Tổng quan về Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ đào tạo và sự hài LÒNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học xây DỰNG MIỀN TRUNG (Trang 40 - 43)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1.Tổng quan về Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

3.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ cán bộ ngành Xây dựng, phục vụ cho công việc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Ngày 14/02/1976 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 76/QĐ- BXD-TCCB thành lập Trường Trung học Xây dựng số 6 với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ bậc trung học xây dựng, thiết kế kiến trúc, kinh tế lao động tiền lương, cung ứng vật tư. Trường đặt tại phường 7, thị xã Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên (nay là TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên).

Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, với ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên các thế hệ của nhà trường, từ một bãi cát trắng và vài căn nhà tôn cấp bốn, với 27 cán bộ, giáo viên, công nhân viên đến nay đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên đơng đảo với trình độ ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất của nhà trường phát triển mạnh mẽ, gồm hệ thống nhà làm việc, nhà lớp học, phịng thí nghiệm, ký túc xá và hệ thống các xưởng với thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ đào tạo.

Sau 25 năm phát triển, để khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của nhà trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 3069/QĐ-BGD-ĐT ngày 21/5/2001 về thành lập Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 trên cơ sở Trường Trung học Xây dựng số 6. Để tiếp tục phát triển hơn nữa, lãnh đạo Nhà trường đã đề ra các mục tiêu và giải pháp quan trọng cho giai đoạn mới:

- Xây dựng nhà trường phát triển một cách toàn diện để sớm trở thành trường đại học vào sau năm 2010.

- Tích cực tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tế sản xuất. Mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề đào tạo đi đôi với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học. Phát triển nguồn lực về tài chính để đầu tư cho cơng tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực hiện thành công các mục tiêu và giải pháp nêu trên, nhà trường đã phát triển từng bước vững chắc, khẳng định được vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành nhà trường đã hội đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn của một trường đại học chuyên ngành. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ở bậc đại học ngành Xây dựng cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên, ngày 28/7/2011 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1279/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 thuộc Bộ Xây dựng.

Sau hơn 35 năm thành lập nhà trường đã trực tiếp đào tạo được hàng chục ngàn cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, đã và đang phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc T.P Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nha Trang đào tạo hàng ngàn kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cấp thoát nước, đơ thị, cầu đường, cử nhân kế tốn. Hơn 95% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trên mọi miền đất nước, nhiều người hiện là cán bộ chủ chốt của ngành Xây dựng, cán bộ chủ chốt của các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, thương hiệu về đào tạo của nhà trường được xã hội chấp nhận.

3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức

BAN GIÁM HIỆU

TỔ CHỨC HÀNH

XÂY DỰNG CÔNG TÁC HS - SV

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

KINH TẾ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TÀI CHÍNH KẾ TỐN KHẢO THÍ ĐB CL QUẢN TRỊ THIẾT BỊ KHOA HỌC – HỢP TÁC QUỐC TẾ NGOẠI NGỮ – TIN HỌC PHÒNG KHOA KIẾN TRÚC CẦU ĐƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ KHOA HỌC CƠ BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRUNG TÂM TƯ VẤN XÂY DỰNG

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

3.2.1.3. Sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường

 Sứ mệnh

Trường Đại học Xây dựng Miền Trung là cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Xây dựng và các ngành kinh tế khác có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn, phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam.

Hướng đến phát triển nhà trường một cách toàn diện để đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành ngang tầm khu vực Đông Nam Á.

Giáo dục người học một cách toàn diện, đáp ứng được chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng và các lĩnh vực khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, theo mục tiêu của Luật Giáo dục Việt Nam. Triết lý giáo dục của nhà trường là hướng đến người học và nhu cầu xã hội.

3.2.1.4. Ngành nghề đào tạo

 Hệ đại học chính quy bao gồm các chuyên ngành:

- Kiến trúc (bắt đầu tuyển sinh năm 2012);

- Kỹ thuật cơng trình xây dựng (bắt đầu tuyển sinh năm 2012); - Quản lý xây dựng (dự kiến năm 2013);

- Xây dựng cầu đường (kiến năm 2013).

 Hệ cao đẳng chính quy gồm các ngành:

- Cơng nghệ kỹ thuật cơng trình xây dựng (Xây dựng dân dụng-cơng nghiệp); - Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng cầu đường);

- Công nghệ kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật hạ tầng đô thị);

- Công nghệ kỹ thuật tài ngun nước (Cấp thốt nước và mơi trường); - Quản lý xây dựng (Kinh tế xây dựng);

- Kế toán;

- Quản trị kinh doanh.

 Hệ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm các chuyên ngành:

- Xây dựng dân dụng; - Kế toán xây dựng; - Cấp thoát nước; - Thiết kế kiến trúc.

 Hệ trung cấp nghề gồm các ngành:

- Kỹ thuật Trắc địa cơng trình; - Kỹ thuật Điện-nước;

- Kỹ thuật Cấp thốt nước; - Kỹ thuật Điện công nghiệp.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ đào tạo và sự hài LÒNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học xây DỰNG MIỀN TRUNG (Trang 40 - 43)