CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
1.4. Một số vấn đề trong dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho Sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật
1.4.3. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác cần phát triển cho sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật
1.4.3.1. Đặc điểm học tập của sinh viên Sư phạm kỹ thuật 5888 Sinh viên Sư phạm kỹ thuật
SV là lớp thanh niên trí thức ở lứa tuổi từ 18- 25 đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Họ đã trưởng thành về mặt thể chất, tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội, đang tích cực học tập, rèn luyện để có nghề nghiệp phục vụ cho cuộc sống tương lai. SV đang ở trong thời kỳ chuyển tiếp từ người học sang người lao động độc lập, có ý thức. Họ là nguồn dự trữ cho đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, SV đang còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt kinh tế, tình cảm, chƣa hoàn toàn tự lập và vẫn cần sự giáo dục, định hướng, tư vấn của các thầy, cô giáo.
SV Sư phạm kỹ thuật là những người đang theo học chuyên ngành kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm tại các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm với mục tiêu phấn đấu trở thành giáo viên giảng dạy môn học Công nghệ, các môn học về kỹ thuật, giáo viên dạy nghề trong các nhà trường phổ thông, chuyên nghiệp; ngoài ra có thể làm việc tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất hoặc trong lĩnh vực dịch vụ kĩ thuật có liên quan.
Trong quá trình học tập, họ phải rèn luyện cả về phẩm chất nhà giáo và năng lực chuyên môn kỹ thuật, cả về nghiệp vụ sƣ phạm. Cụ thể là:
5888 Tu dƣỡng hình thành ý thức công dân, đạo đức, tác phong nhà giáo, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục.
5889 Có lòng yêu nghề, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục, không quản ngại khó khăn, gian khổ, gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục.
5890 Rèn luyện, phát triển năng lực sƣ phạm, nắm vững đặc điểm tâm lý HS,
hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, thiết lập mối quan hệ giữa các lực lƣợng giáo dục, giữa HS - HS và các kỹ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
23 Khác hẳn với các SV sƣ phạm ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những SV Sƣ phạm kỹ thuật có một đặc thù riêng biệt, các nội dung học tập chủ yếu dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật trong thực tiễn, nhiều nội dung thực hành đòi hỏi phải hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thực hiện đƣợc các thao tác kỹ thuật.
* Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Sư phạm kỹ thuật SV Sƣ phạm kỹ thuật có những đặc điểm sau đây:
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật diễn ra có kế hoạch, phụ thuộc vào nội dung, chương trình, thời hạn đào tạo và phương thức dạy học của các GV trong nhà trường Sư phạm. Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, giáo trình, phòng thực hành - thực nghiệm, các thiết bị của bộ môn và các điều kiện cơ sở vật chất khác. Đặc trƣng hoạt động học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật là vừa học tập, vừa tự nghiên cứu, vừa rèn luyện phẩm chất, năng lực kỹ thuật của giáo viên kỹ thuật.
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật mang tính nghề nghiệp. Các trường Sư phạm đào tạo ngành kỹ thuật không chỉ dạy cho SV kiến thức về xã hội, về tâm lý giáo dục sƣ phạm, về kiến thức lý thuyết chuyên ngành mà còn giúp SV có khả năng thực hiện các hoạt động THKT, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để mỗi SV phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực dạy học kỹ thuật sau này. Khoa học SPKT nghiên cứu các đặc trưng và mối quan hệ giữa con người và hệ thống kỹ
37
thuật - công nghệ, nghiên cứu các cơ sở lí luận về hoạt động, về tƣ duy kỹ thuật và các quy luật phát triển khoa học công nghệ. [21]
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật có liên quan chặt chẽ với quá trình lao động nghề nghiệp. Nội dung học tập luôn có xu hướng thống nhất dạy - học lý thuyết chuyên môn nghề với dạy - học thực hành nghề cơ bản, đó là việc tổ chức dạy - học phương pháp tích hợp lí thuyết và thực hành. Gần một nửa thời gian học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật là THKT, nhiều nội dung học tập đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động theo nhóm; do đó tổ chức dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV không chỉ giúp SV nâng cao kết quả học tập, mà còn là những giờ học mẫu về PPDH thiết thực cho nghề nghiệp của họ sau này.
