Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 76 - 79)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp

2.4.6. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 1 và 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

STT Hình thức bồi dưỡng

Mức độ thực hiện Thường

xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử dụng

SL % SL % SL %

1 Bồi dưỡng thường xuyên 46 38.3 56 46.7 18 15.0 2 Bồi dưỡng theo chu kỳ 21 17.5 69 57.5 30 25.0 3 Bồi dưỡng theo chuyên đề 17 14.2 68 56.7 35 29.2 4 Hoạt động tự bồi dưỡng 35 29.2 56 46.7 29 24.2 5 Bồi dưỡng e learning và trực tuyến 6 5.0 43 35.8 71 59.2 Qua quan sát thực tế và điều tra của tác giả về bốn hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học hiện nay là “Bồi dưỡng thường xuyên” với 38.3% CBQL và giáo viên đánh giá thường xuyên, 46.7% chưa thường xuyên, và 15% chưa thực hiện.

Kế tiếp là hình thức “Hoạt động tự bồi dưỡng”, giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu cung cấp) có 29.2% ý kiến là thường xuyên, 46.7% chưa thường xuyên và 24.2% chưa thực hiện.

Hình thức này có ưu điểm linh hoạt về thời gian bồi dưỡng, không ảnh hưởng đến công việc dạy học của giáo viên, tuy nhiên do tính tự chủ, tự giác của giáo viên chưa cao, dẫn đến kết quả bồi dưỡng chưa hiệu quả. Mặt khác, hình thức GV tự bồi dưỡng còn chưa thực hiện triệt để, mang tính tự phát, CBQL chưa thực hiện đồng bộ việc đánh giá, kiểm tra để hình thức này thật sự mang lại hiệu quả.

Hình thức ít được bồi dưỡng nhất là “Bồi dưỡng e learning và trực tuyến” có 35.8% ý kiến của CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa thường xuyên và 59.2% chưa sử dụng. Mặc dù đây là hình thức tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình bồi dưỡng, giúp giảm chi phí đi lại và ăn ở, cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên trong các nhà trường.

Tuy nhiên hình thức này vẫn chưa được áp dụng thường xuyên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Kế tiếp là hình thức “Bồi dưỡng theo chuyên đề” có 29.2% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng chưa thực hiện. Nguyên nhân, đây là hình thức bồi dưỡng không được quy định rõ ràng của Bộ GD&ĐT. Tùy các trường, các địa phương nhận thấy nhu cầu, hình thức, hoặc chuyên đề cấp thiết cần bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thì tổ chức. Tuy nhiên hiện nay Hiệu trưởng nhà trường thường không chủ động tổ chức, vì để tổ chức được một lớp bồi dưỡng đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc. Mặt khác Hiệu trưởng nhà trường chưa coi trọng vấn đề bồi dưỡng theo chuyên đề, dẫn đến việc bồi dưỡng hình thức này chưa được sử dụng thường xuyên.

Để tìm hiểu nguyên nhân của những yếu kém trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bà N.H.A phó hiệu trưởng trường tiểu học Trần Hưng Đạo. Bà cho rằng: “Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long cơ bản là tập trung học viên lên lớp nghe giảng theo chương trình, hệ thống và viết bản thu hoạch; chưa tổ chức được cho học viên tham quan, báo cáo bổ sung, hoặc học tập thực tế; chưa tổ chức được trao đổi thảo luận, rất ít khi có thắc mắc và cần giải đáp thắc mắc”.

Với hình thức bồi dưỡng như trên, hoạt động chủ đạo là của Báo cáo viên, kiến thức được truyền đạt đơn điệu một chiều, chưa có sự giao cảm giữa Báo cáo viên và học viên. Báo cáo viên còn chưa đổi mới về phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học, làm cho bài giảng khô khan kém phong phú và đa dạng.

Học viên luôn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, chưa phát huy được vai trò chủ động, tính tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Học viên chưa mạnh dạn nêu nên những vấn đề cần giải đáp hoặc cần làm rõ giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời giáo viên chưa có cơ hội để nắm được nhu cầu nhận thức của học viên, từ đó cũng chưa tạo được động lực cho giảng viên tích cực tìm tòi, bổ sung làm giàu kiến thức thực tế, tăng cường năng lực dạy học để gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.

Bồi dưỡng đạt và nâng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, cũng như tăng cường mức độ thường xuyên của các hình thức. Khi mà tỷ lệ giáo viên TH trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vượt chuẩn còn hạn chế. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần phải quan tâm, thường xuyên bồi dưỡng năng lực nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục đang đặt ra hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)