Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
3.4. Khảo nghiệm sư phạm
Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết hay không cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm
Để khảo nghiệm về mặt nhận thức mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 120 người bao gồm: 20 CBQL và 100 giáo viên.
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Khảo sát 120 CBQL và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
STT Biện pháp
Mức độ cấp thiết
Điểm trung bình
Thứ bậc Rất cấp
thiết
Ít cấp thiết
Không cấp thiết SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
98 81.7 22 18.3 0 0 2.82 5
2
Khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
107 89.2 13 10.8 0 0 2.89 1
3
Xây dựng đội ngũ báo cáo viên làm công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
103 85.8 17 14.2 0 0 2.86 3
4
Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
105 87.5 15 12.5 0 0 2.88 2
5
Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
96 80 24 20 0 0 2.8 6
6
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
100 83.3 20 16.7 0 0 2.83 4
Qua bảng 3.1 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất cấp thiết và cần phải áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp, có những biện pháp được đánh giá cấp thiết ở mức độ cao như:
“Khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình 2.89 (trong đó 89.2% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ rất cấp thiết và 10.8% ít cấp thiết); “Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình 2.88
(trong đó có 87.5% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ rất cấp thiết và 12.5% ít cấp thiết); “Xây dựng đội ngũ báo cáo viên làm công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình 2.86 (trong đó có 85.8% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ rất cấp thiết và 14.2% ít cấp thiết);
“Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình 2.83 (trong đó có 83.3% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ rất cấp thiết và 16.7% ít cấp thiết... Không có giải pháp nào bị đánh giá ở mức độ không cấp thiết.
Trưng cầu ý kiến của 120 người bao gồm: 20 CBQL, 100 giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tác giả thu được kết quả tính khả thi của 5 biện pháp như sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
STT Biện pháp
Tính khả thi
Điểm trung bình
Thứ Rất khả thi Ít khả thi Không bậc
khả thi SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
89 74.2 31 25.8 0 0 2.74 5
2
Khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
92 76.7 28 23.3 0 0 2.77 4
3
Xây dựng đội ngũ báo cáo viên làm công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
96 80.0 24 20.0 0 0 2.80 3
4
Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
103 85.8 17 14.2 0 0 2.86 1
5
Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
101 84.2 19 15.8 0 0 2.84 2
6
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
87 72.5 33 27.5 0 0 2.73 6
Qua bảng 3.2 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất khả thi, không có biện pháp nào bị đánh giá là không khả thi.
Biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá khả thi nhất là “Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2.86 điểm. Đứng thứ hai là “Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2.84 (trong đó 84.2% rất khả thi và 15.8% ít khả thi). Kế tiếp là “Xây dựng đội ngũ báo cáo viên làm công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2.80 (trong đó có 80% rất khả thi, 20% ít khả thi)... Đây là những biện pháp được đánh giá mang tính khả thi cao. Nguyên nhân do chúng không tốn kém chi phí, không đòi hỏi nhiều lực lực tham gia vào giải pháp.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp, đó là các biện pháp:
Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ báo cáo viên làm công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định: Cả 05 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long theo chuẩn nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.