Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp
3.2.4. Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm xây dựng được chương trình bồi dưỡng phù hợp, lựa chọn hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học một cách phong phú, linh hoạt, phát huy được tính tích cực, chủ động của GV khi tham gia quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Nâng cao hiệu quả của hoạt động năng lực dạy học cho giáo viên, thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường tiểu học.
- Đa dạng hóa hình thức và đổi mới phương pháp bồi dưỡng quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường TH.
Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự bồi dưỡng từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực dạy học đảm bảo kết hợp được việc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy học với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực GV, giữa lí thuyết với kĩ năng thực hành.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Nội dung biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường cần đóng vai trò là chủ thể chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp.
Đảm bảo tính đối tượng, tính thực tế, tính hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm thu hút giáo viên tham gia bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
Hiệu trưởng các trường tiểu học cần chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn chủ trì công tác tổ chức BD năng lực dạy học tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng theo hướng phát huy vai trò của chủ thể tham gia bồi dưỡng, có như vậy công tác BD mới đạt hiệu quả và tránh được những hạn chế theo kiểu lối mòn của các hoạt động BD năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trước đây.
Công tác chỉ đạo phải chặt chẽ, sát sao ngay từ khâu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLDH theo đúng yêu cầu, đặt ra cho bộ phận tổ chức bồi dưỡng phải đổi mới từ nội dung bồi dưỡng NLDH cho phù hợp với nhu cầu thực tế và mong muốn của giáo viên tại các trường TH trên địa bàn thành phố Hạ Long đã khảo sát.
Nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học phải được cải tiến trên cơ sở những kiến thức, vấn đề và khái niệm cơ bản của năng lực, tuy nhiên phải được biên soạn lại theo những nội dung, vấn đề đang rất cần đối với giáo viên tiểu học đã khảo sát, có như vậy nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mới sát thực và thu hút sự quan tâm của các học viên.
Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy vai trò tự bồi dưỡng NLDH của giáo viên nhằm tăng cường trách nhiệm và ý thức tự bồi dưỡng của giáo viên trường tiểu học.
b. Cách thực hiện biện pháp
Để đa dạng hoa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng NLDH trước tiên cần chỉ đạo biên soạn lại nội dung bồi dưỡng. Việc biên soạn lại nội dung là khâu rất quan trọng, vì nó có vai trò chỉ đạo việc lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đạt chuẩn, vì vậy cần phải được tiến hành theo các bước:
+ Bước 1: Thành lập Ban biên soạn nội dung bồi dưỡng NLDH trong nhà trường, Trưởng ban là Hiệu trưởng, các thành viên là CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán… trong nhà trường
+ Bước 2: Lập đề cương chi tiết theo hướng đổi mới.
+ Bước 3: Xin ý kiến góp ý của cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ công nhân viên trong toàn trường
+ Bước 4: Chỉnh sửa đề cương (nếu có)
+ Bước 5: Biên soạn nội dung bồi dưỡng NLDH theo đề cương đã được duyệt.
Khi nội dung bồi dưỡng NLDH thay đổi theo hướng mới, đòi hỏi phải có phương pháp bồi dưỡng NLDH phù hợp mới giúp nội dung BD đạt hiệu quả, nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp mới. Lâu nay, việc BD năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thường sử dụng hình thức BD tập trung với phương pháp chủ yếu là giảng viên thuyết trình, học viên ghi chép. Theo cách này, đa số học viên không nắm vững
nội dung BD, do đó, khi vận dụng vào thực tế công tác còn gặp nhiều lúng túng. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo tiến hành đổi mới phương pháp BD tập trung theo hướng phát huy vai trò của học viên. Việc tổ chức quá trình BD phải chuyển đổi từ chỗ coi trọng và nhấn mạnh quá trình truyền đạt nội dung một chiều cho HV sang coi trọng việc tổ chức quá trình tiếp nhận kiến thức BD của HV.
Trong tổ chức hoạt động BD cần lưu ý nhiều đến phương pháp BD, bởi vì một trong những nội dung quan trọng trong công tác BD năng lực là BD để họ có đủ năng lực để đổi mới công tác quản lý trong các nhà trường cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong việc BD là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực của hiệu trưởng trong quản lý nhà trường. Trong các phương pháp áp dụng cần tập trung vào việc làm sao để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên, giúp họ được tiếp cận các năng lực một cách cụ thể, thiết thức nhất, làm sao để học viên được thực hành nhiều hơn. Đổi mới phương pháp BD là phải đổi mới cách truyền đạt hệ thống kiến thức, kỹ năng cho học viên theo hướng phát triển năng lực nội sinh của học viên, đổi mới quan hệ giữa BCV và học viên. Trong quá trình BD cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và thực hành các năng lực dạy học của giáo viên TH, theo hướng này BCV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học viên chủ động nắm vững nội dung.
Đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo phương thức lấy người học (học viên) là trung tâm, dựa vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của học viên, gắn với hoạt động thực tế. Báo cáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, dẫn dắt, định hướng, điều hành, khuyến khích mọi người tích cực chủ động tham gia, chuyển tải kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách (người hướng dẫn -> học viên; học viên -> học viên; học viên -> người hướng dẫn).
- Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động tham gia của người học trong quá trình tham gia vào hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp mới.
3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần xây dựng đội ngũ GV cốt cán theo môn học ở từng trường hoặc cụm trường, đội ngũ này có chất lượng theo các tiêu chuẩn: Có kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ môn học; có hiểu biết và khả năng hướng dẫn đồng nghiệp dạy theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh; có kinh nghiệm bồi dưỡng GV, nhiệt tình, có tinh thần cộng tác với đồng nghiệp, không sợ khó khăn; có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.
Hiệu trưởng chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, các trang thiết bị và đồ dùng dạy học, tài liệu phù hợp cho các vấn đề bồi dưỡng.
Hiệu trưởng phải tổ chức quản lí chặt chẽ các lớp bồi dưỡng năng lực dạy học và tinh thần thái độ học tập của từng GV.
Hiệu trưởng phải tuyên dương, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và nhắc nhở kịp thời những GV còn lơ là, chưa có ý thức cố gắng vươn lên.