Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 80 - 83)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên TH hiện nay, quan trọng nhất là quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng. Nếu kế hoạch bồi dưỡng hiệu quả điều này sẽ là tiền đề cho việc tổ chức, thực hiện, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cũng đạt hiểu quả. Để tìm hiểu về điều này, chúng tôi tiến hành khảo sát 120 CBQL, GV các trường tiểu học và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.14:

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

STT Nội dung kế hoạch

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên

46 38.3 41 34.2 24 20.0 9 7.5

2

Xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

35 29.2 40 33.3 31 25.8 14 11.7

3

Xác định các bước thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên

17 14.2 19 15.8 49 40.8 35 29.2

4

Chuẩn bị đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

42 35.0 40 33.3 27 22.5 11 9.2

5

Chuẩn bị tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

20 16.7 34 28.3 39 32.5 27 22.5

6

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

25 20.8 22 18.3 43 35.8 30 25.0

Nhìn vào bảng trên 2.14 cho thấy, nội dung được đánh giá tốt nhất đó là

Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo

viên” có 38.3% ý kiến cho rằng mức độ thực hiện nội dung này là tốt, 34.2% khá.

Nhìn chung công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long đã xác định rõ được các mục tiêu cần đạt được.

Kế tiếp là nội dung “Chuẩn bị đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp” với 35% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện là tốt, 22.5% là khá. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy hiệu trưởng nhà trường đã xác định được đối tượng giáo viên tham gia vào quá trình bồi dưỡng. Ví dụ như: Khi bồi dưỡng năng lực quản lí thì đối tượng là các phó hiệu trưởng, hay các trưởng, phó tổ bộ môn… Tuy nhiên vẫn có 31.7% ý kiến đánh giá nội dung này thực hiện trung bình và yếu. Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô L.T.T tổ trưởng tổ chuyên môn Văn trường tiểu học Hà Khẩu, cô cho biết

Các trường hiện nay không có kế hoạch phân công giáo viên đi bồi dưỡng trên chuẩn nghề nghiệp, không có kế hoạch sắp xếp công việc cho giáo viên đi bồi dưỡng trên chuẩn, việc giáo viên đi bồi dưỡng trên chuẩn chủ yếu do ý thức nâng cao trình độ mà tự nguyện đang ký và xin đi bồi dưỡng, một số giáo viên thi đỗ Cao học rồi mới báo cáo hiệu trưởng”.

Kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên vẫn còn hết sức chung chung, hiệu trưởng nhà trường chưa cụ thể hóa các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chính vì thế nội dung “Xác định các bước thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên” có đến 40.8% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung này là trung bình và 29.2% yếu.

Trong các năm qua các trường tiểu học thành phố Hạ Long chỉ thực hiện việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV khi có chỉ đạo của sở, phòng giáo dục. Việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trong năm học thường diễn ra hết sức bị động. Hiệu trưởng nhà trường thường căn cứ vào chỉ đạo của sở giáo dục, các điều kiện về CSVC,... để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Tuy nhiên công tác chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên, tài chính, cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng còn chưa hiệu quả. Chính vì thế nội dung “Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cho hoạt động bồi dưỡng năng lực

dạy học cho giáo viên” có 60.8% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Nội dung “Chuẩn bị tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên” có 55% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.

Chúng tôi tiếp tục tiến hành phỏng vấn cô P.T.B hiệu trưởng trường tiểu học Hà Khẩu, cô cho biết: “Việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học chưa được chú ý. Việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ĐNGV trong năm học các hiệu trưởng chỉ đưa vào thành một nội dung nhỏ trong kế hoạch năm học của nhà trường, chưa chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc một số trường có kế hoạch không chi tiết không có phân công phân nhiệm”.

Đánh giá chung các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa chủ động trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, mà chủ yếu triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của phòng Giáo dục - Đào tạo. Tất cả các trường đều chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược và tổ chức bồi dưỡng ĐNGV trong giai đoạn trung hạn 3 - 5 năm hay 5 - 10 năm. Trong hè có các đợt bồi dưỡng giáo viên theo sự chỉ đạo của sở, phòng giáo dục thì nhìn chung hiệu trưởng chưa tổ chức sắp xếp kế hoạch bồi dưỡng trong hè một cách chủ động khoa học.

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)