CHƯƠNG 4 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
4.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.3.3. Kết quả thực nghiệm
* Tổng hợp kết quả qua dự giờ, quan sát
Thông qua số liệu thu đƣợc qua dự giờ, quan sát trực tiếp 10 buổi thực hành của các lớp TN và ĐC có thể khẳng định thái độ, tinh thần LVHT của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Cụ thể ở nhóm TN, kết quả các kỹ năng LVHT của SV phần lớn đều ở mức cao và vừa, ngƣợc lại ở nhóm ĐC các kỹ năng LVHT đều đƣợc đánh giá khá thấp. Điều này cho thấy trong nhóm TN với các nhiệm vụ thường được trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng, việc phân công công việc và hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình làm việc tạo ra môi trường LVHT thường xuyên, giúp cho mỗi SV có trách nhiệm cao hơn, biết đồng tâm hợp lực hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tham gia và biết động viên các thành viên khác; qua quá trình làm việc tinh thần, thái độ, thói quen LVHT của SV cũng đƣợc nâng lên một mức đáng kể. Chính vì thế, đây cũng là thông số khẳng định vì sao mức độ phát triển kỹ năng LVHT của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Tổng hợp kết quả thu đƣợc qua dự giờ, quan sát quá trình thực hành ở lớp TN và ĐC, có thể rút ra một số nhận định sau:
Giờ dạy ở lớp ĐC: mặc dù được chuẩn bị kỹ và đảm bảo chất lượng tương đương với giờ dạy ở lớp TN, hình thức thực hành tuy theo nhóm nhưng kết quả mang tính độc lập, kết quả thu đƣợc chƣa cao, chƣa phát huy đƣợc khả năng cộng tác làm việc lẫn nhau, chƣa có sự phụ thuộc tích cực giữa các SV, giữa SV và GV.
- Giờ dạy ở lớp TN: GV sử dụng các biện pháp ứng dụng CNTT để tạo môi trường tương tác cho SV ngay từ trước khi lên lớp đến hết cả giai đoạn thực hành, kết hợp với các biện pháp khác đã tạo nên một không khí tích cực, sôi nổi, đua nhau
131
học tập giữa các nhóm thực hành. SV rất hứng thú và say sƣa học tập với tinh thần trách nhiệm của một “chuyên gia”.
Quan sát trong quá trình dự giờ kết hợp với trao đổi phỏng vấn SV ở lớp TN cho thấy ban đầu SV còn khá “ấm ức” vì mình phải chuẩn bị và làm việc nhiều hơn các bạn lớp ĐC, việc phải làm việc nhóm với một số yêu cầu trong Sổ tay làm việc hợp tác còn lúng túng. Tuy nhiên, sau vài lần được GV hướng dẫn, chỉ sang buổi làm việc thứ hai, phần lớn SV đều rất vui vẻ, hào hứng tham gia các hoạt động trao đổi với nhau, mọi người được nêu ý kiến của mình, cùng LVHT với bạn học trong nhóm; về kỹ năng LVHT của SV cũng dần nâng cao, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập, phát triển các mối quan hệ có thể thấy rõ sự chuyển biến trong thời gian ngắn.
Qua quá trình thực hành và kết quả đánh giá thực hành của SV
Kết quả bài báo cáo thực hành cá nhân sau mỗi bài thực hành cho thấy kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic, sâu sắc, sáng tạo của lớp TN nổi trội hơn so với lớp ĐC. Sinh viên ở lớp TN không chỉ biết cách khai thác những nguồn thông tin có sẵn trong tài liệu mà còn biết tìm kiếm những thông tin tham khảo. Vì thế, SV tự chủ, tích cực trong việc tìm ra và lĩnh hội kiến thức, điều đó dẫn
đến kết quả học tập ở lớp TN cao hơn.
