Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 75 - 85)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.2. Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên

2.2.2.1. Thực trạng về thiết kế dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác Việc thiết kế dạy học THKT là hoạt động đặc thù của GV, bao gồm việc thiết kế mục tiêu học tập, nội dung học tập, dự kiến hoạt động của SV… Bên cạnh đó, thiết kế hoạt động dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV đòi hỏi GV phải thiết kế lại các nhiệm vụ hợp tác mà vẫn đảm bảo mục tiêu của bài thực hành, phải đánh giá được năng lực của SV trước khi thực hành và dự kiến đến

59

việc phân chia nhóm hợp lý, phải lựa chọn phương pháp, kỹ thuật phù hợp và chuẩn bị cơ sở vật chất, dụng cụ, học liệu thực hành đảm bảo cho các nhóm học hợp tác hiệu quả.

* Thực trạng về sự thuận lợi của yêu cầu, nội dung dạy học thực hành khi thiết kế dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác cho sinh viên

Đánh giá về nội dung các giáo trình, tài liệu dạy học THKT hiện nay đang sử dụng có thuận lợi để thiết kế theo nhóm hợp tác cho SV hay không, có 2/52 GV (tương đương với 3,8%) cho rằng “Rất thuận lợi”, 43 GV (tương đương 82,7%) cho

kiến là “Bình thường”, và 7 GV (chiếm khoảng 13,5%) cho rằng “Không thuận lợi”. Mối tương quan này được thể hiện trên Hình 2.2.

Hình 2.2. Ý kiến của giảng viên về sự thuận lợi của nội dung giáo trình, tài liệu để thiết kế nhiệm vụ hợp tác cho sinh viên

Về mức độ khó khăn của GV khi “Thiết kế các nhiệm vụ hợp tác mà vẫn đảm bảo các yêu cầu trong dạy học thực hành”, chỉ có 3/52 GV (chiếm 5,8%) cảm thấy “Rất khó khăn”, 36 GV (chiếm 69,2%) thấy rằng “Khá khó khăn” và 13 GV (chiếm 25%) cho rằng “Không khó khăn”.

Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp một số GV về vấn đề này và tổng hợp lại một số ý kiến nhƣ sau:

Phần lớn các nội dung THKT hiện nay đều đƣa ra yêu cầu về mục tiêu của cá nhân mỗi SV phải đáp ứng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thái độ chung về ý thức, an toàn trong lao động sản xuất. Các nội dung thực ra triển khai dưới dạng thực hành độc lập hay thực hành theo nhóm đều có thể đƣợc. Nhƣng khi triển khai

thực hành theo nhóm hợp tác, bắt buộc GV phải thiết kế lại những nhiệm vụ cho phù hợp.

Nhiều GV cho rằng việc “Thiết kế các nhiệm vụ theo tinh thần làm việc hợp tác mà vẫn đảm bảo các yêu cầu trong dạy học thực hành” là một việc GV hoàn toàn có thể làm đƣợc nhƣng sẽ mất nhiều thời gian nên trên thực tế, GV ít khi thiết kế lại.

Thực trạng về việc đánh giá năng lực của SV trước khi tổ chức thực hành Hoạt động đánh giá năng lực của SV trước khi tổ chức thực hành là một yếu tố quan trọng để GV thiết kế các nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực của SV, và cũng là cơ sở để dự kiến phân công nhóm hợp tác nhằm phát huy tối đa năng lực của từng SV trong nhóm.

Có 27/52 GV (chiếm khoảng 52%) cho rằng “Không khó khăn” để đánh giá năng lực của SV trước khi tổ chức thực hành, 25/52 GV (chiếm khoảng 48%) nhận thấy “Khá khó khăn” và không có GV nào thấy “Rất khó khăn”.

Nhằm làm rõ hơn thực trạng này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số GV có kinh nghiệm trong dạy học THKT và nhận đƣợc một số ý kiến sau:

Cô L.T.Q.T - Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, nhiều năm giảng dạy và giờ hiện là quản lý cho biết: “Đối với các lớp GV đã từng giảng dạy thực hành trước đó thì việc đánh giá được năng lực của SV là không khó khăn”.

