Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ đào tạo và sự hài LÒNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học xây DỰNG MIỀN TRUNG (Trang 29)

Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng thang đo SERVPERF bao gồm 5 yếu tố: phương tiện hữu hình (Tangibles), tin cậy (Reliability), đáp ứng (Responsiveness), năng lực phục vụ (Assurance) và cảm thông (Empathy) để đánh giá chất lượng đào tạo Trường Đại học An Giang. Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước nghiên cứu thử và chính thức trên 635 sinh viên của 4 khoa Sư phạm, Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ môi trường và Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Trường Đại học An Giang. Kết quả sau khi phân tích nhân tố EFA các nhân tố trên được hiệu chỉnh thành: giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tin cậy và cảm thông. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào yếu tố giảng viên (β= 0,459), cơ sở vật chất (β= 0,301), tin cậy (β= 0,145) và cảm thông (β= 0,068). Như vậy, sự hài lòng của sinh viên tập trung vào thành phần giảng viên và cơ sở vật chất, các thành phần khác (tin cậy, nhân viên, cảm thông) có tác động không lớn đến sự hài lòng. Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự đánh giá khác nhau theo khoa đối với các thành phần trên (trừ cơ sở vật chất) và có sự đánh giá khác nhau theo năm học, cụ thể là sinh viên học càng nhiều năm càng đánh giá thấp chất lượng dịch vụ của nhà trường. Nghiên cứu này cũng trình bày một số hạn chế như sau: việc lấy mẫu ngẫu

nhiên theo đơn vị lớp ở các khoa có thể làm cho tính đại diện của kết quả không cao, chưa có sự phân biệt về giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng trong đánh giá của sinh viên do đó không xác định được nhận định của sinh viên đối với giảng viên của nhà trường và nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đo lường, tìm hiểu các mối quan hệ và đưa ra một số gợi ý để lý giải mà chưa có sự phân tích cụ thể nguyên nhân làm cho sinh viên chưa hài lòng về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Cũng đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Đại học thông qua mức độ hài lòng của sinh viên tác giả Trần Xuân Kiên (2009) đã sử dụng thang đo 5 thành phần (cơ sở vật chất, sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên, đội ngũ giảng viên, khả năng thực hiện cam kết và sự quan tâm của nhà trường tới sinh viên) để tiến hành khảo sát trên 260 sinh viên thuộc năm 2, 3, 4 đang học tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên (183 nữ, 77 nam). Sau khi phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 5 thành phần trên với sự phù hợp giữa mô hình và dữ liệu là 87,1%. Ngoài ra, tác giả còn kiểm định một số giả thuyết cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên tại trường không khác nhau theo năm học, khoa và học lực nhưng khác nhau theo giới tính. Kết quả này có sự khác biệt đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Long tại Trường Đại học An Giang (có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Khoa, theo năm học nhưng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo học lực và giới tính).

Nguyễn Thị Thắm (2010) thì sử dụng mô hình đánh giá gồm 4 thành phần: chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên; tổ chức, quản lý đào tạo; kết quả đạt được chung về khóa học để đánh giá sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu được tiến hành khảo sát đối với 800 sinh viên đại học chính quy đang học tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh thuộc 5 ngành: Toán – Tin; Cộng nghệ thông tin; Vật lý; Khoa học môi trường; Công nghệ sinh học, đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu 12 sinh viên bất kỳ thuộc 5 ngành trên để tìm ra nguyên nhân nào làm cho sinh viên chưa hài lòng với chất lượng đào tạo của Trường. Kết quả sau khi chạy EFA và phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 6 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: trước tiên là Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo (β= 0,265), tiếp đến là Trình độ và sự tận tâm của giảng viên (β= 0,185), Kỹ năng chung mà sinh viên đạt được sau khóa học (β= 0,148), Mức

độ đáp ứng từ phía nhà trường (β= 0,126), cuối cùng là Trang thiết bị phục vụ học tập (β= 0,076) và Điều kiện học tập (β= 0,072). Ngoài ra, sự hài lòng của sinh viên còn phụ thuộc vào các nhân tố khác là Công tác kiểm tra đánh giá; Phương pháp giảng dạy và kiểm tra của giảng viên; Thông tin đào tạo; Nội dung chương trình đào tạo và rèn luyện sinh viên; Thư viện; Giáo trình và Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo. Kết quả phân tích cũng cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao đối với hoạt động đào tạo của nhà trường (trung bình = 3,51). Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy có sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa các nhóm sinh viên theo năm học, giới tính, học lực và hộ khẩu thường trú của sinh viên trước khi nhập học.

Như vậy, ta có thể tóm tắt các nghiên cứu đã trình bày như trong bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1.Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

Tác giả Năm

Địa điểm khảo sát

Các biến tác động Diamantis và Benos 2007 Trường Đại học Piraeus - Hy Lạp Giáo dục Diamantis và Benos 2007 Trường Đại học Piraeus - Hy Lạp

Qua các nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng với các đối tượng, các vùng miền khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng có sự khác biệt. Do đó, trong quá trình nghiên cứu cần phải chú ý các đặc điểm cá nhân của sinh viên để có thể đưa ra kết luận chính xác và các giải pháp thích hợp đối với từng đối tượng, từng trường khác nhau để tạo ra sự hài lòng ngày càng cao đối với chất lượng đào tạo của từng trường và từng đối tượng.

2.5. Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Đại học Xây dựngMiền Trung thông qua mức độ hài lòng của sinh viên

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ đào tạo và sự hài LÒNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học xây DỰNG MIỀN TRUNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w