Về các hoạt động thực hành cần thao tác, các SV trong cùng một nhóm luôn chủ động hướng dẫn, hỗ trợ lẫn nhau, vì thành tích chung của nhóm. Đặc biệt là qua kết quả bài kiểm tra ở Bài thực hành số 2 và Bài thực hành số 5 đã cho thấy rõ: cùng một nhiệm vụ đặt ra nhƣng những SV ở lớp TN thao tác khoa học, nhanh nhạy, theo đúng quy trình, thể hiện rõ đƣợc sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đƣợc đặt ra.
Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu
Để bổ sung cho những đánh giá bằng phiếu hỏi và phiếu quan sát cả về tinh thần, chất lượng học tập và kỹ năng LVHT của SV, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số SV trong lớp TN, ĐC và với GV trực tiếp giảng dạy.
Kết quả thu đƣợc: Hầu hết SV các lớp TN đƣợc phỏng vấn đều cảm nhận hứng thú với cách học mới bởi đƣợc giao tiếp, cộng tác và thấy ”vui vẻ” hơn, qua đây các em cũng tự nhận thấy kỹ năng LVHT của mình đƣợc tập luyện và phát triển. Ngược lại, ở các lớp ĐC vẫn được chia nhóm truyền thống, nhiệm vụ thường đƣợc giao chung cho cả nhóm nên kết quả không mấy thay đổi so với thực trạng luận án đã điều tra được trên diện rộng ở Chương 2.
Em P.H.Hải - SV lớp Điện - Điện tử 12B tham gia lớp TN1 đã nhận xét:
“Chúng em thấy rất thú vị với phương pháp học nhóm kiểu mới này, các bạn nhóm em đều tích cực, động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, và dường như ai cũng làm việc với công suất 150% so với thông thường.”
T.N.Duy - SV tham gia lớp TN1 nhận định: “Em không nghĩ kỹ năng LVHT lại quan trọng nhƣ vậy, thông qua cách học này em mới nhận thấy mình vẫn còn rất yếu. Em cũng đã biết đƣợc những kỹ năng mới nhƣ cách thức làm việc với nhau qua mạng internet, khai thác các tài liệu trực tuyến rất đa dạng mà trước đó em không để ý”.
Em Đ.V. Huấn - SV lớp Điện - Điện tử 12A tham gia lớp TN2 cũng có nhận xét: “Các môn học trước, khi phân công làm việc nhóm với nhiệm vụ chung, phân chia không rõ ràng, thường chỉ một số bạn tích cực, các bạn khác chỉ chép lại các báo cáo thực hành, nay với cách phân chia lại nhóm nhiều lần, chúng em thấy mình luôn có trách nhiệm quan trọng với nhóm, nên ai cũng nỗ lực cao”.
Em L.T.Tú - SV lớp Điều khiển tự động K12 tham gia lớp TN1: Em thấy vui nhất là trao đổi trực tuyến với nhau sau giờ học, tưởng như mất thời gian nhưng chúng em vừa hiểu rõ hơn các nội dung bài học, lại gắn kết với nhau và trở nên thân thiết hơn, điều này khó có thể diễn ra với các bạn ở lớp ĐC.
Tác giả đã phỏng vấn một số em SV đƣợc tìm hiểu là có tính cách khép kín, ít khi có ý kiến khi làm việc nhóm, thu đƣợc kết quả khá bất ngờ nhƣ sau:
Em T.S.Đức- K12A lớp Điện - Điện tử khi tham gia lớp TN1 nhận xét:
“Trước đây em rất ngại học nhóm, ít khi có ý kiến vì kỹ năng giao tiếp hơi kém.
Nhƣng giờ em thấy thích thú với cách học mới này, yêu cầu làm cho tất cả chúng
133
em đều phải tích cực, và đều đƣợc khuyến khích, tôn trọng khi đƣa ra ý kiến cá nhân. Giờ em thấy mình dễ dàng giao tiếp với các bạn hơn rất nhiều.”
