Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 111 - 114)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng không thể thiếu của một quy trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường tiểu học nhằm thẩm định, xác định các hành vi của các tổ bộ môn, cá nhân trong bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Qua đó, kiểm nghiệm đối chiếu mức độ phù hợp của kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đã được triển khai thực hiện, phát hiện sai sót lệch lạc để điều chỉnh một cách kịp thời; phát hiện gương tốt, kinh nghiệm tốt, phát hiện những khả năng, tiềm lực chưa được khai thác, tận dụng.

Cách thức kiểm tra, đánh giá quyết định một phần lớn đến bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường tiểu học. Qua kiểm tra, đánh giá phải phản ánh đúng kết quả bồi dưỡng và đằng sau đó là kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường tiểu học, vừa động viên người tham gia quản lý vừa công bằng với giáo viên, nhân rộng điển hình tốt tạo không khí thi đua sôi nổi ở nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Nội dung của biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá ở đây phải được thực hiện cả hai nội dung: Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Để đổi mới công tác này, CBQL không chỉ đơn thuần ghi nhận thực trạng thực hiện chương trình, kế hoạch, tiến độ bồi dưỡng, mức độ hoàn thành công việc của các lực lượng tham gia trong quá trình bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định, cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học và quản lý dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; khắc phục có hiệu quả tình trạng tùy tiện trong bồi dưỡng và chắp vá trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Thứ nhất: Đối với công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức cho các tổ bộ môn, các giáo viên của Nhà trường học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác tổ chuyên môn, quy chế tổ chuyên môn; nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực dạy học, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, đồng thời quán triệt tổ chức, thực hiện trước tập thể.

Thứ hai: Đối với công tác kiểm tra, đánh giá quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra đánh giá kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là quá trình thu nhập và xử lý thông tin tổng hợp về: quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của Hiệu trưởng, quán triệt phổ biến kế hoạch, tổ chức lực lượng thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch. Thông qua kiểm tra để thấy được những tác động, nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và CBQL của nhà trường.

b. Cách thức tiến hành biện pháp

Trước hết, Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn bao gồm các chỉ tiêu, mục tiêu nhiệm vụ của bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Các chỉ tiêu, mục tiêu cần hạn chế định tính, nên định lượng, càng cụ thể bao nhiêu càng dễ kiểm tra bấy nhiêu.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thông qua đo đạc kết quả thực hiện:

- Kiểm tra số lượng giáo viên dự các lớp bồi dưỡng.

- Kiểm tra cơ sở vật chất, kinh phí chi phục vụ các lớp bồi dưỡng.

- Kiểm tra kết quả bồi dưỡng thông qua bài thu hoạch hoặc báo cáo của giáo viên.

- Kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn và các mặt công tác khác.

- Điều chỉnh những sai lệch, những hạn chế được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

- Đề xuất biểu dương khen thưởng, nhân rộng những điển hình tốt.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thành lập bộ phận kiểm tra gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng phó các phòng khoa liên quan, đại diện các đoàn thể. Bộ phận kiểm tra phải đảm bảo đủ các thành phần theo quy định, là những người có trình độ chuyên môn cao để khi tiến hành kiểm tra có thể bao quát, vận dụng đúng đắn những quy định và quyết định của cơ quan quản lý lãnh đạo, giúp cho quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long được chặt chẽ.

- Người kiểm tra phải nắm vững những quy tắc, luật lệ, chủ trương, đường lối của cấp trên và kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

- Kiểm tra phải theo chuẩn các mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu đã đề ra.

- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, là cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá xếp loại phải được công khai đầy đủ là căn cứ để xét thi đua và đánh giá phân loại các tập thể, cá nhân tham gia bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Theo Chuẩn (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)