Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp
2.4.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên TH thành phố Hạ Long, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1 và 2, thu được kết quả ở bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
STT Nội dung bồi dưỡng
Mức độ thực hiện Thường
xuyên
Chưa thường
xuyên
Chưa bồi dưỡng
SL % SL % SL %
1 Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn
cho giáo viên 35 29.2 76 63.3 9 7.5
2
Bồi dưỡng về năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
22 18.3 79 65.8 19 15.8
3
Bồi dưỡng về năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
28 23.3 77 64.2 15 12.5
4
Bồi dưỡng về năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
25 20.8 79 65.8 16 13.3
5 Bồi dưỡng về năng lực tư vấn và hỗ
trợ học sinh 19 15.8 76 63.3 25 20.8
6 Bồi dưỡng năng lực dạy học theo chủ
đề tích hợp 24 20.0 78 65.0 18 15.0
7 Bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình môn học 26 21.7 75 62.5 19 15.8
8
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học
15 12.5 74 61.7 31 25.8
9 Bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt
động tự quản của học sinh. 27 22.5 77 64.2 16 13.3 10 Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa
học 11 9.2 69 57.5 40 33.3
Từ bảng kết quả khảo sát trên chúng ta thấy rằng các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã được các nhà trường quan tâm bồi dưỡng tuy nhiên còn nhiều nội dung thực hiện chưa thường xuyên, duy nhất có hai nội dung được các trường quan tâm thường xuyên bồi dưỡng đó là:
- Nội dung “Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho giáo viên” với 29.2%
bồi dưỡng thường xuyên, 63.3% chưa thường xuyên và 7.5% chưa được bồi dưỡng - Nội dung “Bồi dưỡng về năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” được CBQL và giáo viên đánh giá mức độ bồi dưỡng thường xuyên là 23.3%, 64.2% chưa thường xuyên và 12.5% chưa được bồi dưỡng.
- Nhiều trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long đang áp dụng tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới VNEN, trong đó chú trọng đến việc phát triển năng lực tự học, tự quản cho học sinh. Chính vì thế nội dung “Bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động tự quản của học sinh” có 22.5% bồi dưỡng thường xuyên, 64.2% chưa thường xuyên và 13.3% chưa được bồi dưỡng
Tuy nhiên khi trao đổi với một số giáo viên của các trường cho thấy hai nội dung trên được bồi dưỡng nhưng nội dung không có nhiều đổi mới mà phần lớn là thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo và thực hiện theo chương trình giáo dục của Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh, phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long định hướng.
Nội dung được ít bồi dưỡng nhất đó là “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học”, với 33.3% CBQL và giáo viên đánh giá là chưa bồi dưỡng. Hiện nay năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên tiểu học các trường trên địa bàn thành phố Hạ Long còn rất yếu, hầu hết giáo viên không biết và không thể viết được một bài báo… Điều này đòi hỏi các trường cần tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên.
Giáo dục bậc tiểu học ngày nay đang tăng cường hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh, giúp học sinh làm quen với môi trường xung quanh, cũng như phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên các trường hiện nay chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng năng lực giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
Chính vì thế nội dung “Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học” có 25.8% CBQL và giáo viên chưa được bồi dưỡng.
Nhìn chung, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, nhằm đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp mới. Tuy nhiên mức độ thực hiện chưa thường xuyên, nhiều nội dung chưa thực hiện tốt, một số nội dung chưa được tiến hành triệt để nên vẫn còn ý kiến đánh giá là chưa thực hiện. Điểm đáng chú ý là phần lớn các nội dung bồi dưỡng thực hiện theo chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh và phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long các trường chưa chủ động trong triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Nguyên nhân một phần do nhận thức của cán bộ quản lý, một phần do tâm lý làm theo thói quen.
2.4.5. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Từ việc nghiên cứu nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đến việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi sử dụng các câu hỏi số 5 (Phụ lục 1 và 2). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
STT Phương pháp bồi dưỡng
Mức độ thực hiện Thường
xuyên
Chưa thường
xuyên
Chưa sử dụng
SL % SL % SL %
1 Phương pháp diễn giảng 120 100.0 0 0.0 0 0.0
2 Phương pháp thảo luận 45 37.5 60 50.0 15 12.5
3 Phương pháp thực hành chuyên môn 28 23.3 56 46.7 36 30.0 4 Phương pháp giải quyết các tình huống giáo dục 16 13.3 49 40.8 55 45.8 5 Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu 22 18.3 60 50.0 38 31.7 Thực trạng việc sử dụng phương pháp trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đã được báo cáo viên quan tâm bằng cách sử dụng, khai thác các phương pháp bồi dưỡng tích cực, chú trọng sự tương tác của học viên. Kết quả khảo sát cho thấy:
- Trong số những phương pháp bồi dưỡng mà các báo cáo viên thường xuyên sử dụng thì phương pháp thuyết trình được sử dụng nhiều nhất với 100% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên. Tiếp đến là “Phương pháp thảo luận” với 37.5% mức độ sử dụng thường xuyên.
- Một số phương pháp có mức độ sử dụng không thường xuyên nhưng mang lại hiệu quả khá tốt là “Phương pháp giải quyết các tình huống giáo dục” (có 40.8%
CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng không thường xuyên, 45.8% không bao giờ sử dụng), “Phương pháp thực hành chuyên môn” (có 76.7% CBQL và giáo viên đánh giá không thường xuyên và không bao giờ sử dụng).
Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua giải quyết các tình huống giáo dục, hoặc thông qua thực hành chuyên môn dễ thu hút đông đảo giáo viên tham gia, tạo được sự hứng thú cho giáo viên. Phương pháp giảng dạy thông qua tình huống thực tế giúp nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao nhận thức cho giáo viên về đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Từ thực tế này đòi hỏi báo cáo viên cần quan tâm, khai thác sử dụng các phương pháp này thường xuyên hơn nữa.
Như vậy có thể thấy, trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên TH thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, các phương pháp được sử dụng thường xuyên lại là những phương pháp theo lối mòn không mang lại hiệu quả cao, nhàm chán, không thu hút không phát huy được tính tích cực trong bồi dưỡng còn những phương pháp mang tính tích cực, giúp đối tượng được bồi dưỡng có thể học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập thì chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường tiểu học cần đa dạng hóa phương pháp bồi dưỡng, để kích thích sự tham gia vào quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên, cũng như tăng sự tương tác của giáo viên trong quá trình được bồi dưỡng.