Em P.H.Mi - SV lớp Hệ thống điện K12, nhận thấy mình nhƣ khác hẳn sau khi tham gia lớp học TN2: “Trước em toàn bị các bạn nam trêu khi cùng làm việc nhóm, nhƣng giờ em biết cách thiết lập mối quan hệ tốt với các bạn, ai cũng sẵn sàng hỗ trợ khi em cần, hơn nữa những thao tác cần cẩn thận nhƣ kỹ thuật nối dây em lại được các bạn tin tưởng nhất”.
Tác giả đã phỏng vấn cả 2 GV tham gia dạy thực nghiệm, cả 2 GV đều có một số nhận định chung nhƣ sau:
Công tác chuẩn bị cho giờ thực nghiệm và cả trong quá trình SV làm việc, GV sẽ vất vả hơn khá nhiều, song quả thực nhận thấy ngay thành quả chỉ sau 1 buổi thực hành, phần lớn các em SV ở lớp TN đều hào hứng, tích cực, và kết quả làm việc cũng theo chiều hướng tốt dần lên.
SV ở lớp ĐC dường như thiếu đi một động lực làm việc chung nào đó, các em chỉ cố gắng hoàn thành cho xong nhiệm vụ đƣợc giao; còn các SV ở lớp TN nhƣ thích trao đổi, thảo luận kỹ lƣỡng, sâu sắc hơn, em nào cũng đƣợc làm việc và thể hiện mình; các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và biết cách trình bày ý kiến, sản phẩm trước nhóm; biết lắng nghe, trao đổi, thương lượng để đi đến thống nhất…
Ban đầu em SV trong các lớp TN đều khá lúng túng khi thực hiện các nguyên tắc LVHT, nhƣng đến buổi học thứ 3 thì phần lớn các em đều có kỹ năng LVHT tốt hơn so với trước, thể hiện rõ qua các biểu hiện về giao tiếp, hành động.
4.3.3.2. Kết quả định lượng
* Đánh giá về kết quả học tập
Kết quả học tập của cả lớp TN và lớp ĐC đều đƣợc đánh giá qua các bài báo cáo thực hành và qua bài kiểm tra vấn đáp thực hành ở nội dung thực hành (2) và nội dung thực hành (3). Riêng lớp TN đƣợc cộng thêm điểm kỹ năng LVHT, song ở kết quả so sánh, điểm thưởng này không đưa vào quá trình tính toán.
Sau bài kiểm tra vấn đáp thực hành đầu tiên (nội dung thực hành (2)), kết quả ở 2 đợt thực nghiệm được thể hiện trên bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra lần 1 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Thời Lớp N Số bài kiểm tra đạt điểm số Xi (fi)
điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đợt 1 TN1 18 0 0 0 0 1 5 5 5 2 0
ĐC1 19 0 0 0 0 2 5 8 3 1 0
Đợt 2 TN2 18 0 0 0 0 2 4 8 3 1 0
ĐC2 17 0 0 0 0 1 3 9 4 0 0
Tổng TN 36 0 0 0 0 3 9 13 8 3 0
hợp ĐC 36 0 0 0 0 3 8 17 7 1 0
Nhìn vào bảng 4.3, có thể nhận thấy kết quả kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC, tuy nhiên sự chênh lệch kết quả không nhiều, thậm chí điểm ở lớp TN2 có phần còn thấp hơn điểm của lớp ĐC2. Tuy nhiên, để so sánh một cách chính xác, khoa học, tác giả sử dụng tính toán thống kê. Kết quả thống kê đƣợc thể hiện trên bảng 4.4 đối với lớp ĐC và trên bảng 4.5 đối với lớp TN.