Hoạt động học tập của SV Sư phạm kỹ thuật vừa có tính chuyên môn, vừa có tính nghiệp vụ. SV Sƣ phạm kỹ thuật không chỉ là nắm vững lí thuyết các môn kỹ thuật chuyên ngành để có kỹ năng thực hành nghề kỹ thuật mà còn phải có nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng. Nghiệp vụ sƣ phạm của SV Sƣ phạm kỹ thuật có những điểm khác biệt khác so với các chuyên ngành khác, có những đặc trƣng riêng về kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng lao động nghề nghiệp của nghề, bao gồm các công việc nhƣ soạn bài lý thuyết và thực hành, tổ chức giảng dạy trên lớp và tại xưởng - phòng thực hành, xây dựng kế hoạch giáo dục, thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá đặc thù kỹ thuật.
Những đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật nói trên đòi hỏi mỗi SV cần có những kỹ năng nhất định để đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập. Một trong những kỹ năng quan trọng mà SV cần phải có là kỹ năng LVHT.
1.4.3.2. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sư phạm kỹ thuật
Kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật có cấu trúc của kỹ năng LVHT, song cũng có những đặc điểm riêng, phù hợp với đặc điểm học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật, nhằm đảm bảo cho SV thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tập của mình.
Luận án đề xuất cấu trúc kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật gồm năm kỹ năng thành phần với các biểu hiện cụ thể nhƣ sau:
5888 Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác Bao gồm các biểu hiện sau:
5888 Có tinh thần tích cực, sẵn sàng tham gia nhóm hợp tác.
5889 Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác.
5890 Xác định những điều kiện, phương tiện cần thiết để tiến hành hợp tác.
5891 Đánh giá đƣợc ƣu điểm, hạn chế và trách nhiệm của bản thân trong nhóm.
5892 Đánh giá đƣợc nhu cầu, khả năng, đặc điểm tâm sinh lý của các thành viên
trong nhóm.
23 Kỹ năng giao tiếp nhóm
23 Xác định mục đích giao tiếp phù hợp với đối tƣợng và ngữ cảnh.
24 Lựa chọn nội dung, cách thức, phương tiện giao tiếp phù hợp.
25 Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ kết hợp với phi ngôn ngữ khi giao tiếp.
26 Tiếp nhận đƣợc các nội dung, văn bản về kỹ thuật, khoa học công nghệ.
27 Chủ động, tự tin và làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân khi giao tiếp.
28 Lắng nghe và tổng hợp ý kiến của người khác.
24 Kỹ năng phân công nhiệm vụ
5888 Xác định và thiết kế đƣợc công việc của cá nhân và của cả nhóm phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
5889 Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phù hợp với hoạt động
nhóm.
3. Theo dõi tiến độ công việc của các thành viên trong nhóm để điều hòa, phối hợp.
4. Đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời các hoạt động của cá nhân và cả
nhóm.
23 Kỹ năng phát triển các mối quan hệ Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.
5888 Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết trong quá trình hợp tác.
5889 Khích lệ, động viên và sẵn sàng giúp đỡ các thành viên khác.
5890 Tiếp nhận và chia sẻ thông tin, tài liệu có liên quan nhằm tạo sự thành công cho bạn và cho nhóm.
5891 Phát hiện và hóa giải mâu thuẫn trong quá trình hợp tác.
5892 Biết tranh thủ sự giúp đỡ của GV và các thành viên trong nhóm.
5889 Kỹ năng phối hợp thao tác thực hành:
Bao gồm các biểu hiện sau:
1. Thao tác đúng kỹ thuật, phối hợp đồng bộ, nhất quán với hoạt động của nhóm.
5888 Học hỏi, tiếp nhận kiến thức, thao tác, kỹ năng, kỹ xảo từ các thành viên khác khi thực hành.
5889 Hướng dẫn, hỗ trợ những kiến thức, thao tác, kỹ năng, kỹ xảo từ các thành viên khác khi thực hành.
5890 Phân phối thời gian, sử dụng dụng cụ, nguyên liệu của nhóm khoa học,
hợp lý.
5891 Đánh giá, rèn luyện và hoàn thiện thao tác của cá nhân và nhóm.
