành cho GV: Tìm hiểu đánh giá của GV về kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay.

Câu hỏi 7 - Phiếu khảo sát SV-01 dành cho SV: Tìm hiểu ý kiến tự đánh giá của SV Sƣ phạm kỹ thuật về kỹ năng LVHT của mình hiện nay.

Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát cho 52 GV và 554 SV ở cả bốn cơ sở đào tạo. Riêng các SV, tác giả trực tiếp hoặc nhờ các GV giảng dạy giới thiệu và hướng dẫn về cách thức trả lời phiếu. Tuy nhiên, vẫn còn một số phiếu không đúng thể thức đánh giá nhƣ: cùng một nội dung nhƣng đƣa ra nhiều hơn một ý kiến (vừa

“Đồng ý” vừa “Không đồng ý”; vừa chọn mức độ “Tốt”, vừa chọn mức độ “Khá tốt”); có những phiếu lại không đƣa ra ý kiến cho một số nội dung đƣợc hỏi. Sau khi sàng lọc những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả đã tổng hợp và đƣa vào xử lý 548 phiếu.

2.1.3.2. Quan sát sư phạm

Bằng phương pháp này, trên cơ sở lý luận của đề tài và mục đích khảo sát, tác giả sử dụng phiếu quan sát trực tiếp 28 giờ dạy học thực hành, trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng từ trước đánh giá các hoạt động của GV, những kỹ năng LVHT của SV và biểu hiện của những kỹ năng đó nhằm bổ sung, lý giải cho những số liệu điều tra trên diện rộng bằng phiếu khảo sát.

Về cách tiến hành, tác giả trao đổi với GV về mục đích và ý nghĩa của việc quan sát, sau khi có sự đồng ý của GV, tác giả tiến hành quan sát đồng thời theo hai cách:

Cách thứ nhất, tác giả bí mật ghi lại một số hình ảnh để SV không biết mình bị quan sát.

Cách thứ hai, dự giờ thực hành của SV và tiến hành ghi chép tiến trình diễn ra trong quá trình dạy học thực hành.

Quá trình quan sát được đảm bảo tính tự nhiên, không ảnh hưởng đến tâm lí khách thể, các nhóm SV, GV và tiến trình diễn ra giờ học.

Về thiết bị, phương tiện quan sát: Ngoài ghi chép đánh giá trên Phiếu quan sát, tác giả đã sử dụng máy ghi âm, máy quay để lưu giữ thông tin. Những thông tin thu thập đƣợc tiếp tục xử lý, đánh giá.

Các kết quả quan sát sẽ đƣợc phân tích định tính nhằm minh họa thêm cho kết quả nghiên cứu, làm rõ hơn những kết quả khảo sát thực trạng qua các phiếu

49

trƣng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu. Các nội dung thu thập đƣợc trong quá trình quan sát sẽ được đưa vào đánh giá tương ứng trong các phiếu trưng cầu ý kiến.

Nội dung Phiếu quan sát PQS-01 đƣợc thể hiện trên Phụ lục 5.

2.1.3.3. Phỏng vấn

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu đƣợc từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng nhằm đánh giá trung thực, khách quan; khẳng định thêm cơ sở về mặt thực tiễn các kết quả nghiên cứu thực trạng qua điều tra phiếu khảo sát cả về định lƣợng và về định tính.

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 đối tƣợng cụ thể nhƣ sau:

Phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia GV-03 dành cho các GV, cố vấn học tập, các chuyên gia về PPDH: Xin ý kiến về việc phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm kỹ thuật qua dạy học THKT (Phụ lục 6).

Phiếu trưng cầu ý kiến cựu sinh viên CSV - 01 dành cho các cựu SV Sƣ phạm kỹ thuật đã tốt nghiệp ra trường công tác: Tìm hiểu về vai trò của kỹ năng LVHT trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp (Phụ lục 7).

Phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên SV-03 dành cho SV Sƣ phạm kỹ thuật: Lấy kiến SV Sƣ phạm kỹ thuật về nhận thức và thực trạng kỹ năng LVHT của SV hiện nay (Phụ lục 8).

Bên cạnh phương pháp phỏng vấn bằng các Phiếu trưng cầu ý kiến nêu trên, tác giả cũng sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng trên về một số thực trạng cần đánh giá thông qua một số câu hỏi được chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn trên nhằm 2 mục đích:

Thiết kế, điều chỉnh bảng hỏi trước khi điều tra chính thức.

Bổ sung cho những kết quả thu đƣợc từ các phiếu khảo sát và các hoạt động quan sát nhằm làm rõ thực trạng.

Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi luôn tạo ra tinh thần cởi mở, xây dựng mối quan hệ thân thiết với những người được phỏng vấn.

Quan điểm khi triển khai quá trình phỏng vấn là nhằm thu thập thông tin khách quan, ít tập trung vào các đánh giá các yếu tố chủ quan của khách thể, coi việc

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w