Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN

1.3. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng làm việc hợp tác

1.3.2. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác

Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đƣa ra khung năng lực giao tiếp và hợp tác gồm có 8 năng lực thành phần:

1.Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; 2.Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; 3.Điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn; 4.Xác định mục đích và phương thức hợp tác; 5.Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân;

6.Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; 7.Tổ chức và thuyết phục người khác; 8.Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế. [10].

Xét về góc độ kỹ năng khi đƣợc xem xét trên quan điểm Tâm lý học hoạt động, có mối liên hệ đến nhiều kỹ năng khác cùng tham gia phối hợp. Kỹ năng chứa đựng trong nó cách thức hành động, mục đích hành động, thao tác hành động và khả năng đánh giá, điều chỉnh trong quá trình hành động. Với quan niệm này, cấu trúc của kỹ năng LVHT có thể khái quát bao gồm năm kỹ năng thành phần: kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác; kỹ năng giao tiếp nhóm; kỹ năng phân công nhiệm vụ; kỹ năng phát triển các mối quan hệ; kỹ năng phối hợp hành động. Cấu trúc này đƣợc thể hiện trên Hình 1.1.

Hình 1.1. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác

Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác: Một nhóm hợp tác bao gồm những thành viên cùng có chung mục đích và lợi ích, đƣợc thiết lập trên cơ sở tự nguyện. Nhóm hợp tác trong giai đoạn ban đầu khi mới thiết lập có tiền đề quan trọng cho hiệu quả làm việc của nhóm sau này; nó cần phải đƣợc thiết lập dựa trên những biểu hiện sau đây: có tinh thần tích cực, sẵn sàng tham gia nhóm hợp tác; xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác; xác định những điều kiện, phương tiện cần thiết để tiến hành hợp tác; đánh giá đƣợc ƣu điểm, hạn chế và trách nhiệm của bản thân trong nhóm; đánh giá đƣợc nhu cầu, khả năng, đặc điểm tâm sinh lý của các thành viên trong nhóm.

Kỹ năng giao tiếp nhóm: Giao tiếp nhóm là hoạt động đặc trƣng của LVHT, là cầu nối giữa người truyền tải thông tin với người tiếp nhận thông tin. Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe, biết cách thức truyền tải thông điệp bằng nhiều cách khác nhau và phân tích, tiếp nhận thông tin trong những điều kiện

24

và hoàn cảnh cụ thể. Kỹ năng giao tiếp nhóm có vai trò thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến các kỹ năng khác trong quá trình LVHT. Các biểu hiện của kỹ năng giao tiếp nhóm bao gồm: xác định đƣợc mục đích giao tiếp; lựa chọn nội dung, cách thức, phương tiện giao tiếp phù hợp; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ kết hợp với phi ngôn ngữ khi giao tiếp; tiếp nhận đƣợc các nội dung, văn bản có liên quan đến chủ đề giao tiếp; chủ động, tự tin và làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân khi giao tiếp; biết lắng nghe và tổng hợp ý kiến của người khác.

Kỹ năng phân công nhiệm vụ: Khi đặt ra một nhiệm vụ đòi hỏi phải thực hiện hoạt động LVHT, việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực với thời gian hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc.

Mỗi thành viên đều phải xác định đƣợc nhiệm vụ, vai trò của bản thân và của nhóm, thống nhất cách thức thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và của nhóm, phân công công việc phù hợp với nhu cầu, năng lực của cá nhân, hoặc luân phiên đảm nhận các vai trò, nhiệm vụ khác nhau có thể là người điều khiển nhóm, người ghi chép, người báo cáo, người theo dõi hoạt động nhóm. Đặc biệt, trong quá trình LVHT, phải chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phù hợp với hoạt động nhóm; thường xuyên theo dõi tiến độ, đánh giá công việc của các thành viên trong nhóm để điều hòa, phối hợp, đảm bảo công việc đƣợc diễn ra hiệu quả; ngoài ra phải biết đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời các hoạt động của cá nhân và cả nhóm.

Kỹ năng phát triển các mối quan hệ: Trong quá trình LVHT của SV, không thể thiếu vai trò của việc tạo dựng mối quan hệ với các thành viên trong nhóm, với các nhóm khác hay với GV. Mối quan hệ này không phải tự nhiên mà có, mà thường phải có mục đích, có hoạch định trên cơ sở nhiệm vụ chung của nhóm làm việc. Khi mối quan hệ với các thành viên trong nhóm đƣợc phát triển, các kỹ năng khác cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Các biểu hiệu của kỹ năng phát triển các mối quan hệ là: nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác;

biết tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, khích lệ, động viên và sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khác; biết tiếp nhận và chia sẻ thông tin, tài liệu có liên quan vì hiệu quả chung

của nhóm; biết phát hiện và hóa giải mâu thuẫn trong quá trình hợp tác; biết tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.

Kỹ năng phối hợp hành động: Bản chất của LVHT là sự phối hợp hành động với nhau một cách hiệu quả, vì vậy đây là kỹ năng rất quan trọng khi tiến hành LVHT, tạo ra kết quả cuối cùng của hoạt động hợp tác. Mỗi thành viên đều phải thực hiện đƣợc những hoạt động trí lực, sức lực cùng nhau mang tính phối hợp này theo đúng mục tiêu, đúng quy trình, kỹ thuật trong điều kiện thực tế. Các biểu hiện của kỹ năng phối hợp hành động là: thao tác đúng, có sự phối hợp đồng bộ với hoạt động của nhóm; thường xuyên học hỏi, hỗ trợ các thành viên khác trong quá trình hành động; biết phân phối thời gian, sử dụng các đồ dùng chung của nhóm khoa học, hợp lý; biết đánh giá và hoàn thiện các hoạt động của cá nhân và nhóm.

Năm kỹ năng thành phần nói trên có quan hệ biện chứng lẫn nhau, kỹ năng này vừa phụ thuộc vừa ảnh hưởng đến kỹ năng khác; các kỹ năng cùng được phát triển, hoàn thiện dựa vào nhau, trong đó kỹ năng giao tiếp nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến các kỹ năng khác.

Một phần của tài liệu Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên sư phạm (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w