Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 55 - 58)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.3. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.2. Các yếu tố chủ quan

Năng lực quản lí của Hiệu trưởng

Trước hết, năng lực quản lí của hiệu trưởng chi phối tới tất cả các giai đoạn của bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Trước tiên là việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ở trường TH. Người hiệu trưởng phải thấy được vị trí và vai trò của TCM với việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Từ đó, người QL mới có thể xây dựng được bản kế hoạch đúng tầm cho công việc. Tiếp đến NL của người hiệu trưởng sẽ chi phối tới việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. NL này sẽ chi phối tới việc phân công lực lượng tham gia bồi dưỡng NLDH cho giáo viên khi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa họ. Đồng thời, NL của người hiệu trưởng còn tác động rất lớn tới khâu chỉ đạo thực hiện và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Mặt khác, sự quan tâm thiết thực của Hiệu trưởng đến hoạt động bồi dưỡng NLDH là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự quan tâm này giúp cho hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên diễn ra theo đúng kế hoạch và giải quyết kịp thời những khó khăn khi tổ chức thực hiện. Hơn nữa, sự động viên, khích lệ, thưởng phạt kịp thời của Hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng NLDH sẽ tạo động lực rất lớn tới từng GV tham gia hoạt động bồi dưỡng NLDH. Mỗi thành viên tham gia hoạt động, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình, họ còn muốn khẳng định NL với đồng nghiệp và cấp trên. Việc họ được động viên kịp thời và ghi nhận sự đóng góp là liều thuốc tinh thần giúp họ hăng say hơn, tận tụy hơn với công việc mà họ đang tham gia.

Trình độ năng lực của tổ trưởng chuyên môn

Tiếp đến là trình độ và NL của tổ trưởng chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ở trường TH. Tổ trưởng và tập thể TCM là những người rõ nhất hoàn cảnh, nhu cầu bồi dưỡng NLDH của từng thành viên trong tổ vì thế mà sẽ có những tham mưu sát thực để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. TTCM cũng là người sát cánh cùng các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Trình độ và NL của TTCM sẽ tạo nên một không khí SHCM thực chất và hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ và cơ cấu giáo viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Đặc biệt nhận thức của đội ngũ này tác động trực tiếp đến ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng NLDH.

Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào chính mỗi người giáo viên trong nhà trường. Trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM-NV, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội và hoàn thiện kỹ năng trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. GV không ngừng rèn luyện năng lực dạy học, học cách tự học, tự bồi dưỡng, điều này đòi hỏi khả năng độc lập, ý thức cao của GV. Xuất phát từ những đòi hỏi và yêu cầu về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, về thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mỗi nhà giáo phải không ngừng mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ CM- NV. Tự bồi dưỡng năng lực dạy học phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Báo cáo viên

Báo cáo viên được mời tham gia bồi dưỡng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Có kiến thức am hiểu về các năng lực dạy học cần có của đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay, để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng.

Kết luận chương 1

Bồi dưỡng năng lực dạy học là để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là công việc của hiệu trưởng nhà trường tiểu học. Đó là cách thức tác động của hiệu trưởng đến người giáo viên, giúp họ nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình dạy học.

Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm (1) Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (2) Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (3) Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (4) Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học năm 2018 gồm 5 tiểu chuẩn và 15 tiêu chí, cụ thể các tiêu chuẩn như sau: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm yếu tố khách quan và yếu tổ chủ quan

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)