Từ hạn chế của đề tài đã chỉ ra một số điểm cần khắc phục và gợi ý cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, vì điều kiện hạn chế và trong phạm vi, mục tiêu của đề tài mặc dù nghiên cứu cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên để những nghiên cứu tiếp theo có những đóng góp thiết thực hơn cần:
Về các tiêu chí và thang đo đánh giá: vận dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành của đề tài và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ theo các phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm… nhằm đưa ra các thang đo hoàn thiện và sát với thực tế hơn.
Về phạm vi nghiên cứu: sau khi đã có bộ tiêu chí thang đo hoàn thiện thì có thể đưa ra điều tra trên diện rộng ở một số trường khác trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên để thu thập được nhiều thông tin hơn và có cơ sở để hoàn thiện
mô hình nghiên cứu mang tính khái quát chung về vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Nếu thực hiện tốt các vấn đề này trong nghiên cứu tiếp theo sẽ đem lại kết quả tốt và sát thực với thực tiễn hơn. Từ đó có những gợi ý về chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo của các trường đại học nói riêng và của hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU VIỆT NAM
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.
3. Đại học Xây Dựng Miền Trung (2011), Tập san trường Đại học Xây Dựng Miền Trung “35 năm xây dựng và phát triển”.
4. Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2004), Giáo trình quản lý chất lượng trong tổ chức,
Hà Nội: NXB Thống kê.
5. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, TPHCM: NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
6. Đinh Tuấn Dũng (2008), “Vai trò của kiểm định chất lượng đối với đào tạo đại học”, Tạp chí Kinh tế và phát triển Trường ĐHKTQD Hà Nội, số 136, tháng 10/2008. 7. Lê Văn Huy (2007), “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 19, trang 6.
8. Trần Xuân Kiên (2009), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 9. Bùi Văn Kim (2009), Đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Nha Trang, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Nha Trang. 10. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005), Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH Bách Khoa TPHCM, Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, trang 305-319. 11. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường Đại học An Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường Đại học An Giang.
12. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003), Giáo trình nguyên lý Marketing, TPHCM: NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
13. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Hà Nội: NXB Thống kê.
14. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà Nội: NXB Lao động xã hội.
15. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TPHCM: NXB Hồng Đức.
16. Huỳnh Đoàn Thu Thảo (2010), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty Kinh doanh và phát triển nhà ở Khánh Hòa, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Nha Trang.
17. Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, Luận văn Thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
18. Asubonteng, P., McCleary, K.J. and Swan, J.E. (1996), SERVQUAL revisited:a critical review of service quality, Journal of Services Marketing, Vol. 10, No. 6: 62-81. 19. Cronin, J.J., & Taylor, S. A (1992), Measuring service quality: A reexamination and extension, Journal of Marketing, Vol 56 (July): 55-68.
20. Gronroos, C, A, (1984), Service Quality Model and Its Marketing Implications, European, Journal of Marketing, 18 (4): 36-44.
21. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1985), A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, Journal of Maketing, 49 (fall): 41-50.
22. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Multiple- Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số lượng sinh viên cao đẳng chính quy đang học tại trường
(Nguồn dữ liệu thống kê từ phòng công tác học sinh – sinh viên tháng 01/2012)
Số năm đã học Khoa Tổng số SV theo ngành Tổng số SV theo khoa Tổng số SV theo số năm đã học 3 Xây dựng Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 305 305 714 3
Phụ lục 2. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM (nghiên cứu định tính)
Xin chào quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên thân mến!
Tôi đang tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học Xây dựng Miền Trung về chất lượng đào tạo của trường. Tôi rất mong nhận được ý kiến và nhận xét của quý thầy cô và các bạn sinh viên theo nội dung dưới đây. Những đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu giúp Tôi hoàn thiện việc đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của nhà trường một cách chính xác nhất.