Bảng 4.4. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 1 lớp thực nghiệm (Xi - 2 fi(Xi - 2 Tần suất Tần suất
X fi X fi hội tụ tiến
i i
fa
Wi (%)
0 0 0
1 0 0
2 0 0
3 0 0
4 0 0
5 3 15 -1,97 3,88 11,64 8,33 100
6 9 54 -0,97 0,94 35,94 25 91,67
7 13 91 0,03 0,0009 0,012 36,12 66,67
8 8 64 1,03 1,06 8,48 22,22 30,55
9 3 27 2,03 4,12 12,36 8,33 22,22
10 0 0 3,03 9,18 0 0 0
135
Cộng 36 6,97 68,432
Bảng 4.5. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 1 lớp đối chứng
(X- 2 fi(Xi - Tần suất Tần suất
Xi fi Xifi i 2
Wi (%) hội tụ tiến
fa
0 0 0 0,000
1 0 0 0,000
2 0 0 0,000
3 0 0 0,000
4 0 0 0,000
5 3 15 -1,86 3,46 10,38 8,33 100
6 8 48 -0,86 0,74 5,92 22,22 91,67
7 17 119 0,14 0,0196 0,33 47,22 69,45
8 7 56 1,14 1,3 9,1 19,44 22,23
9 1 9 2,14 4,58 4,58 2,78 2,78
10 0 0 3,14 4,448 0,000 0 0
Cộng 36 6,86 30,31
Phân tích kết quả sau lần kiểm tra 1 ở lớp TN và lớp ĐC, thu đƣợc các kết quả nhƣ ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra lần 1
Thông số Lớp TN Lớp ĐC
TBC trọng số 6,97 6,86
Phương sai 1,95 0,87
Độ lệch chuẩn 1,39 0,93
Sai số chuẩn 0,038 0,025
Hệ số biến thiên Cv% 19,4% 13,57%
- Đánh giá kết quả:
Kiểm định giả thiết phương sai sử dụng giá trị thống kê F, căn cứ vào hai giả thiết:
H0: phương sai như nhau - không có khác biệt về ý nghĩa
H1: phương sai khác nhau - khác biệt về ý nghĩa Ta thấy tương ứng với lớp TN và ĐC ta có:
Phương sai ; ; Bậc tự do dfTN=35 ; dfĐC=35 Mức ý nghĩa thống kê :
Giả thuyết là có cùng phương sai.
Kiểm định H0 : ; với H1 :
Tra bảng phân vị Fisher - Snedecor có hệ số fisher là:
Đại lƣợng kiểm định thực nghiệm
Do nên bác bỏ giả thiết H0,thừa nhận giả thiết H1
(phương sai khác nhau - khác biệt về ý nghĩa). Điều này chứng tỏ điểm số các lớp TN và ĐC phân bố ổn định xung quanh điểm trung bình. * Đánh giá tần suất SV giữa lớp TN và ĐC
Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 1 và bảng tần suất hội tụ tiến của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đƣợc thể hiện trên Bảng 4.7, 4.8.
Bảng 4.7. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 1 của hai lớp TN và ĐC Tần suất điểm
Lớp N Số lƣợng (%) Điểm TB
5 6 7 8 9
137
TN 36 3 9 13 8 3 6,97
(25%) (36,1%) (22,2%) (8,33%) (8,33%)
ĐC 36 3 8 17 7 1 6,86
(22,2%) (47,2%) (19,4%) (2,8%) (8,33%)
Bảng 4.8. Bảng tần suất hội tụ tiến favề kết quả học tập lần 1
Lớp N Tần suất hội tụ tiến fa (%)
5 6 7 8 9 10
TN 36 100 91,67 66,67 30,55 8,33 0
ĐC 36 100 91,67 69,47 22,27 2.8 0
Từ đó vẽ đƣợc đồ thị tần suất (Hình 4.1) và đồ thị tần suất hội tụ tiến fa (Hình 4.2).
