Cơsở áp dụng mơ hình

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ đào tạo và sự hài LÒNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học xây DỰNG MIỀN TRUNG (Trang 32 - 34)

2.4 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.5.1.Cơsở áp dụng mơ hình

2.5. Mơ hình đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

2.5.1.Cơsở áp dụng mơ hình

2.5.1.1. Cơ sở thực tiễn

Thang đo sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo được sử dụng khá đa dạng. Tuy nhiên, có thể tóm lại ba xu hướng chính như sau:

(1).Sử dụng thang đo như các dịch vụ thông thường khác, thường thấy nhất là thang đo SERVQUAL (giữ nguyên hoặc có điều chỉnh);

(2).Phát triển thang đo mới nhưng vẫn dựa trên cơ sở SERQUAL, điển hình là mơ hình “Đánh giá sự hài lịng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học

Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên” của tác giả Trần Xuân Kiên,

được thực hiện vào năm 2009.

(3).Thang đo được thiết kế theo các hoạt động của nhà trường liên quan đến giáo dục đại học (hoạt động giảng dạy và học tập; các yếu tố hỗ trợ; môi trường; phục vụ học tập; hỗ trợ đời sống sinh viên…).

Trong đề tài này, thang đo sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo Trường Đại học Xây dựng Miền Trung được tiếp cận dựa trên sự kết hợp của hai xu hướng 2 và 3.

2.5.1.2. Cơ sở lý luận

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đánh giá dựa trên rất nhiều quan điểm khác nhau. Một trong những quan điểm đó là đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ dựa trên sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Đối với giáo dục đại học cũng vậy, có rất nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường, tuy nhiên phương pháp thường được sử dụng nhất vẫn là đánh giá thơng qua mức độ hài lịng của sinh viên tại trường. Như vậy, để đánh giá được chất lượng đào tạo thì Nhà trường phải đánh giá được mức độ hài lòng của sinh viên về chất

lượng đào tạo được cung cấp. Mà muốn đánh giá sự hài lòng của sinh viên trước tiên phải xác định được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ.

Diamantis và Benos (2007) cho rằng sự hài lòng tổng thể của sinh viên bao gồm các tiêu chí như trong hình 2.2:

Sự hài lịng tổng thể của sinh viên

Đào tạo Hữu hình Hỗ trợ hành chính Hình ảnh của Khoa Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Khóa học đa dạng

Cơ sở trường học Tài liệu in

Kiến thức nhân viên Tin cậy Kỳ vọng Thị trường việc làm Giờ dạy Giáo trình Sự xen phủ của chương trình Thiết bị phịng Thí nghiệm Giờ mở cửa phịng TN Sự đầy đủ của Thư viện

Tốc độ Thân thiện

Hoạt động xúc tiến Mối liên hệ với thị trường việc làm Định hướng nghề nghiệp

Giảng dạy

Kiến thức giảng viên Phương pháp giảng dạy

Kỹ năng truyền đạt của giảng viên

Giờ mở cửa Thư viện Hệ thống Thư viện điện tử

Thủ tục cho mượn Không gian Thư viện Giảng viên cơ hữu

Phương pháp đánh giá

Hình 2.2. Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí sự hài lịng của sinh viên

(nguồn Nguyễn Thị Thắm, 2010)

 Đào tạo: liên quan đến yếu tố chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng

đội ngũ giảng viên bao gồm sự đa dạng của khóa học, giờ dạy, giáo trình, định hướng nghề nghiệp, kiến thức của giảng viên, phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt của giảng viên, phương pháp đánh giá…

 Cơ sở hạ tầng - hữu hình: liên quan đến tiện nghi và thiết bị kỹ thuật của

trường học bao gồm trang thiết bị trường học, thiết bị phịng thí nghiệm, giờ mở cửa phịng thí nghiệm, sự đầy đủ của thư viện, thư viện điện tử, không gian thư viện… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hỗ trợ hành chính: bao gồm các yếu tố kiến thức nhân viên, độ tin cậy, tốc độ

 Hình ảnh của Khoa: liên quan đến uy tín, tin cậy và sự công nhận của trường

đại học bao gồm các yếu tố kỳ vọng, thị trường việc làm, hoạt động xúc tiến và mối liên hệ với thị trường việc làm.

Như vậy, ta có thể xây dựng mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên dựa trên cấu trúc thứ bậc như trong hình 2.2 đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ đào tạo và sự hài LÒNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học xây DỰNG MIỀN TRUNG (Trang 32 - 34)