2.4 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.5. Mơ hình đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
2.5.3. Giả thuyết nghiên cứu
2.5.3.1. Nhóm giả thuyết về sự tác động của các yếu tố chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên.
Khái niệm sự hài lòng: sự hài lòng của sinh viên là một phản ứng mang tính cảm xúc của sinh viên được tích lũy theo thời gian đáp lại chất lượng đào tạo mà sinh viên nhận được trong quá trình học tập tại cơ sở đào tạo.
Như vậy, các yếu tố hình thành nên chất lượng đào tạo mà sinh viên nhận được sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ khi học tập tại trường. Cụ thể các mối liên hệ này được thể hiện bằng các giả thuyết sau:
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là các mơn học hay các chuyên đề được đưa vào giảng dạy nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho học viên. Nội dung chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đào tạo.
Nội dung đào tạo trong tồn khóa học ở mỗi trình độ của từng ngành đào tạo được thể hiện thành chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của mỗi ngành đào tạo lại do các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các mơn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lý thuyết và thực hành, thực tập.
Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức: - Khối kiến thức giáo dục đại cương.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Mỗi khối kiến thức gồm hai nhóm học phần:
- Nhóm học phần bắt buộc: gồm những học phần chứa đựng nội dung kiến thức chính yếu của ngành đào tạo và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.
- Nhóm học phần tự chọn gồm những học phần chứa đựng những nội dung cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường để tích lũy đủ số học phần quy định.
Quá trình thiết kế chương trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính khoa học: nội dung chương trình phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản, hiện đại của hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Đảm bảo tính thực tiễn: nội dung chương trình phải phù hợp với trình độ phát triển thực tế và dự báo phát triển kỹ thuật - công nghệ của các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ của đất nước. Mặt khác phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và con người (giảng viên) để đảm bảo tính khả thi.
- Đảm bảo tính vừa sức: nội dung chương trình phải phù hợp với đối tượng tuyển sinh, với yêu cầu, mục tiêu đào tạo và các điều kiện đảm bảo khác.
- Đảm bảo tính hệ thống: nội dung chương trình phải có cấu trúc hợp lý, có sự kết hợp hài hịa giữa logic của tri thức khoa học với logic sư phạm.
- Đảm bảo tính liên thơng: nội dung chương trình cần thiết kế sao cho tạo ra được khả năng liên thơng giữa các bậc học, để cho người học có thể học lên cao hơn hay học thêm ngành nghề khác một cách thuận lợi và khi học lên bậc học cao hơn người học không phải học lại những nội dung đã học ở bậc học thấp.
- Đảm bảo tính đa kênh thơng tin: nội dung, chương trình đào tạo phải được chọn lọc từ nhiều kênh thông tin như từ các tài liệu khoa học - cơng nghệ trong và ngồi nước, từ kinh nghiệm thực tiễn sản xuất và đời sống.
Theo kết quả nghiên cứu của Diamantis và Benos (2007) thì nội dung chương trình đào tạo là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm (2010) thì nhân tố sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo có tác động dương đến sự hài lịng của sinh viên. Do đó, giả thuyết sau đây được đề nghị:
Giả thuyết H1: chương trình đào tạo có mối quan hệ dương với sự hài lịng của
sinh viên về chất lượng đào tạo.
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Bởi vì, trong thời gian sinh viên học tập tại trường, được tiếp thu các
kiến thức từ chương trình đào tạo thơng qua các giảng viên. Theo các nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2006), Trần Xuân Kiên (2009) và Nguyễn Thị Thắm (2010) thì thành phần Đội ngũ giảng viên bao gồm: Trình độ chun mơn của giảng viên, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá, thái độ, sự tận tâm, nhiệt huyết của giảng viên…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lịng của sinh viên.
Qua đó ta có thể thấy tiêu chí đội ngũ giảng viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên. Do đó, giả thuyết sau được xây dựng:
Giả thuyết H2: có mối quan hệ dương giữa đội ngũ giảng viên với sự hài lòng
của sinh viên về chất lượng đào tạo.
Cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trong mỗi nhà trường là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Mỗi một ngành nghề đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện riêng, nhưng chung quy lại thì hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường gồm: phòng học lý thuyết, phịng học thực hành, phịng thí nghiệm, xưởng thực tập, các phòng ban chức năng, thư viện, ký túc xá, các phương tiện dạy học.
Chúng ta thấy rằng một khi chương trình đào tạo tốt, giảng viên giỏi nhưng thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ học tập, thiếu các phịng thí nghiệm để thực hành thì những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được chỉ nằm trong lý thuyết, khơng mang tính thực tế hoặc nhà trường khơng có đầy đủ phịng ốc để sinh viên học tập, nghiên cứu thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của sinh viên.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2006), Trần Xuân Kiên (2009) và Nguyễn Thị Thắm (2010), kết quả nghiên cứu của các tác giả này đều cho thấy cơ sở vật chất ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhà trường. Vì vậy, giả thuyết sau được xây dựng:
Giả thuyết H3: có mối quan hệ dương giữa cơ sở vật chất với sự hài lòng của
sinh viên về chất lượng đào tạo.
Hỗ trợ hành chính
Hỗ trợ hành chính bao gồm các yếu tố liên quan đến kiến thức cán bộ phục vụ, độ tin cậy, tốc độ xử lý và mức độ thân thiện của cán bộ phục vụ và quản lý đối với sinh viên.
Theo nghiên cứu của Diamantis và Benos (2007), thì hỗ trợ hành chính cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài của sinh viên về chất lượng đào tạo của các trường. Vì vậy, giả thuyết sau được áp dụng:
Giả thuyết H4: có mối quan hệ dương giữa hỗ trợ hành chính với sự hài lịng
của sinh viên về chất lượng đào tạo.
Sự quan tâm của nhà trường
Sự quan tâm của nhà trường đến sinh viên thể hiện sự ân cần, quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của sinh viên trong quá trình đào tạo của nhà trường và tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập và sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Cũng như các ngành dịch vụ khác, sự quan tâm của người cung cấp dịch vụ đối với khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành của họ trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, một khi nhà trường quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của sinh viên, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập và sinh hoạt thì mức độ hài lịng của sinh viên về chất lượng đào tạo của trường sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Kiên (2009) thì sự quan của nhà trường tới sinh viên là một yếu tố quan trọng tác động đến sự hài lịng của sinh viên. Do đó, giả thuyết sau được xây dựng:
Giả thuyết H5: có mối quan hệ dương giữa sự quan tâm của nhà trường với sự
hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.
2.5.3.2. Nhóm giả thuyết sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo các biến đặc điểm cá nhân: giới tính, khoa và kết quả học tập.
Mỗi đối tượng khách hàng với các đặc điểm cá nhân khác nhau thường có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ khác nhau. Do vậy, mức độ thoả mãn đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng thường khác nhau.
Qua các nghiên cứu của các tác giả trước về đánh giá mức độ hài lịng của sinh viên đã được trình bày trong phần 2.3, ta thấy mức độ hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân cũng có sự khác nhau tại các trường. Vì vậy, các nhóm giả thuyết sau đây được xây dựng:
Giả thuyết H6: có sự khác biệt về mức độ hài lịng của sinh viên theo giới tính. Giả thuyết H7: có sự khác biệt về mức độ hài lịng của sinh viên giữa các khoa.
Giả thuyết H8: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo kết quả
học tập.