Thầy N.V.L - GV có 12 năm dạy thực hành môn Điện tại Trường ĐHSP kỹ thuật Nam Định đánh giá rằng: “Trong dạy học thực hành, nếu GV chịu khó quan sát và đánh giá, thì chỉ sau 3 buổi thực hành sẽ biết được bạn nào có năng lực, bạn nào có ý thức tích cực”.

Như vậy có thể nhận định rằng, việc đánh giá năng lực của SV trước khi tổ chức thực hành đối với GV không gặp mấy khó khăn.

* Thực trạng về sự thuận lợi của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khi thiết kế dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác cho sinh viên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một nội dung quan trọng để GV thiết kế dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT hợp tác cho SV. Bởi nếu

61

vấn đề này không đảm bảo thì sẽ gặp nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và tiến độ thực hành của SV, còn nếu GV mất quá nhiều công sức và kinh phí để đảm bảo điều kiện mỗi nhóm thì sẽ khó lòng thực hiện đƣợc lâu dài.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 31/52 GV (chiếm 61,5%) thấy rằng “Không khó khăn” về việc “chuẩn bị cơ sở vật chất, dụng cụ, học liệu thực hành đảm bảo cho các nhóm khi thiết kế nhiệm vụ thực hành”, có 12/52 GV (chiếm 23,2%) đánh giá là “Khá khó khăn” và 9 GV (chiếm 15,3%) cho là “Rất khó khăn”.

Khi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp GV kỹ hơn về vấn đề này, tác giả ghi nhận được một số ý kiến đáng lưu ý sau:

Cơ sở vật chất và dụng cụ cần thiết phục vụ cho hoạt động thực hành tại các trường Đại học khá đầy đủ và thuận lợi để làm việc hợp tác theo nhóm.

Phần học liệu thực hành hiện nay chủ yếu do SV chi trả kinh phí, vì vậy GV thường tính toán đến việc làm thế nào đỡ tốn kém kinh phí cho các em mà vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu thực hành.

Có những nội dung thực hành chỉ cần trang thiết bị và cơ sở vật chất mà không cần đến học liệu thực hành (thực hành động cơ đốt trong, thực hành máy điện, thực hành CAD/CAM…), có những nội dung thực hành một lần là phải thay thế/bổ sung học liệu (thực hành tiện, dũa, đột, dập…), có những nội dung thực hành thì học liệu có thể đƣợc tái sử dụng nhiều lần (thực hành kỹ thuật điện, điện tử…).

2.2.2.2. Thực trạng về tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác

* Thực trạng về phân chia nhóm hợp tác

Việc phân chia nhóm hợp tác có ảnh hưởng khá quan trọng tới hoạt động nhóm. Theo khảo sát, có 33/52 GV (chiếm 63,5%) nhận thấy “Không khó khăn” khi phân chia các nhóm thực hành do sĩ số quá đông, 17/52 GV (chiếm 32,7%) “Khá khó khăn” và 2/52 GV (chiếm 4,4%) thấy “Rất khó khăn”.

Về cách thức chia nhóm, tác giả khảo sát 415 SV năm thứ 3,4,5 dựa trên câu hỏi số 3 (Phiếu khảo sát SV-01) với các cách thức: Chia nhóm theo số thứ tự danh sách lớp, chia nhóm theo tổ học tập của lớp, SV tự lựa chọn nhóm, chía nhóm theo năng lực học tập hỗn hợp, và chia nhóm có sự đa dạng về năng lực học tập, vung

miền, sở thích, giới tính, tính cách. Kết quả, đa số GV sử dụng cách thức chia nhóm theo số thứ tự danh sách lớp với 301/415 SV đƣợc khảo sát xác nhận (chiếm 74%), đƣợc thể hiện cụ thể qua Hình 2.3.

