CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN
3.2. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
3.3.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung và theo hướng dạy học Thực hành điện cơ bản
3.3.1.1. Mục tiêu môn học Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
Môn học Thực hành điện cơ bản là một môn học bắt buộc trong đào tạo các ngành Sƣ phạm kỹ thuật, các ngành Công nghệ kỹ thuật điện, Công nghệ điện - điện tử trên cả nước. Môn học được xây dựng nhằm trang bị cho SV có những kiến thức,
105
kỹ năng cơ bản về thiết kế, sử dụng và kiểm tra, sửa chữa những mạch điện, động cơ điện đơn giản.
Theo Đề cương chi tiết học phần Thực hành điện cơ bản của Trường ĐHSP kỹ thuật Nam Định (năm 2016), môn học này có mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Kiến thức:
Trang bị cho SV các kiến thức cơ bản về sử dụng dụng cụ, lắp ráp, kiểm tra và sửa chữa các mạch điện chiếu sáng trong công nghiệp và dân dụng.
Nhận biết và phân tích đƣợc những quy định trong thực hiện an toàn điện.
Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo lắp, đo đếm thông thường đúng yêu cầu kỹ thuật.
Lắp ráp, kiểm tra và sửa chữa thành thạo các mạch điện chiếu sáng trong công nghiệp và dân dụng.
Phát hiện và phân tích được một số sự cố điện thông thường, tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục.
Thái độ:
Thực hiện đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Ham muốn tìm hiểu mở rộng kiến thức trong thực tế đời sống xã hội.
Trên cơ sở mục tiêu ở trên, sau khi học xong học phần Thực hành điện cơ bản đòi hỏi SV phải có năng lực hành động (chuẩn đầu ra học phần) như sau:
Năng lực chuyên môn
Có kiến thức để phát hiện, nhận biết, phân tích kỹ thuật về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trên thực tiễn.
Lựa chọn và sử dụng dụng cụ trong thực hành (dụng cụ an toàn, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ gia công) đúng kỹ thuật, đúng công việc, đúng trình tự.
Xác định được sự cố, hỏng hóc thông thường của các thiết bị, hệ thống điện và có biện pháp sửa chữa hợp lí.
Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật về bảo dƣỡng điều khiển và vận hành điện.
Năng lực phương pháp
Xây dựng kế hoạch, trình tự thực hiện công việc về tháo - lắp, thiết kế, chẩn đoán, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện.
Kỹ năng viết báo cáo, báo cáo kết quả/ trình bày vấn đề.
Kỹ năng kiểm tra và đánh giá vấn đề/ nhiệm vụ/ tiến trình thực hiện/ kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.
Tham gia hoạt động nghiên cứu thực tiễn, xây dựng dự án/ đề án có liên quan đến kiến thức học tập.
Năng lực xã hội
Làm việc hợp tác với bạn học, với GV.
Biết phê phán/ phản biện và bảo vệ ý kiến cá nhân.
Năng lực cá nhân
Tiếp thu, cập nhật công nghệ mới về kỹ thuật điện.
Chấp hành quy định an toàn, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường. Chuẩn đầu ra của học phần Thực hành điện cơ bản trên đây cho thấy ở cả bốn
năng lực SV cần phải có, họ sẽ có nhiều thuận lợi để đạt đƣợc nếu đƣợc đƣa vào một môi trường LVHT, cùng có sự trao đổi, phân tích, đề xuất các ý tưởng, phân chia, hỗ trợ công việc lẫn nhau.
3.3.1.2. Cấu trúc nội dung học phần Thực hành điện cơ bản và khả năng vận dụng dạy học theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
* Cấu trục nội dung học phần Thực hành điện cơ bản
Học phần Thực hành điện cơ bản của hệ Đại học, trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, với thời lượng 02 tín chỉ tương đương với 60 tiết thực hành, dạy học theo buổi (4 tiết/buổi) gồm 6 bài thực hành, có nội dung cụ thể nhƣ sau:
Bài 1: An toàn điện
Bài 2: Kỹ thuật nối dây và đi dây
Bài 3: Lắp ráp và sửa chữa mạch điện chiếu sáng điều khiển tại một vị trí và nhiều vị trí
107
Bài 4: Lắp ráp và sửa chữa mạch điện đèn huỳnh quang và đèn cao áp thuỷ ngân
Bài 5: Lắp ráp và sửa chữa mạch điện chiếu sáng tổng hợp Bài 6: Vận hành, bảo dƣỡng động cơ điện
Học phần Thực hành điện cơ bản được bố trí học vào kỳ 4, thường được tổ chức liên tục trong 2 tuần tại Trung tâm thực hành của nhà trường.
Phân tích cấu trúc nội dung học phần Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
Thuận lợi:
Học phần đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống của các kiến thức lý thuyết về mạch điện, các bài thực hành đều có các kiến thức đồng tâm, giúp SV có sẵn một số tri giác về thao tác và đối tƣợng thực hành.
Các nội dung học tập có thiên hướng thuận lợi trong việc triển khai thực hành theo nhóm - là hình thức chính của dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT.
Nội dung học phần mang tính công nghệ, phần lớn đều thông qua quá trình thực hành của SV để tạo ra sản phẩm cuối cùng, do đó việc triển khai và đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng LVHT khá thuận lợi.
Hạn chế:
Nội dung các bài thực hành có cấu trúc đóng, yêu cầu khá đơn giản, điều này dẫn đến việc thiết kế bài dạy theo hướng phát triển kỹ năng LVHT phần nào bị hạn chế.
Mỗi bài thực hành có thời gian làm việc tại xưởng khá ngắn (từ 1-2 buổi), do đó việc thiết kế các nhiệm vụ học tập và tổ chức thực hành cho SV cần phải nghiên cứu kỹ để phát huy hết vai trò của từng SV trong nhóm.
