Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Qui trình nghiên cứu
3.3.2. Nghiêncứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp tại lớp với sinh viên cao đẳng năm cuối các khoa Xây dựng, Kinh tế và Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Trên cơ sở lịch học của các lớp học được nhà trường bố trí tại thời điểm khảo sát, được sự hỗ trợ của các giảng viên đang giảng dạy tại các lớp, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát đến sinh viên thuộc đối tượng khảo sát tại lớp học. Do đó việc tổ chức khảo sát của đề tài này có những thuận lợi về cơ hội tiếp cận, giải thích làm sáng tỏ các vấn đề trong bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên.
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần mềm SPSS.
Dữ liệu được phân tích thơng qua các bước như sau:
Bước 1: Trên cơ sở kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi, tiến hành đánh giá độ tin
cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
Bước 2: Sử dụng phân tích hồi quy đa biến và phân tích ANOVA để phân tích
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lịng của sinh viên, đồng thời kiểm định mơ hình đã đề xuất và các giả thuyết đã đưa ra.
(1) Theo Hair & ctg (1998. 111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, Factor loading là
chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading >0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998, 111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading >0,55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì factor loading phải >0,75
Mục đích của nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mơ hình đo lường cũng như mơ hình lý thuyết và các giả thuyết trong mơ hình.
3.4. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu chính thức
Phương pháp chọn mẫu được chọn trong nghiên cứu chính thức là phương pháp chọn mẫu định mức với kích thước n = 250. Dựa vào qui tắc kinh nghiệm (Bollen, 1989 trích trong Nguyễn Thành Long, 2006) cần tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến quan sát nghiên cứu cần ước lượng. Theo qui tắc này thì kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu chính thức là 210 (5 x 42 biến quan sát cần ước lượng). Tuy nhiên, để tăng độ chính xác của mẫu nghiên cứu tác giả chọn kích thước cho mẫu nghiên cứu chính thức này là n = 250.
Như vậy, kích thước mẫu được chọn là 250 sinh viên (cao đẳng chính quy năm cuối (2) ) chiếm tỷ lệ 35,01% tổng số sinh viên cao đẳng chính quy năm cuối, chiếm 10,42% sinh viên cao đẳng chính quy của tồn trường. Để đảm bảo kích thước mẫu là 250 mẫu đạt yêu cầu thì 300 phiếu câu hỏi đã được phát ra cho những sinh viên cao đẳng chính quy năm cuối của 3 khoa dựa trên tỷ lệ sinh viên cao đẳng năm cuối theo tỷ lệ sinh viên các khoa và ngành học đã được trình bày trong bảng 3.1. Việc phân bổ bảng câu hỏi cho các khoa và các ngành học của từng khoa được phân bổ theo như bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6. Chọn mẫu định mức theo khoa và ngành học
(2) Sinh viên cao đẳng chính quy năm cuối là những sinh viên đã tham gia học nhiều học phần nhất và có thời
gian sử dụng dịch vụ đào tạo của trường nhiều nhất. Do vậy ý kiến đánh giá của họ là phù hợp để sử dụng cho nghiên cứu này
Khoa Số bảng câu hỏi thu thập Ngành học Số bảng câu hỏi thu thập Xây dựng 120
Cơng nghệ kỹ thuật cơng trình XD 120
3.5. Các phương pháp phân tích được sử dụng
Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha: nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp:
Hệ số Cronbach Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach Alpha tăng lên, các biến cịn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm thang đo. Cụ thể, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,6) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): gom và thu nhỏ
dữ liệu: Các biến có trọng số (factor loading) thấp (<0,4) sẽ bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue =1. Thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc >0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích hồi quy bội: nhằm xác định mức độ quan trọng của các biến độc lập
tham gia giải thích biến phụ thuộc.
Phân tích phương sai ANOVA (Analysis Of Variance): nhằm xem xét các nhóm
đối tượng sinh viên khác nhau về: giới tính, khoa, kết quả học tập có cảm nhận khác nhau hay khơng về mức độ hài lịng.
3.6.Tóm tắt chương 3
Chương này đã giới thiệu sơ lược về đặc điểm đối tượng nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm để xây dựng thang đo sơ bộ và đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế là n = 96. Chương này cũng trình bày kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Kết quả này cho thấy các thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt được yêu cầu, trừ thang đo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và thang đo sự hài lịng của sinh viên đều có một biến bị loại do hệ số tương quan biến tổng nhỏ. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với mẫu có kích thước n = 250. Chương này cũng trình bày sơ lược về Trường Đại học Xây dựng Miền Trung và phương pháp chọn mẫu định mức được phân chia theo khoa và ngành học. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu chính thức.