Theo số thứ tự danh sách lớp Theo tổ học tập của lớp SV tự lựa chọn nhóm

Theo năng lực học tập hỗn hợp

3% 4% 2%

19%

72%

Hình 2.3. Thực trạng về cách thức chia nhóm thực hành

Nhƣ vậy, dễ nhận thấy cách thức phân chia nhóm của GV khi tổ chức dạy học THKT theo nhóm hợp tác cho SV là tương đối đơn giản; chủ yếu là ngẫu nhiên, chƣa mấy chú trọng các kỹ thuật hay có ý đồ sƣ phạm trong việc phân chia nhóm.

Việc phân chia số lượng SV nhiều hay ít trong một nhóm cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhóm, đặc biệt là trong dạy học THKT. Kết quả thu đƣợc qua việc khảo sát ý kiến xác nhận của 415 SV năm thứ 3, 4, 5 và đƣợc thể hiện trên Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng số lượng SV/nhóm thực hành

Số lƣợng SV/nhóm Xác nhận của SV

TT Số lượng Tỷ lệ

1 Từ 2-4 sinh viên/nhóm 54 13%

2 Từ 4-6 sinh viên/nhóm 192 46,3%

3 Trên 6 sinh viên/nhóm 23 5,5%

4 Tùy theo từng bài thực hành/nhóm 146 35,2%

63

Trong quá trình quan sát 28 giờ học THKT, ghi nhận có 21/28 giờ là GV chia nhóm có số lƣợng từ 4 - 6 SV/nhóm, 4 giờ thực hành số lƣợng SV trên 6 SV/nhóm, 3 giờ còn lại là từ 2 - 4 SV/nhóm. Nhƣ vậy có thể nhận thấy việc chia số lƣợng SV trong mỗi nhóm thực hành cơ bản hợp lý, thuận lợi cho việc tổ chức các nhóm THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT của SV.

Thực trạng về sự thuận lợi của trang thiết bị, điều kiện dạy học khi tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác cho sinh viên

Thực trạng này đƣợc khảo sát 52 GV qua câu 5 trong Phiếu khảo sát GV-01.

Kết quả, có 29/52 GV (chiếm 55,7%) đánh giá “Rất thuận lợi”, 22/52 GV (chiếm 42,3%) đánh giá “Bình thường”, và chỉ có 1/52 GV đánh giá “Không thuận lợi”.

Cũng chỉ có 109/415 SV đƣợc khảo sát (chiếm 26,2%) cho rằng:. “Cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thực hành không đảm bảo để cả nhóm cùng hoạt động”

Kết hợp với quá trình quan sát thực tế, tác giả nhận thấy trang thiết bị, điều kiện dạy học hiện nay đảm bảo cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm kỹ thuật.

* Thực trạng về việc tạo môi trường phụ thuộc tích cực giữa các SV

Theo đánh giá của 52 GV đƣợc khảo sát, khi tổ chức dạy học THKT theo nhóm hợp tác, GV không quá khó khăn để tạo ra môi trường phụ thuộc tích cực giữa các SV, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng của SV hay khắc phục tình trạng SV thiếu tinh thần kỹ năng hợp tác, thao tác thực hành đơn lẻ. Những ý kiến của GV về vấn đề này đƣợc thể hiện qua Hình 2.4.

35 31 33

30 28

25 22

19 18

20 15 10

5 2 1 2

0

Tạo được môi Giải quyết những Khắc phục tình trường phụ mâu thuẫn, bất trạng SV thiếu thuộc tích cực đồng của SV tinh thần và KN

giữa các SV hợp tác, thao tác

thực hành đơn lẻ

Rất khó khăn Khá khó khăn Không khó khăn

Hình 2.4. Đánh giá của giảng viên về việc tạo môi trường phụ thuộc tích cực cho sinh viên

Còn theo đánh giá của SV năm thứ 3, 4 ,5 thì họ cho rằng vẫn còn có những tồn tại chƣa tích cực giữa các SV trong quá trình dạy học THKT. Cụ thể, có 296/415 SV (tương đương 71,3%) cho là trên thực tế “trong nhóm chỉ có một vài cá nhân tích cực, còn một vài cá nhân ỷ lại”, 187/415 SV (tương đương 45%) nhận thấy vẫn có tình trạng “thường xuyên có những bất đồng trong việc phân công công việc”.

