Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 33 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.4. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.4.1. Khái niệm

* Bồi dưỡng

Khi bàn về khái niệm bồi dưỡng có nhiều quan niệm khác nhau: theo từ điển Tiếng Việt: Bồi dưỡng là "Làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất" [33, tr.79 ].

UNESCO định nghĩa: “BD với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [32].

Nguyễn Minh Đường quan niệm: "Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kĩ năng nghề nghiệp theo chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác định bằng một chứng chỉ..." [16, tr.27].

Tác giả đã quan niệm bồi dưỡng là cập nhật, bổ sung thêm kiến thức, hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, giúp cho cá nhân lao động nghề nghiệp hiệu quả hơn.

Từ những quan niệm nêu trên, chúng ta thấy, bồi dưỡng được xem như một hoạt động đặc thù của con người, hoạt động này có các đặc điểm sau đây:

- Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định.

- Đối tượng bồi dưỡng là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

- Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm.

Như vậy, có thể hiểu: “Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động”.

* Bồi dưỡng năng lực dạy học

Bồi dưỡng năng lực dạy học thực chất là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của người giáo viên thông qua được tập huấn hoặc tự học (bồi dưỡng và tự bồi dưỡng).

Mục đích bồi dưỡng năng lực dạy học là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để người giáo viên có cơ hội củng cố mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.

* Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học

Chuyên môn của giáo viên tiểu học là giảng dạy và giáo dục học sinh tiểu học vì vậy bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là nâng cao năng lực cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng về dạy học và giáo dục học sinh tiểu học để giáo viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh tiểu học.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là thông qua hoạt động tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng, giúp giáo viên giáo viên tiểu học thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng để phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ về hoạt động dạy học, nhằm hình thành kỹ năng, nghiệp vụ một cách thuần thục, hiệu quả thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học.

* Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Bồi dưỡng năng lực dạy học thực chất là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của người giáo viên thông qua được tập huấn hoặc tự học (bồi dưỡng và tự bồi dưỡng).

Mục đích bồi dưỡng năng lực dạy học là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để người giáo viên có cơ hội củng cố mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.

Chuyên môn của giáo viên tiểu học là giảng dạy và giáo dục học sinh tiểu học vì vậy bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là nâng cao năng lực cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng về dạy học và giáo dục học sinh tiểu học để giáo viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh tiểu học.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là thông qua hoạt động tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng, giúp giáo viên giáo viên tiểu học thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng để phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ về hoạt động dạy học, nhằm hình thành kỹ năng, nghiệp vụ một cách thuần thục, hiệu quả thích ứng với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

1.2.4.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ

sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo hướng đạt chuẩn nghề nghiệp là thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học mới. Giúp giáo viên tự chủ trong triển khai thực hiện chương trình giáo dục mới và làm chủ trong quá trình tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nhằm giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp từ đó thường xuyên đổi mới quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tùy đối tượng, hoàn cảnh và yêu cầu đặt ra mà công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

+ Bồi dưỡng để chuẩn hóa trình độ được đào tạo.

+ Bồi dưỡng để cập nhật kiến thức đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

+ Bồi dưỡng để dạy theo chương trình và SGK mới.

+ Bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn sau chuẩn về đào tạo.

+ Bồi dưỡng GV nhằm bổ sung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở nuôi dưỡng những tri thức cũ còn phù hợp với yêu cầu mới, điều chỉnh, sửa đổi những tri thức đã bị lạc hậu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

1.2.4.3. Nguyên tắc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học đòi hỏi người hiệu trưởng nhà trường phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo tính mục đích

Mục đích của hoạt động bồi dưỡng là giúp giáo viên đạt chuẩn về năng lực, do đó tiêu chí này phải quán triệt trong suốt quá trình bồi dưỡng tư khâu khảo sát đánh giá nhu cầu đến khâu xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng và cuối cùng là đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên.

- Đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn

Hoạt động bồi dưỡng phải cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa học lý thuyết với rèn các năng lực dạy học. Công tác bồi dưỡng đòi hỏi báo cáo viên kết hợp

các tình huống thực tế trong dạy học, giúp giáo viên tích cực, chủ động, tương tác trong quá trình bồi dưỡng, cũng như dễ dàng áp dụng các tình huống trong thực tế quá trình dạy học của giáo viên.

- Nguyên tắc kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên chỉ đạt được kết quả khi nhà quản lý và người tổ chức cũng như báo cáo viên biến được quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả

Hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học phải dẫn đến thay đổi về năng lực dạy học của giáo viên theo hướng đạt chuẩn và nâng chuẩn theo các mức của chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông mới. Vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, chương trình và hình thức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Kết quả khảo sát đánh giá năng lực giáo viên trường tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp phải được phân loại theo từng mức độ khác nhau và sắp xếp theo các nhóm đối tượng để lựa chọn nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng bồi dưỡng.