Xin quý thầy cô và các bạn sinh viên cho ý kiến những điểm cần bổ sung/ chỉnh sửa/ loại bỏ đối với gợi ý dưới đây của Tôi về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.
Chương trình đào tạo
1. Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng
2. Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học 3. Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội
4. Cấu trúc chương trình linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của SV 5. Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật
6. Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học 7. Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
Đội ngũ giảng viên
1. Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy 2. Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu
3. Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy 4. Giảng viên có phong cách nhà giáo
5. Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 6. Giảng viên có thái độ luôn gần gũi và thân thiện với SV 7. Giảng viên sẵn sàng chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm với SV 8. Giảng viên đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá môn học 9. Giảng viên đánh giá kết quả học tập công bằng đối với SV
1. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi 2. Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng
3. Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu
4. Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành của SV 5. Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng
6. Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu tài liệu dễ dàng, nhanh chóng 7. Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu học tập của SV
8. Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên
Hỗ trợ hành chính
1. Nhân viên nhà trường có trang phục lịch sự 2. Nhân viên luôn nhận ra chính xác yêu cầu của SV 3. Nhân viên sẵn lòng giúp SV
4. Nhân viên thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của SV 5. Nhân viên giải quyết công việc rất đúng hạn
6. Nhân viên rất thông cảm, ân cần với SV 7. Nhân viên luôn lịch sự, hòa nhã với SV 8. Nhân viên có trình độ chuyên môn cao
Sự quan tâm của nhà trường tới sinh viên
1. Nhà trường luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng từng SV 2. Nhà trường luôn lắng nghe các yêu cầu của SV
3. Các khiếu nại của SV được nhà trường giải quyết thoả đáng 4. Nhà trường rất quan tâm đến điều kiện sống, học tập của SV 5. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho SV
6. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV
Sự hài lòng của sinh viên
1. Bạn hài lòng với hoạt động giảng dạy của nhà trường 2. Bạn hài lòng với hoạt động ngoài giảng dạy của nhà trường 3. Bạn hài lòng với môi trường học tập, nghiên cứu của nhà trường 4. Bạn cho rằng quyết định học tập tại trường là đúng đắn
Theo quý thầy cô và các bạn sinh viên còn thấy yếu tố nào khác mà mình cho là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên nữa không? Vì sao?
Việc phân chia các đặc điểm cá nhân để thu thập thông tin cá nhân như dưới đây quý thầy cô và các bạn sinh viên có ý kiến gì khác không
1. Họ tên: ... 2. Giới tính: Nam Nữ
3. Ngành các bạn đang theo học thuộc khoa nào?
Kinh tế Xây dựng Kỹ thuật hạ tầng đô thị 4. Kết quả xếp loại học kỳ vừa qua của bạn:
Xuất sắc Trung bình Giỏi Yếu Khá Trung bình khá Kém
Phụ lục 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ( nghiên cứu định tính)
Các bạn sinh viên và thầy cô giáo được hỏi đều thống nhất đồng tình với 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Tuy nhiên, trong từng yếu tố này các mục hỏi cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc loại bỏ đi cho phù hợp hơn với điều kiện nghiên cứu và tạo sự thuận lợi, dễ hiểu hơn cho các bạn sinh viên khi trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung cần sửa đổi, bổ sung như sau:
Chương trình đào tạo
Tất cả thành viên được hỏi đều thống nhất các mục hỏi của thang đo chương trình đào tạo đã đầy đủ không cần chỉnh sửa, bổ sung thêm.
Đội ngũ giảng viên
Mục hỏi “Giảng viên có phong cách nhà giáo” nên sửa lại thành “Giảng viên có phong cách sư phạm” sẽ phù hợp hơn.