Sử dụng Phiếu quan sát PQS-01 trong 28 giờ thực hành, về nhiệm vụ giao cho các nhóm thực hành, tác giả nhận thấy có 18/28 giờ là SV cùng nhau thực hiện một công việc, 6/28 giờ SV chia nhau ra để thực hiện từng công việc sau đó các em có quay trở lại họp nhóm và bàn bạc với nhau, 4/28 giờ SV vừa thực hiện công việc chung của nhóm, vừa thực hiện công việc riêng, không có trường hợp nào SV thực hành độc lập.

65

Tác giả cũng phỏng vấn trực tiếp một số GV và thu thập đƣợc một số ý kiến quan trọng nhƣ sau:

Trong những lúc GV quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hành, việc tạo ra môi trường tích cực để các SV làm việc là khá dễ dàng, GV có thể trở thành người tƣ vấn cho SV, giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình làm việc của SV.

Hiện tƣợng vẫn còn một vài cá nhân ỷ lại ngoài nguyên nhân chủ quan do tính tích cực học tập của SV hạn chế, còn do cơ chế đánh giá, cho điểm của GV.

Trên thực tế nếu không có sự tham gia của GV mà để SV tự làm việc nhóm thì những bất đồng, mâu thuẫn, hay trong nhóm có một số SV thiếu tích cực hoàn toàn có thể xảy ra.

Thực trạng về vai trò của GV trong quá trình tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác

Tác giả tiến hành điều tra 415 SV năm thứ 3, 4, 5 về những hoạt động của GV trong quá trình SV thực hành với 3 hoạt động: chủ động theo dõi, hướng dẫn để các nhóm tự làm việc; gợi ý các nguyên tắc, thao tác, hành vi hợp tác nhóm cho SV;

quan sát, ghi chép lại hoạt động của SV. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.9. Thực trạng về hoạt động của giảng viên khi tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật

Xác nhận của SV

TT Hoạt động của GV Số lượng Tỷ lệ

1 GV ít khi chủ động theo dõi, hướng dẫn mà để 268 64,6%

các nhóm tự làm việc

2 GV không gợi ý các nguyên tắc, thao tác, hành 159 40,7%

vi hợp tác nhóm cho SV

3 GV thường xuyên quan sát, ghi chép lại hoạt 86 20,7%

động của SV

Khi quan sát 28 giờ dạy THKT, tác giả cũng tổng hợp đƣợc 28 giờ dạy này phần lớn chỉ hướng dẫn SV thực hiện các nhiệm vụ thực hành, chỉ có 5/28 giờ dạy GV có hướng dẫn các nguyên tắc, hành vi làm việc hợp tác cho SV, GV chủ yếu

giải đáp những thắc mắc, khó khăn của SV khi đƣợc hỏi chứ ít khi quan tâm tới quá trình thực hành của SV, việc hướng dẫn các kỹ năng LVHT, việc đi lại khuyến khích động viên, điều chỉnh hoạt động học tập hay giám sát ghi chép các hoạt động của SV để có những đánh giá khách quan công bằng hoặc điều chỉnh hoạt động của SV cho phù hợp cũng ít đƣợc quan tâm.

Nhƣ vậy, thông qua phiếu khảo sát và phiếu quan sát cho phép khẳng định GV chưa thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, khuyến khích SV trong quá trình dạy học THKT. Một trong những lý do của tình trạng trên là vì đa số GV chƣa có biện pháp hỗ trợ SV, chƣa áp dụng các PPDH và các kỹ thuật DHHT nên chƣa có những hoạt động tích cực và đồng bộ trong quá trình dạy học THKT. Thực tế này ảnh hưởng tới kết quả dạy học THKT theo nhóm hợp tác và việc hình thành phát triển kỹ năng LVHT cho SV. Thực trạng này là cơ sở để đề xuất những biện pháp bổ trợ để có thể nâng cao hiệu quả dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV.

