Kết quả kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 137 - 141)

CHƯƠNG 4 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

4.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia

4.2.2. Kết quả kiểm nghiệm

Qua quá trình khảo sát, trao đổi thăm dò ý kiến các chuyên gia, tác giả nhận thấy hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với đề xuất của đề tài về khái niệm, cấu trúc của kỹ năng LVHT và các biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT của SV. Trong đó, nhiều chuyên gia nhận định mỗi một nội dung THKT khác nhau, tùy vào điều kiện dạy học cụ thể mà việc ứng dụng các biện pháp cho phù hợp. Vì thế, trong cùng một chủ đề học tập, khi áp dụng các biện pháp này, GV không nhất thiết phải xây dựng các giáo án cố định mà có thể linh hoạt cho phù hợp với các điều kiện cụ thể. Các đánh giá đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Việc hướng dẫn SV qua Sổ tay kỹ năng LVHT là hết sức cần thiết trong dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, song cần ngắn gọn, súc tích, chỉ dẫn cụ thể và tường minh hơn.

Tiến trình thiết kế nhiệm vụ hợp tác và tổ chức dạy học thực hành về cơ bản đảm bảo tính khoa học, khả thi. Tuy nhiên, việc áp dụng 2 tiến trình này cũng đòi hỏi GV phải đầu tƣ nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, việc thực hiện phải nghiêm túc, tích cực, vận dụng một cách linh hoạt, và khi vận dụng tiến trình trên thực tế có thể khác đi.

Các biện pháp đưa ra đều phù hợp với xu hướng dạy học THKT trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo đƣợc tính ứng dụng toàn diện và hệ thống trong dạy học các môn THKT khác nhau.

Về biện pháp sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học theo nhóm, tác giả đưa ra 4 phương pháp, kỹ thuật có tính ứng dụng khá cao, song còn có thể khai thác nhiều hơn các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác.

Biện pháp ”xây dựng môi trường hợp tác qua ứng dụng CNTT và truyền thông” là phù hợp xu thế hiện nay, song phải có đầy đủ thiết bị, hệ thống CNTT, bên cạnh đó quá trình thực hành phải diễn ra trong một thời gian đủ dài, SV có nhiều thời gian để tham gia khai thác hệ thống mới có hiệu quả.

121

Biện pháp đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả thực hành của SV đã tạo ra đƣợc động lực LVHT, song trên thực tế còn phải phụ thuộc vào quy chế đào tạo học phần.

Nếu thực hiện đƣợc các biện pháp đã đề xuất vào dạy học THKT một cách có chất lƣợng, đồng bộ sẽ đem lại những hiệu quả tích cực, vừa nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học, vừa phát triển đƣợc kỹ năng LVHT của SV.

Việc ứng dụng 5 biện pháp đã đề xuất vào dạy học Thực hành điện cơ bản có tính khoa học, song việc triển khai thực hiện phụ thuộc khá nhiều vào sự tâm huyết, năng lực sƣ phạm của GV và sự tích cực trong học tập của SV.

4.2.2.2. Kết quả định lượng

Sau khi tổng hợp Phiếu trưng cầu ý kiến của 35 chuyên gia về 05 biện pháp đã xây dựng ở Chương 3, thu được kết quả như sau (Bảng 4.2; 4.3 và 4.4):

Bảng 4.2. Đánh giá khái quát về các biện pháp đã xây dựng 3- Mức cao, 2- Mức vừa, 1-Mức thấp

Tính khoa học, Tính khả thi Tính hiệu quả Nội dung đánh giá logic

3 2 1 3 2 1 3 2 1

Biện pháp 1: Nâng cao tri thức hợp tác 26 9 0 31 4 0 25 10 0 cho SV qua Sổ tay làm việc hợp tác

Biện pháp 2: Xây dựng tiến trình dạy

học THKT theo hướng phát triển kỹ 19 14 2 22 12 1 18 10 7 năng LVHT

Biện pháp 3: Sử dụng các phương 27 7 1 23 10 2 28 5 2 pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác

Biện pháp 4: Xây dựng môi trường hợp

tác qua ứng dụng CNTT và truyền 29 6 0 25 9 1 31 3 1 thông

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh

giá việc dạy học theo hướng phát triển 22 12 1 16 13 6 21 12 2 kỹ năng LVHT cho SV

biện pháp 1, trên 74% chuyên gia đánh giá có tính khoa học, logic ở mức cao, nhiều chuyên gia cho rằng này khi áp dụng biện pháp vào dạy học THKT sẽ có tính khả thi và đem lại hiệu quả tốt.