Cơ sở vật chất
Nên tách mục hỏi “Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên” thành hai mục hỏi riêng biệt là:
1. Website của trường hỗ trợ việc học tập của sinh viên rất hiệu quả 2. Website của trường được cập nhật thường xuyên
Hỗ trợ hành chính
- Ở các mục hỏi có từ “Nhân viên” thì nên thay thành “Nhân viên hành chính” để sinh viên khỏi nhằm lẫn với đội ngũ giảng viên của là nhân viên của nhà trường.
- Nên bỏ đi mục “Nhân viên nhà trường có trang phục lịch sự” vì trang phục của nhân viên hành chính rất ít ảnh hưởng đến chất lượng của công tác hỗ trợ hành chính.
- Nên bỏ đi mục hỏi “Nhân viên luôn nhận ra chính xác yêu cầu của SV”, bởi vì mục hỏi này không rõ ràng và nó cũng đã được bao hàm trong mục hỏi “Nhân viên thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của SV”.
- Mục hỏi “Nhân viên có trình độ chuyên môn cao” nên sửa thành “Nhân viên hành chính có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc” sẽ rõ ràng và dễ hiểu hơn.
- Ngoài ra, nên thêm vào một mục hỏi nữa là: “Cán bộ quản lý (BGH, Ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của SV”
- Nên bỏ đi mục hỏi “Nhà trường luôn lắng nghe các yêu cầu của SV” vì nó trùng lập với mục hỏi trước đó là “Nhà trường luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng từng SV”.
- Nên sửa mục hỏi “Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV” thành “Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với SV để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn mà SV gặp phải” để ý nghĩa của mục hỏi này được đầy đủ hơn.
- Ngoài ra, nên thêm vào 2 mục hỏi nữa có liên quan đến sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên là:
1. Nhà trường tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề khoa học để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của SV
2. Nhà trường tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm đáp ứng yêu cầu giải trí của SV
Sự hài lòng của sinh viên
- Nên thay từ “bạn” trong các mục hỏi thành “anh (chị)”
- Nên sửa mục hỏi “Bạn sẵn sàng cổ động cho trường” thành “Anh(chị) sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân đến học tập tại trường” để rõ nghĩa hơn và giúp các bạn sinh viên dễ có câu trả lời chính xác hơn.
Còn phần thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng được khảo sát nên bỏ đi mục hỏi về họ tên của người trả lời để giúp cho việc trả lời được chính xác hơn và người trả lời phản ảnh đúng về cảm nhận của mình đối với chất lượng đào tạo của trường mà không cần phải lo lắng.
Phụ lục 4. Phiếu khảo sát ý kiến sinh viên (nghiên cứu sơ bộ)
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XD MIỀN TRUNG
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN
Chào các anh (chị) sinh viên cao đẳng năm cuối của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung!
Nhằm thu thập những ý kiến đóng góp về vấn đề đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua mức độ hài lòng của sinh viên cao đẳng năm cuối đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường, từ đó giúp trường đánh giá được chất lượng đào tạo thực tế của mình và có những cải tiến và nâng cấp chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và thực hành của sinh viên.
Nếu anh (chị) là sinh viên cao đẳng năm cuối của trường rất mong anh (chị) dành thời gian để trả lời một số câu hỏi sau và đóng góp ý kiến một cách trung thực, thẳng thắn. Các ý kiến đóng góp của anh (chị) là những thông tin hữu ích cho chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
Phần I: Tất cả các phát biểu dưới đây đề cập tới các vấn đề liên quan đến chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thực hành cho sinh viên của trường Đại học Xây Dựng Miền Trung, xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của các anh (chị) với mỗi phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào các con số tương ứng.
Hoàn toàn Không Bình Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý thường ý đồng ý
1 2 3 4 5
I
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1
Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng 1
2 3 4
Hoàn toàn không đồng ý
Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý Bình thường
các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
II
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1
GV có trình độ sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy 1 2 3 4 5 2
GV có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu 1 2 3 4 5 3
GV thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy
1 2 3 4 5 4 GV có phong cách sư phạm 1 2 3 4 5 5