Hình 4.1.Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi (kiểm tra lần 1)
Hình 4.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến fasau kiểm tra lần 1
Sau bài kiểm tra vấn đáp thực hành thứ 2 (Sau nội dung thực hành (3)), kết quả ở 2 đợt thực nghiệm đƣợc thể hiện trên Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Thời Lớp N Số bài kiểm tra đạt điểm số Xi (fi)
điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đợt 1 TN 1 18 0 0 0 0 0 2 5 9 2 0
ĐC 1 19 0 0 0 0 1 3 9 5 1 0
Đợt 2 TN 2 18 0 0 0 0 0 3 6 8 1 0
ĐC 2 17 0 0 0 0 1 5 5 6 0 0
Tổng TN 36 0 0 0 0 0 5 11 17 3 0
hợp ĐC 36 0 0 0 0 2 8 14 11 1 0
Với cách phân tích nhƣ ở bài kiểm tra lần 1, kết quả thu đƣợc trình bày ở các bảng 4.10; 4.11; 4.12 và các biểu đồ trên hình 4.3; 4.4; 4.5.
139
Bảng 4.10. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 2 lớp thực nghiệm (Xi - 2 fi(Xi - 2 Tần suất Tần suất
X fi X f i hội tụ tiến
i i
Wi (%) fa (%)
0 0 0
1 0 0
2 0 0
3 0 0
4 0 0
5 0 0 -2,5 6,25 0 0
6 5 30 -1,5 2,25 11,25 13,89 100
7 11 77 -0,5 0,25 2,75 30,56 86,11
8 17 136 0,5 1,06 18,02 47,22 55,55
9 3 27 1,5 2,25 6,75 8,33 8,33
10 0 0 2,5 6,25 0 0 0
Cộng 36 7,50 38,77
Bảng 4.11. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lần 2 lớp đối chứng
(Xi - 2 fi Tần suất Tần suất
X fi X f i hội tụ tiến
i i
(Xi - 2 Wi (%) fa (%)
0 0 0 0,000
1 0 0 0,000
2 0 0 0,000
3 0 0 0,000
4 0 0 0,000
5 2 10 -2,03 4,12 8,24 5,56 100
6 8 48 -1,03 1,06 8,48 22,22 94,44
7 14 98 -0,03 0,0009 0,0126 38,89 72,22
8 11 88 0,97 0.94 10,34 30,56 33.33
9 1 9 1,97 3,88 3,88 2,78 2,78
10 0 0 2,97 8,82 0 0 0
Cộng 36 7,03 30,31
Phân tích kết quả sau lần kiểm tra 2 ở lớp TN và lớp ĐC, thu đƣợc các kết quả nhƣ ở Bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra lần 2
Thông số Lớp TN Lớp ĐC
TBC trọng số 7,5 7,03
Phương sai 1,11 0,87
Độ lệch chuẩn 1,05 0,93
Sai số chuẩn 0,029 0,025
Hệ số biến thiênCv% 14% 13,2%
Bảng 4.13. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần 2 của hai lớp TN và ĐC Tần suất điểm
Lớp N Số lƣợng (%) Điểm TB
5 6 7 8 9
TN1 36 0 5 11 17 3 7,5
(13,9%) (30,6%) (47,2%) (8,3%)
ĐC1 36 2 8 14 11 1 7,03
(5,6%) (22,2%) (47,2%) (30,6%) (2,8%)
141
50%
45%
40%
35%
30%
25% Lớp TN
20% Lớp ĐC
15%
10%
5%
0%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hình 4.3. Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi (kiểm tra lần 2)
Hình 4.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến fa sau kiểm tra lần 2
Từ kết quả đánh giá điểm học tập của SV, có thể đƣa ra biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình học tập của 2 đợt thực nghiệm nhƣ Hình 4.5.