biện pháp 2, vẫn còn nhiều băn khoăn của chuyên gia khi thực hiện biện pháp theo tiến trình đã đề xuất, điều này thể hiện ở các thông số đánh giá. Có 16/35 chuyên gia cho rằng tiến trình dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT do tác giả đề xuất có tính khoa học, logic ở mức chƣa cao. Tính khả thi và tính hiệu quả vẫn còn nhiều chuyên gia băn khoăn, điều này cũng đƣợc chuyên gia phân tích khi đƣợc phỏng vấn sâu bởi nhiều chuyên gia cho rằng tính khả thi và tính hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào GV.

biện pháp 3 và biện pháp 4, phần lớn chuyên gia (trên 80%) đều đánh giá có tính khoa học, khả thi và sẽ đem lại hiệu quả tốt nếu đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học.

biện pháp 5, kết quả đánh giá của chuyên gia cho thấy vẫn có những băn khoăn nhất định về tính khả thi khi có 6/35 chuyên gia cho rằng tính khả thi của biện pháp này ở mức thấp.

Ngoài các ý kiến đánh giá trong Phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia, tác giả cũng nhận được một ý kiến bổ sung thêm của các chuyên gia. Dưới đây trình bày một số ý kiến có giá trình nhƣ sau:

- Nên chăng có riêng cuốn Sổ tay làm việc hợp tác trong THKT, bởi THKT có những đặc điểm hợp tác đặc trưng riêng biệt, khi đó việc định hướng SV sẽ tập trung và có hiệu quả hơn.

Tiến trình dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT chưa mang tính khái quát cao, nên phân tích rõ hơn sự khác nhau khi áp dụng tiến trình này ở những dạng bài THKT khác nhau.

- Về biện pháp 3, các kỹ thuật dạy học theo nhóm khác liệu có thể áp dụng đƣợc hay không, ví dụ nhƣ kỹ thuật ổ bi, bể cá, phòng tranh… Nếu có thì cần khái quát rõ hơn.

123

- Về biện pháp ứng dụng CNTT và truyền thông, có cách thức nào để đánh giá sự tích cực và hiệu quả của SV?

- Việc kiểm tra - đánh giá kết quả của SV cũng cần căn cứ vào quy định đánh giá học phần, có thể phải dự kiến cả về một số tình huống “lách luật” của SV, bởi có thể SV sẽ làm hộ lẫn nhau, khi đó tuy là nâng cao kỹ năng LVHT, nhƣng sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành từng cá nhân.

Về kết quả đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp vào dạy học Thực hành điện cơ bản của 9 chuyên gia là GV có chuyên môn và trực tiếp giảng dạy các môn học ngành Kỹ thuật điện, tác giả thu đƣợc kết quả sau:

Tiến trình thiết kế nhiệm vụ thực hành tổ chức hoạt động thực hành khi áp dụng vào dạy học Thực hành điện bản có tính logic cao (7/9 GV đồng ý).

Các nhiệm vụ thực hành đƣợc thiết kế khá phù hợp với khả năng của SV Sƣ phạm hệ Đại học năm thứ 2 (6/9 GV cho là phù hợp, 3/9 GV cho là bình thường).

Các biện pháp dạy học Thực hành điện cơ bản sẽ phát triển kỹ năng LVHT của SV ở mức độ tốt và rất tốt (9/9 GV đồng ý với ý kiến này), và cho rằng nếu áp dụng các biện pháp này sẽ ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của SV (6/9 GV đồng ý).

Có đến 8/9 GV đều đồng ý với quan điểm dạy học Thực hành điện cơ bản được định hướng theo PPDH đã nêu sẽ có tính khả thi cao.

Từ kết quả tổng hợp Phiếu trưng cầu ý kiến và một ý kiến góp ý của một số chuyên gia nêu trên, có thể rút ra các kết luận sau:

5 biện pháp đảm bảo đƣợc tính khoa học, tính khả thi song đòi hỏi phải có những yêu cầu nhất định.

Các biện pháp đã đề xuất có tính ứng dụng cao, song mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào năng lực, sự tâm huyết nghề nghiệp của GV, sự nhiệt tình tham gia của SV.

Việc sử dụng các biện pháp này đồng bộ sẽ tạo hứng thú cho SV, vừa giúp nâng cao chất lƣợng dạy học, vừa phát triển đƣợc kỹ năng LVHT cho SV.

Phương án vận dụng những biện pháp vào dạy học Thực hành điện bản là khả thi. Có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp này vào dạy học THKT ở các nội dung khác.

Nhìn chung, những ý kiến góp ý và gợi mở của các chuyên gia là rất giá trị, giúp tác giả hoàn thiện các biện pháp mà đề tài đã xây dựng.

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w