Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 86 - 89)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu.

Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành

phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

STT Nội dung chỉ đạo

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp đã xây dựng

36 30.0 39 32.5 30 25.0 15 12.5

2

Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng để thu hút giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

22 18.3 34 28.3 36 30.0 28 23.3

3

Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp.

17 14.2 30 25.0 41 34.2 32 26.7

4 Chỉ đạo tạo môi trường bồi dưỡng,

học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm 24 20.0 35 29.2 35 29.2 26 21.7 5 Chỉ đạo giáo viên tăng cường tự

bồi dưỡng 31 25.8 35 29.2 33 27.5 21 17.5

6

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

19 15.8 33 27.5 38 31.7 30 25.0

7

Xây dựng lực lượng giáo viên cốt cán để tăng nguồn lực bồi dưỡng năng lực dạy học tại các nhà trường

15 12.5 27 22.5 43 35.8 35 29.2

8

Chỉ đạo tăng cường nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

11 9.2 24 20.0 47 39.2 38 31.7

Hiệu trưởng và Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nhằm đáp ứng các chuẩn nghề nghiệp mới, đã thu được một số kết quả như sau:

- Hiện nay việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học nhà trường cho giáo viên mới chỉ tập trung vào việc chỉ đạo nội dung, cho nên có 62.5% ý kiến đánh giá là mức độ thực hiện tốt và khá đối với việc “Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp đã xây dựng”.

- Tiếp đến là “Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng để thu hút giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp” có 46.7% ý kiến đánh giá thực hiện tốt và khá. Mặc dù đã được sự quan tâm chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhưng hiện nay phương pháp bồi dưỡng vẫn còn đi theo lối mòn, chưa có sự đổi mới vượt bậc, gây hứng thú cho người học, từ đó tạo tiếng vang để tăng số lượng nhu cầu của giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong nhà trường.

- Hoạt động bồi dưỡng vẫn chủ yếu là báo cáo viên nói, học viên nghe, chưa có sự trao đổi, chia sẻ trong lớp bồi dưỡng. Chính vì thế nội dung “Chỉ đạo tạo môi trường bồi dưỡng, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm” có 50.8% ý kiến đánh giá thực hiện trung bình và yếu.

- Nội dung “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp” có 15.8% ý kiến cho rằng mức độ thực hiện tốt, 27.5% khá, 31.7% trung bình và 25% yếu.

Nguyên nhân, Hiệu trưởng nhà trường chưa chú trọng đến khâu đánh giá, kiểm tra kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Hoạt động này mới chỉ thực hiện ở mức độ qua loa, “làm cho lấy lệ”.

Tóm lại, việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp mới trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa được hiệu quả.

Nguyên nhân do, việc đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và xây dựng lực lượng cốt cán để tăng nguồn

lực...chưa thật sự hiệu quả. Việc đổi mới hình thức tổ chức và nội dung bồi dưỡng cùng với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là rất quan trọng. Ban lãnh đạo, Hiệu trưởng cũng nên thay đổi phương pháp đánh giá khách quan linh hoạt, việc kiểm tra chặt chẽ hơn để từ đó biết được những điểm yếu kém còn tồn tại và những điểm tốt để phát huy. Xây dựng lực lượng giáo viên cốt cán cũng chưa được quan tâm đúng mức bởi muốn phát triển thì lực lượng này chính là nguồn lực rất quan trọng. Vì vậy nhà trường và ban lãnh đạo cần chú ý hơn đến đội ngũ cốt cán này.

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)