Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp
2.4.1. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp
Thực trạng xếp loại giáo viên năm học 2017-2018 tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long như sau:
Bảng 2.6. Kết quả xếp loại giáo viên tiểu học năm học 2017 - 2018
STT Trường
Kết quả xếp loại giáo viên Loại xuất sắc Loại khá Loại trung
bình Loại kém Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 TH Hà Lầm 11 23.9 27 58.7 8 17.4 0 0
2 TH Trần Quốc Toản 36 58,1 19 30.6 7 11.3 0 0
3 TH Hữu Nghị 10 43.5 13 56.5 0 0 0 0
4 TH Bãi Cháy 1 12 26.7 27 60 6 13.3 0 0
5 TH Minh Hà 9 39.1 8 34.8 6 26.1 0 0
6 TH Võ Thị Sáu 6 31.5 10 52.6 3 15.9 0 0
7 TH Nguyễn Bá Ngọc 8 34.8 12 52.2 3 13 0 0
8 TH Quang Trung 20 35.1 30 52.6 7 12.2 0 0
9 TH Bãi Cháy 2 12 48 11 44 2 8 0 0
10 TH Minh Khai 5 25 15 75 0 0 0 0
11 TH Cao Thăng 28 73.7 4 10.5 6 15.8 0 0
12 TH Lê Hồng Phong 28 80 7 20 0 0 0 0
13 TH Trần Hưng Đạo 49 78 8 13 3 5 0 0
14 TH Đai Yên 11 34 16 50 5 16 0 0
15 TH Hùng Thắng 6 37.5 6 37.5 4 25 0 0
16 TH Tuần Châu 9 37.5 15 62.5 0 0 0 0
17 TH Hạ Long 19 40.4 27 57.4 1 2.2 0 0
18 TH Nguyễn Viết Xuân 3 20 11 73.3 1 6.7 0 0
19 Van Lang 8 53,3 7 46,7 0 0 0 0
20 TH Cao Xanh 17 53.1 15 46.9 0 0 0 0
21 TH Hà Khẩu 24 57.1 15 35.7 3 7.1 0 0
22 Th Đoàn Thị Điểm 6 42.8 8 57.2 0 0 0 0
23 TH Việt Hưng 20 46.5 20 46.5 3 7 0 0
Theo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, năm học 2017 -2018 mặt dù dưới sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT và của các trường tiểu học trên địa bàn, kết quả xếp loại giáo viên đã có sự tiến bộ hơn năm trước, tuy nhiên số lượng xếp loại giáo viên chủ yếu là mức khá, cá biệt có rất nhiều trường tỷ lệ giảo viên xếp loại trung bình còn khá cao, cụ thể như trường tiểu học Minh Hà, số giáo viên xếp loại trung bình là 26.1%, kế tiếp là trường tiểu học Hùng Thắng có giáo viên xếp loại trung bình là 25%.
Để tìm hiểu về thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp mới, tác giả sử dụng câu hỏi số 1 trong phiếu khảo sát, kết quả thu được như bảng số liệu 2.12 sau:
Bảng 2.7. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
STT Nội dung thực hiện
Kết quả thực hiện
Tốt Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Năng lực kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ 32 26.7 50 41.7 28 23.3 10 8.3
2 Năng lực về kiểm tra, đánh giá
học sinh 25 20.8 38 31.7 36 30.0 21 17.5
3 Năng lực về Tin học, ngoại ngữ 13 10.8 29 24.2 50 41.7 28 23.3 4 Năng lực lập kế hoạch dạy học 23 19.2 36 30.0 37 30.8 24 20.0 5 Năng lực soạn giáo án theo
hướng đổi mới. 27 22.5 32 26.7 38 31.7 23 19.2
6
Năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.
19 15.8 34 28.3 41 34.2 26 21.7 7 Năng lực công tác chủ nhiệm lớp 28 23.3 46 38.3 32 26.7 14 11.7 8 Năng lực tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp 11 9.2 19 15.8 59 49.2 31 25.8 9
Năng lực thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục
20 16.7 38 31.7 38 31.7 24 20.0 10 Năng lực giao tiếp 24 20.0 31 25.8 39 32.5 26 21.7 11
Năng lực xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
30 25.0 47 39.2 31 25.8 12 10.0 Năng lực dạy học của giáo viên được đánh giá tốt nhất đó là “Năng lực kiến thức chuyên môn nghiệp vụ” với 26.7% người được khảo sát đánh giá mức độ tốt và 41.7% khá. Để tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô T.T.T.N phó hiệu trưởng trường tiểu học Lý Thường Kiệt, cô cho biết “Ban giám hiệu các trường tiểu học đã truyền cho giáo viên tinh thần yêu ngành yêu nghề để mỗi giáo viên tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên
môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua hoạt động dự giờ, tự nghiên cứu tài liệu, thao giảng trên lớp, hội giảng, dự giờ rút kinh nghiệm; hội thảo khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời Ban giám hiệu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn; trao đổi kinh nghiệm trong tổ chuyên môn giữa các đồng chí lâu năm nhiều kinh nhiệm trong giảng dạy và giáo dục giúp cho giáo viên phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Chính vì thế năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên các trường được cải thiện rất nhiều”.
Nội dung “Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” có 75% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Nhìn chung đội ngũ giáo viên chưa có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Công tác này chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ CBQL trong nhà trường chỉ đạo thực hiện, giáo viên chỉ thụ động làm theo.
Nội dung “Năng lực về Tin học, ngoại ngữ” có 65% CBQL và giáo viên đánh giá nội dung này thực hiện là trung bình và yếu. Nguyên nhân, năng lực sử dụng ngoại ngữ của giáo viên còn yếu, mặc dù hầu hết giáo viên đều có chứng chí tiếng Anh, nhưng kỹ năng nói, viết hầu như không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cập nhật kiến thức bên ngoài xã hội. Bởi vì, ngoài kiến thức trong sách vở, giáo viên cần có kỹ năng đọc tài liệu bằng tiếng anh để mở rộng kiến thức, từ đó làm cho quá trình dạy học thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Mặt khác qua phỏng vấn cô Đ.T.T.T giáo viên trường tiểu học Hạ Long, cô cho biết "Hiện nay vẫn còn một bộ phận giáo viên có năng lực ứng dụng, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ còn yếu. Chủ yếu là các giáo viên có thâm niên lâu năm trong nghề, thường ngại học tập, đổi mới”.
Nhìn chung, thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp còn yếu. Giáo viên mới chủ yếu phát triển năng lực đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ. Chưa chú trọng phát triển năng lực giao tiếp, năng lực xây dựng môi trường, năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin… Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường tiểu học cần đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để càng có nhiều giáo
viên đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp và trên chuẩn nghề nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng môi trường giáo dục trong các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.