Nhiệm vụ cơ bản của SV Sƣ phạm kỹ thuật là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp để đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học kỹ thuật trong giai đoạn phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay. Hình thành đƣợc hệ thống kỹ năng LVHT gồm 5 kỹ năng thành phần trên đây sẽ giúp SV Sƣ phạm kỹ thuật có nhiều thuận lợi để hoàn thành đƣợc những yêu cầu đó. Các kỹ năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau, sự phát triển của kỹ năng này là cơ sở để phát triển các kỹ năng khác và ngƣợc lại.
1.4.4. Các yêu cầu của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm
* Về phía giảng viên:
5888 Nhận thức của GV về sự cần thiết phải phát triển kỹ năng LVHT cho SV là điều kiện tiên quyết và có tác động trực tiếp đến kết quả dạy học THKT theo hướng phát
triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm kỹ thuật. Nhận thức của GV sẽ quyết định việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra - đánh giá nhƣ thế nào, do đó nếu GV có ý thức, trách nhiệm trong việc thiết kế hoạt động dạy học THKT nhằm phát triển kỹ năng LVHT cho SV sẽ có nhiều điều kiện để đảm bảo dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV hiệu quả.
23 Trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, trình độ về năng lực sư phạm của GV được thể hiện qua việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật DHHT
nhằm tổ chức dạy học THKT để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hoạt động DHHT, đạt đƣợc các mục tiêu học tập, trong đó có cả mục tiêu về kỹ năng LVHT của SV.
Do đó GV cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao các năng lực, kỹ năng sử dụng các PPDH và kỹ thuật DHHT.
5888 GV phải có khả năng tổ chức, thiết lập các mối quan hệ tương tác giữa SV - GV, SV - SV, SV với các mối quan hệ khác nhƣ cơ sở vật chất, tài liệu học tập trong
hoạt động dạy học THKT. GV phải biết cách thức chia nhóm, hướng dẫn phân vai, phân chia nhiệm vụ, sắp xếp không gian làm việc, điều khiển, theo dõi, đánh giá và sẵn sàng hỗ trợ, điều chỉnh quá trình LVHT sao cho giữa các thành viên trong nhóm có sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau và các nhóm thì cạnh tranh nhau lành mạnh. Tạo được môi trường hợp tác tích cực cũng đòi hỏi cũng phải có các kỹ thuật nhất định phù hợp với nội dung, PPDH. Vậy nên, việc bồi dƣỡng các kỹ năng tổ chức cũng nhƣ sự chia sẻ kinh nghiệm thành công hay bài học thất bại trong tổ chức dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHTcũng cần được quan tâm.
Về phía sinh viên:
SV phải nhận thức được nội dung kiến thức (nội dung lý thuyết trước khi thực hành) là cơ sở của việc hình thành kỹ năng, từ đó có tri giác, tƣ duy về đối tƣợng cần LVHT. Bên cạnh đó, SV cần đƣợc trang bị những hiểu biết cơ bản về kỹ năng LVHT trước khi triển khai thực hành theo nhóm hợp tác, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng LVHT khi học tập nhƣ sẵn sàng chung sức, tích cực xây dựng nhóm hợp tác, tích
41
cực tham gia góp ý, thảo luận, ủng hộ và khích lệ các thành viên trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
SV phải có phương pháp, kế hoạch và cách thức luyện tập đúng đắn để dần phát triển kỹ năng LVHT của mình sau mỗi một buổi học, môn học.
Chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, tài liệu:
Các chương trình đào tạo, giáo trình THKT hiện nay phần lớn chỉ hướng đến hình thành kỹ năng cá nhân cho SV qua các yêu cầu thực hành cá nhân, chính vì vậy GV phải là người thiết kế lại các nhiệm vụ hợp tác cho phù hợp với đối tượng SV.
Trong mỗi môn học, ngoài giáo trình chính thức và nội dung dạy học THKT mà GV xây dựng lại theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, GV cũng cần quan tâm xây dựng hệ thống tài liệu hỗ trợ hoạt động dạy học. Hệ thống này ngoài các tài liệu về nội dung dạy học, còn có những tài liệu về hướng dẫn học tập theo nhóm hợp tác, do GV định hướng và có thể là hệ thống mở do SV tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Hệ thống này càng phong phú đa dạng bao nhiêu càng tạo điều kiện thuận lợi và tạo sự hấp dẫn, hứng thú bấy nhiêu.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT đòi hỏi phải có các điều kiện phương tiện dạy học đảm bảo, các cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thực hành, các nguyên vật liệu cần thiết để có thể tổ chức các hoạt động theo mục đích của GV. Ngoài ra không gian học tập cần phải khoa học, thoáng mát, cần phải trang bị các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu, bảng tương tác, bảng phụ, mạng wifi... Đây là những điều kiện cơ bản để GV tạo ra môi trường hợp tác trong hoạt động dạy học THKT.