Hình 4.5. Đồ thị so sánh kết quả điểm trung bình học tập của 2 đợt đánh giá Dựa vào những số liệu thu đƣợc qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm, qua xử lý bằng phương pháp thống kê toán học (thể hiện ở các bảng 4.10, 4.11, 4.12 và biểu đồ trên hình 4.5), có thể rút ra một số nhận xét về kết quả thực nghiệm nhƣ sau:
* Về điểm trung bình cộng các bài kiểm tra ( ):
Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC ở cả hai lần kiểm tra, lần kiểm tra thứ nhất điểm chênh lệch không quá cao (6,97 so với 6,86), song lần kiểm tra thứ 2 điểm trung bình cao hơn hẳn (7,5 so với 7,03). Điều đó chứng tỏ sau một thời gian đƣợc làm quen và thích nghi, kết quả học tập của SV ở lớp TN cao hơn lớp ĐC, khả năng lập luận giải quyết sâu sắc vấn đề, kỹ năng thao tác thục hành của SV ở lớp TN cũng cao hơn.
* Về phương sai, độ lệch chuẩn:
Độ lệch chuẩn ở lớp ĐC thườngnhỏ hơn ở lớp TN cho thấy điểm số của lớp ĐC phân bố gần điểm trung bình cộng hơn lớp TN. Điều đó chứng tỏ ở lớp ĐCđộ phân hóa về năng lực kiến thức, kỹ năng không cao, còn ở lớp TN có những SV có khả năng phát hiện ra những tƣ duy sâu sắc, sáng tạo, giải quyết đƣợc những vấn đề phát sinh mới nên đƣợc đánh giá cao.
* Về hệ số biến thiên :
143
lần kiểm tra thứ nhất, lớp TN có hệ số biến thiên lớn hơn khá nhiều so với lớp ĐC (19,4% so với 13,57%) cho thấy sự phân tán kết quả học tập quanh điểm trung bình cộng của lớp TN lớn hơn lớp ĐC, song ở lần kiểm tra thứ 2 hệ số biến thiên gần như tương đương nhau ( 14% so với 13,2%). Do đó, khi tiến hành áp dụng các biện pháp càng lâu, càng nhuần nhuyễn thì điểm trung bình kiểm tra càng có độ tin cậy cao.
Về tỷ lệ điểm khá, điểm giỏi:
Căn cứ vào đồ thị tần suất (hình 4.1 và 4.3), đồ thị tần suất hội tụ tiến (hình 4.2 và 4.4) và đồ thị so sánh điểm đánh giá của lớp TN và ĐC (hình 4.5) cho thấy tỷ lệ điểm khá, giỏi ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, lần kiểm tra thứ 2 sự chênh lệch này càng rõ rệt hơn. Từ đó có thể thấy rằng việc sử dụng các biện pháp theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV trong dạy học Thực hành điện cơ bản đã thu đƣợc kết quả là nâng cao tỷ lệ điểm khá, giỏi. Điều này chứng tỏ khả năng hiểu rõ bài học, khả năng tƣ duy sắc bén, logic và kỹ năng thực hành của SV ngày càng đƣợc nâng lên qua các bài thực hành, góp phần làm cho chất lƣợng học tập của lớp TN cao hơn.
- Ở lần kiểm tra 2, có thể do đã thuần thục với các kỹ năng LVHT, bên cạnh đó việc áp dụng phương pháp Puzzle Jigsaw đòi hỏi mỗi SV phải tích cực nghiên cứu, thao tác để trở thành “chuyên gia”, nên kết quả của SV ở lớp TN cao hơn hẳn kết quả của SV lớp ĐC - vẫn áp dụng phương pháp chia nhóm làm việc theo từng bài riêng lẻ. Qua đó cho thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp đƣợc đề xuất trong dạy học Thực hành điện cơ bản.
* Đánh giá về kỹ năng LVHT
Phương án đánh giá kỹ năng LVHT dựa trên cấu trúc kỹ năng LVHT đã được đưa ra ở Chương 1 của luận án, gồm có 5 kỹ năng thành phần:
Kỹ năng 1. Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác Kỹ năng 2. Kỹ năng giao tiếp nhóm
Kỹ năng 3. Kỹ năng phân công nhiệm vụ
Kỹ năng 4. Kỹ năng thiết lập, phát triển các mối quan hệ