2.2.2.3. Thực trạng về đánh giá kết quả dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác

Thực trạng về cách thức đánh giá kết quả dạy học THKT của SV theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV đƣợc khảo sát ở 52 GV và 415 SV năm thứ 3, 4, 5 với kết quả thể hiện trên Bảng 2.10.

Kết quả thu được giữa GV và SV khá tương đồng nhau. Có thể nhận định rằng việc đánh giá trong dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT chưa đƣợc đa dạng hóa và toàn diện các mặt. GV vẫn còn chú trọng đánh giá kết quả học tập chung của cả nhóm mà ít chú ý đánh giá kỹ năng LVHT của từng cá nhân.

67

Bảng 2.10. Thực trạng cách thức đánh giá kết quả thực hành của sinh viên Mức độ sử dụng

Đối Cách thức đánh giá (Tỷ lệ)

tƣợng Thườngxuyên thoảngThỉnh Ít khi

1. Chỉ qua kết quả thực hành của cả nhóm 8 27 17 (15,4%) (51,9%) (22,7%) 2. Chỉ qua kết quả thực hành của từng cá 16 31 5

(9,6%)

nhân SV trong nhóm (30,8%) (59,6%)

GV 3. Kết hợp kết quả thực hành của cả cá 23 18 11

nhân và nhóm (44,2%) (34,6%) (21,2%)

4. Có xét đến quá trình SV làm việc hợp 11 12 19 tác với người khác khi thực hành (21,2%) (23,1%) (45,7%) 5. Có sự tham gia đánh giá của các thành 2 22 28

viên trong nhóm (3,8%) (42,3%) (54,9%)

1. Chỉ qua kết quả thực hành của cả nhóm 257 102 56 (61,9%) (24,6%) (13,5%) 2. Chỉ qua kết quả thực hành của từng cá 150 167 98

nhân SV trong nhóm (36,1%) (40,2%) (23,6%)

SV 3. Kết hợp kết quả thực hành của cả cá 189 158 68

nhân và nhóm (45,5%) (38,1%) (16,3%)

4. Có xét đến quá trình SV làm việc hợp 49 125 241 tác với người khác khi thực hành (11,8%) (30,1%) (58,1%) 5. Có sự tham gia đánh giá của các thành 36 155 224

viên trong nhóm (8,6%) (37,3%) (54,1%)

Kết quả quan sát 28 giờ thực hành cũng cho thấy việc đánh giá kết quả học tập của từng cá nhân trong nhóm và đánh giá hành vi, kỹ năng LVHT trong quá trình thực hành của SV ít đƣợc chú ý.

Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, tác giả nhận được những ý kiến cần lưu ý:

Thầy N.T.T - Khoa Điện - Điện tử trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định cho biết: “Đôi lúc cũng nhận thấy việc lấy kết quả SV trong một nhóm đều bằng nhau là không khách quan, công bằng; nhưng nếu đánh giá đúng năng lực làm việc của từng SV trong nhóm sẽ khó và mất thời gian!”

Cô N.T.M.L - Trường ĐHSP Hà Nội nhận xét: “Cách thức đánh giá SV còn phụ thuộc khá nhiều vào đặc thù môn học thực hành, nhưng thường GV chỉ đánh giá SV ở kết quả cuối cùng mà ít đánh giá quá trình thực hành”.

Vậy có một thực tế là trong khâu đánh giá, GV thường chỉ đánh giá SV ở kết quả cuối cùng, có phần quá chú trọng kết quả chung của cả nhóm mà chƣa quan tâm tới thái độ và sự phát triển kỹ năng LVHT của từng cá nhân SV. Đây chính là những hạn chế cần đƣợc quan tâm trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w