Hiệu quả cao nhất của hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học là biến được quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.

Hiệu quả bồi dưỡng phải được thể hiện là từng giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng có thay đổi trong nhận thức và phương pháp, hình thức, nội dung dạy học…

một cách hiệu quả.

1.2.4.4. Nội dung bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là trang bị tiếp những kiến thức đã được đào tạo trước đây, cập nhật và bồi dưỡng thêm những tri thức mới, kỹ năng và phương pháp dạy học mới nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra trong giai đoạn mới với các yêu cầu mới của chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy, nội dung phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục nói chung và chuẩn nghề nghiệp giáo viên nói riêng.

Vì vậy, căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp mới dược quy định tại Thông tư số 20/2018

/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 Bộ giáo dục và Đào tạo [5] ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực tiễn đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay, căn cứ từ việc xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học hàng năm, đặc điểm của giáo viên, học sinh tiểu học từng vùng miền, thực tiễn nhà trường, trong đề tài này xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho giáo viên.

- Bồi dưỡng về năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Bồi dưỡng về năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Bồi dưỡng về năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Bồi dưỡng về năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh.

- Bồi dưỡng năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp.

- Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học.

- Bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động tự quản của học sinh.

- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học vv…

1.2.4.5. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

(1) Phương pháp diễn giảng

Diễn giảng là phương pháp giáo viên dùng lời và các phương tiện phi ngôn ngữ khác để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó; tạo ra sự liên kết giữa vấn đề đó với kinh nghiệm hiện có của người học. Qua đó giúp người học lĩnh hội được nó.

Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên vừa là một phương pháp dạy học vừa là một hình thức tổ chức dạy học ở các trường sư phạm.

Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống.

Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể, do báo cáo viên trình bày, học viên tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình, thời khóa biểu, lên lớp.

(2) Phương pháp thảo luận

Phương pháp thảo luận là phương pháp được áp dụng hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, sử dụng phương pháp này là chia số giáo viên theo từng nhóm thảo luận về nội dung nào đó cần thiết phải trao đổi và đi đến kết quả.

Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.

Phương pháp này có mầm mống từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở trường Đại học Sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” (Group dynanies) một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể.

Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm. Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề có tác động tích cực tới sự động não của từng cá nhân riêng lẻ nhưng lại không có sự phối hợp giữa các thành viên trong tập thể. Trái lại, phương pháp thảo luận nhóm lại phát huy được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên:

- Thảo luận nhóm tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp người học phát triển khả năng tư duy và diễn đạt.

- Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập.

- Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học trong kiến thức của người học.

- Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.

- Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm;

- Cải thiện mối quan hệ thầy- trò, trò- trò, giáo viên có thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn...

(3) Phương pháp thực hành chuyên môn

Bất cứ người giáo viên nào cũng phải tiến hành làm công tác chuyên môn của mình. Các hình thức tiến hành phương pháp này như soạn giáo án, hội giảng, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm.v.v.

(4) Phương pháp giải quyết các tình huống giáo dục

Sử dụng phương pháp này bồi dưỡng cho giáo viên cần phải tiến hành bồi dưỡng theo trình tự các bước sau:

+ Nhận diện một số loại tình huống giáo dục.

+ Những yêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống giáo dục.

+ Các nguyên tắc cơ bản và quy trình giải quyết tình huống giáo dục.

+ Vận dụng giải quyết thành công tình huống GD.

Trong giải quyết các tình huống giáo dục, kinh nghiệm người này không thể truyền cho người khác, thậm chí, ở cùng một giáo viên cũng không thể nhất nhất sử dụng một phương pháp này hay phương pháp kia. Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình.

(5) Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu

Trong các hoạt động bồi dưỡng phải lấy tự học tập, tự bồi dưỡng làm chủ yếu, bất cứ giáo viên nào cũng có khả năng tự học nếu hiểu thấu đáo nhiệm vụ và nội dung bồi dưỡng, có đầy đủ điều kiện tối thiểu để học tập, song phải kết hợp tự học của cá nhân với học tập, hợp tác với đồng nghiệp. Cùng với nó là sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục, khen thưởng kịp thời, có chế độ, chính sách đúng đắn nhằm động viên và đánh giá kết quả học tập của giáo viên. Để đảm bảo hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả phải có kế hoạch cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)