Khi triển khai quá trình dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, GV cũng phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để tạo ra mối quan hệ tương hỗ đồng nhất giữa mục tiêu, quá trình thiết kế nhiệm vụ thực hành cho SV và quá trình tổ chức hoạt động dạy học THKT. Đảm bảo sự đồng nhất trên sẽ giúp cho các hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV đƣợc diễn ra có hiệu quả, đúng với ý đồ sƣ phạm GV đã chuẩn bị.
Môi trường dạy học THKT là môi trường mà trong đó trọng tâm là các yếu tố phương tiện và đối tượng thực hành luôn có sự tương tác và biến đổi, cùng với các yếu tố khác như tư liệu, nhiệm vụ thực hành, phương pháp và hình thức làm việc của người dạy, người học, được thiết kế, tổ chức một cách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động thực hành của người học.
Số lượng và thành phần sinh viên trong lớp học:
Dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cần một số lượng SV không nên quá đông nhƣng cũng không nên quá ít. Các chuyên gia về DHHT cho rằng thường một lớp số nhóm khoảng từ 4 - 6 nhóm, mỗi nhóm cũng từ 4 - 6 SV và nên là những số chẵn để thuận lợi cho việc sử dụng các kỹ thuật ghép nhóm hay thi đua giữa các nhóm với nhau. Số lƣợng SV quá đông sẽ gây khó khăn cho GV trong việc bao quát, tổ chức, hướng dẫn và quan sát hoạt động của SV. Số lượng SV quá ít, việc thiết kế hoạt động hợp tác sẽ hạn chế, lớp học sẽ thiếu không khí thi đua học tập, rèn luyện giữa các nhóm, đồng thời hiệu quả kinh tế không cao.
Bên cạnh đó, thành phần SV trong mỗi nhóm nên có sự đa dạng về giới tính, tính cách, kinh nghiệm, trình độ, vùng miền... cũng sẽ tạo ra yếu tố thuận lợi cho quá trình LVHT, bởi mỗi một cá nhân khác nhau đều với những đặc điểm, thế mạnh khác nhau sẽ có cơ hội để thể hiện ƣu thế của bản thân, dễ dàng tạo ra sự bình đẳng, thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với đặc điểm của hoạt động dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
43
K T LU N CHẾ Ậ ƯƠNG 1
Thông qua việc nghiên cứu lý luận về việc dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, có thể rút ra một số nhận định sau:
Tư tưởng dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT đã có từ lâu đời, được tiến hành ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại nhiều kết quả. Ở Việt Nam,
cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này với nhiều cách tiếp cận khác nhau, dưới nhiều tên gọi khác nhau như học tập theo nhóm nhỏ, học tập theo quan điểm tương tác người học - người học, học tập hợp tác, DHHT..., tựu chung lại đều cho rằng dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của người học, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học, phù hợp với xu thế dạy học hiện đại.
2. Dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT có cơ sở khoa học dựa trên lý luận về dạy học THKT và những yếu tố trong dạy học. Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT lấy mối quan hệ tích cực giữa SV với SV làm trung tâm, lấy mục tiêu đảm bảo yêu cầu kiến thức, kỹ năng môn học và kỹ năng LVHT làm định hướng, lấy hoạt động hợp tác giữa SV- SV làm động lực, lấy hoạt động nhóm làm hình thức dạy học chủ yếu.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và thực tế khảo sát nhu cầu, đặc điểm hoạt động học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật, luận án đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật gồm 5 kỹ năng thành phần: kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác, kỹ năng giao tiếp nhóm, kỹ năng phân công nhiệm vụ, kỹ năng phát triển các mối quan hệ, kỹ năng phối hợp các thao tác thực hành. Các nhóm kỹ năng này
có mối quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, cùng vận động và phát triển.