Định hướng vận dụng dạy học Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên
Dựa trên 5 biện pháp đã đề xuất, căn cứ vào những phân tích về mục tiêu, chương trình, nội dung học phần Thực hành điện cơ bản ở trên, tác giả đưa ra một
số định hướng vận dụng dạy học học phần Thực hành điện cơ bản theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho SV nhƣ sau:
An toàn điện
Đây là nội dung đầu tiên và rất quan trọng của học phần, nhằm trang bị kiến thức về đảm bảo an toàn và các biện pháp xử lý khi xảy ra mất an toàn trong thực tập sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với việc hình thành thái độ của SV về nội quy an toàn điện cũng nhƣ an toàn lao động của cả học phần. Bên cạnh đó, bài học giúp SV biết sử dụng một số dụng cụ, thiết bị điện dùng trong kiểm tra và sửa chữa mạch điện, là điều kiện tiên quyết để tiến hành các bài thực hành cụ thể tiếp theo.
Những nội dung của bài học này gắn sát với thực tiễn, có mức độ phản ánh phức tạp khác nhau. Vì vậy khi tiến hành, GV có thể sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác, trong đó hướng đến gắn yêu cầu học tập với thực tiễn, ứng dụng CNTT và truyền thông trước và trong giờ thực hành, giao nhiệm vụ hợp tác cho các nhóm, đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng LVHT để SV tích cực trao đổi, thảo luận, khắc sâu những nội dung của bài học.
Kỹ thuật nối dây và đi dây
Đây là những kỹ thuật cơ bản của các hoạt động Thực hành kỹ thuật điện, đòi hỏi SV phải biết và thành thạo các phương pháp nối dây cơ bản, các mối nối cũng cần đảm bảo độ tiếp xúc, độ bền cơ học tốt, đảm bảo an toàn.... Bên cạnh đó, SV cũng cần vận dụng sáng tạo những kỹ thuật trên vào thực tế.
Ở nội dung này, ngoài việc phải chuẩn bị các dụng cụ và các vật liệu cần thiết, SV cần đƣợc GV thuyết trình và làm mẫu, có thể đƣợc xem trực quan các kỹ thuật này trong thực tế bằng vật thật, tranh ảnh hoặc video, sau đó tiến hành các thao tác thực hành theo nhóm. GV cũng phải thiết kế các nhiệm vụ tạo ra động lực để các nhóm LVHT, để SV có kỹ năng tốt hỗ trợ, hướng dẫn SV chưa tốt, đảm bảo mọi SV đều đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài học.
Vì vậy ở nội dung này, GV nên sử dụng tiến trình dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT, trong đó có sử dụng sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông
109
trước và sau giờ thực hành, sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng LVHT của SV.
Lắp ráp và sửa chữa các mạch điện chiếu sáng
Phần nội dung này gồm có 3 bài thực hành, có đặc điểm và yêu cầu tương đương nhau, cụ thể gồm: Lắp ráp và sửa chữa mạch điện chiếu sáng điều khiển tại một vị trí và nhiều vị trí; Lắp ráp và sửa chữa mạch điện đèn huỳnh quang và đèn cao áp thuỷ ngân; Lắp ráp và sửa chữa mạch điện chiếu sáng tổng hợp.
Những nội dung thực hành này đều là các mạch điện thường gặp tại gia đình và nhà trường, trên cơ sở nguyên lý làm việc của các thiết bị điện chiếu sáng và các thiết bị điện đơn giản khác mà đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.
Nội dung kiến thức dạng này tuy đơn giản nhƣng có thể khai thác những ý tưởng sáng tạo khác nhau bởi nhu cầu thực tiễn là không giới hạn. Bên cạnh đó, mỗi SV cũng cần hình thành những năng lực cá nhân về kỹ thuật lựa chọn, sử dụng dụng cụ tháo lắp, sửa chữa phù hợp.
Chính vì những đặc điểm của nội dung dạy học này, GV có thể sử dụng cả 5 biện pháp đã được trình bày ở trên: nâng cao tri thức về LVHT cho SV, xây dựng tiến trình dạy học THKT phù hợp, triển khai hoạt động thực hành theo kỹ thuật Puzzle Jigsaw, tăng cương môi trường hợp tác qua ứng dụng CNTT và truyền thông, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm khuyến khích phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
(4) Vận hành, bảo dưỡng động cơ điện
Nội dung vận hành, bảo dƣỡng động cơ điện là một trong những nội dung khó, yêu cầu SV phải có kiến thức vững vàng về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện. GV cần phải làm rõ thêm cho SV cách sử dụng và bảo dƣỡng động cơ điện. Ngoài ra đòi hỏi ở SV cần phải có khả năng suy luận, phán đoán, khoanh vùng để kiểm tra phát hiện hƣ hỏng và biện pháp khắc phục.
Những đặc điểm và yêu cầu của nội dung thực hành này rất phù hợp để đƣa SV vào môi trường LVHT, giúp các em cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến. Vì vậy, GV có thể thiết kế các hoạt động dạy học cho SV theo dạy học tình huống, dạy học
theo nhóm, với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV.
Việc phân tích nội dung Thực hành điện cơ bản và định hướng vận dụng vào dạy học theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV cho thấy tính khả thi khi ứng dụng các biện pháp đã nêu vào các nội dung THKT cụ thể. Tuỳ theo từng bài/nội dung THKT, điều kiện cụ thể về SV, thiết bị, nhà xưởng, việc xây dựng các hoạt động dạy học THKT có thể sử dụng những biện pháp khác nhau.