Khát quát về các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 58 - 61)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khát quát về các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Về quy mô và chất lượng học sinh

Năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học, tiếp tục tuyên truyền và chỉ đạo triển khai có hiệu quả Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 về quy định đánh giá học sinh tiểu học và văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGD&ĐT ngày 28/9/2016; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo công văn số 86/GPE-VNEN ngày 18/3/2014, Triển khai đại trà dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột cấp tiểu học; Tiếp tục triển khai vận dụng dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại các trường tiểu học theo Công văn số 2277/SGD&ĐT - GDTH ngày 30/9/2015 của Sở GD&ĐT; Triển khai Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục; Áp dụng dạy học tích hợp rèn kĩ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục; Tiếp tục thực hiện dạy học theo mô hình trường học VNEN tại 02 trường tham gia dự án, triển khai nhân rộng nội dung trang trí và tổ chức lớp học trong toàn thành phố theo công văn số 2173/SGD&ĐT-GDTH ngày 31/8/2016 về tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình trường học mới năm học 2017-2018. Tiếp tục triển khai hiệu quả các phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật, tự kỷ. Chỉ đạo các trường thực hiện chương trình học 2 buổi/ngày với thời lượng tối đa không quá 7 tiết/ngày, nội dung và kế hoạch dạy học do Hiệu trưởng sắp xếp phù hợp với tình hình thực tế của trường và địa phương, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, câu lạc bộ,... được tổ chức linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh. Thành phố Hạ Long hiện có 17 trường tiểu học, 8 trường liên cấp có cấp tiểu học. Mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lý trên

địa bàn đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Trong những năm qua, giáo dục của thành phố Hạ Long được quan tâm, đầu tư toàn diện. 100% các trường được kiên cố hóa, cao tầng hóa và được trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị học tập hiện đại đáp ứng tốt cho công tác giáo dục. Chất lượng đội ngũ được nâng lên đáng kể. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục theo hướng tích hợp, phát triển năng lực, phẩm chất,... cho học sinh được chú trọng. Chất lượng giáo dục hàng năm của thành phố đứng đầu trong toàn Tỉnh. Đến nay, 100%

các trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia.

Theo số liệu thống kê năm học 2018 - 2019, toàn Thành phố có 17 trường tiểu học, 8 trường liên cấp có cấp tiểu học với 714 lớp học và 28.029 học sinh. Nhìn chung, mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho nhân dân đưa con tới trường thuận tiện, an toàn và đáp ứng được nhu cầu giáo dục của cấp học.

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp trẻ cấp học tiểu học năm học 2018 -2019

TT Cấp học Trường

Trong đó

Lớp

Trong đó

Học sinh

Trong đó Tỷ lệ HS ngoài

công lập (%) Công

lập

Ngoài công

lập

Công lập

Ngoài công

lập

Công lập

Ngoài công

lập Tiểu học

1 Năm học

2017-2018 25 22 3 685 631 54 25967 24541 1426 5.5 2 Năm học

2018-2019 25 22 3 714 650 64 28029 26146 1883 6.7 Tăng (+),

giảm (-) +29. + 19. +10. +2062. +1605 +455. +1.2 Tổng số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; số trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục đạt 100%.

Kết quả học tập các môn học: Môn Toán: Tốt chiếm: 66,5%; và Hoàn thành chiếm: 33,1%; Chưa hoàn thành chiếm: 0,4%; Môn Tiếng Việt: Tốt chiếm: 61,3%;

và Hoàn thành chiếm: 38,3%; Chưa hoàn thành chiếm: 0,4%; Tỉ lệ hoàn thành lớp học đạt 99,37%, chưa hoàn thành chiếm 0,63%.

2.1.2. Về tình hình cơ sở vật chất

Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã tham mưu tích cực và có hiệu quả cho thành phố trong quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu giáo dục. Hiện toàn thành phố có 1367 phòng học (trong đó xây mới: 104 phòng học).

Bảng 2.2. Thống kế tình hình cơ sở vật chất giáo dục tiểu học năm học 2018 - 2019

TT Đơn vị

Phòng học thông thường

Phòng phục vụ học tập (bộ môn, chức năng) Tổng

số

Trong đó:

kiên cố

Tổng số

Trong đó:

kiên cố

1 TH Đại Yên 32 22 5 5

2 TH Việt Hưng 33 33 4 4

3 TH Hà Khẩu 37 37 4 4

4 TH Lý Thường Kiệt 61 61 6 6

5 TH Bãi Cháy 56 56 5 5

6 TH Hạ Long 39 39 3 3

7 TH Cao Xanh 34 34 6 6

8 TH Cao Thắng 36 36 2 2

9 TH Võ Thị Sáu 23 23 2 2

10 TH Hà Lầm 37 37 5 5

11 TH Quang Trung 29 29 2 2

12 TH Trần Quốc Toản 43 34 4 4

13 TH Minh Hà 34 34 3 3

14 TH Nguyễn Bá Ngọc 18 18 6 6

15 TH Lê Hồng Phong 32 32 5 5

16 TH Trần Hưng Đạo 47 47 5 5

17 TH Hữu Nghị 15 15 4 4

Tổng số 606 587 71 71

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)