Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Kiến nghị giải pháp
Thông qua kết quả nghiên cứu và một số ý kiến ghi nhận được từ những kỳ vọng của sinh viên và kết quả khảo sát, tôi đề xuất một số kiến nghị để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của sinh viên. Các kiến nghị cụ thể như sau:
5.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy đội ngũ giảng viên có tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên nhiều nhất, mặc khác đội ngũ giảng viên cũng là thành phần được sinh viên đánh giá cao nhất trong 5 thành phần chất lượng đào tạo được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu này. Tuy nhiên, để tiếp tục đáp ứng nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đào tạo đã được khẳng định trong giai đoạn vừa qua, nhà trường cần có các chính sách để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên để đáp ứng cho quá trình mở rộng về qui mơ đào tạo và trình độ đào tạo (mở các ngành đào tạo đại học) như sau:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập, nghiên cứu chun mơn trong và ngồi nước. Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thảo khoa học chuyên ngành với tư cách là người trình bày hoặc người tham gia để giảng viên được tiếp xúc, trao đổi các kiến thức mới, kinh nghiệm thực tế.
Giảng viên cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho thích hợp với tính chất và mục tiêu của từng mơn học, từng đối tượng sinh viên. Thay vì sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống nhàm chán để truyền đạt kiến thức cho sinh viên thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn, gợi mở và dẫn dắt sinh viên đến với các kiến thức mới. Trong trường hợp này giảng viên không phải là người truyền thụ mà chỉ là người hướng dẫn để sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để lý giải được các vấn đề. Khi đó kiến thức sẽ tự động được hình thành trong sinh viên một cách tự nhiên, không gượng ép, không nhồi nhét và giúp sinh viên nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó giảng viên cũng nên kết hợp với phương pháp làm việc nhóm cộng với việc cho sinh viên tự thực hiện, tự trình bày các chuyên đề khoa học để tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. Bằng phương pháp này các kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên sẽ được hình thành và phát triển tồn diện như: khả năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo…
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: thay vì chỉ tập trung vào việc đánh giá tổng kết thì giảng viên nên chú trọng vào việc đánh giá tiến trình để kịp thời phát hiện những lỗ hỏng trong kiến thức của sinh viên để có thể kịp thời thay đổi phương pháp truyền đạt để cho việc hình thành kiến thức của sinh viên được thuận lợi. Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu học phần mới giảng viên phải cung cấp đầy đủ đề cương môn học cũng như các tiêu chí đánh giá cho sinh viên để sinh viên nhận thấy được việc đánh giá này là cơng bằng và chính xác.
Ngồi kiến thức chun mơn sâu rộng, ngồi phương pháp sư phạm hiệu quả, giảng viên cũng cần phải có sự gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Thông thường một giảng viên phải dạy quá nhiều giờ mà lương lại thấp dẫn đến tình trạng một số khơng ít các giảng viên phải dạy thêm bên ngồi, do đó thiếu thời gian cần thiết để nâng cao kỹ năng giảng dạy, nội dung mơn học, chương trình đào tạo và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, ít dựa trên thành tích học tập, khả năng giảng dạy hoặc thành tích nghiên cứu. Vì vậy, xảy ra một số trường hợp giảng viên trình độ cao, được đào tạo bài bản bỏ trường để đến với các trường khác hoặc ra làm ở các doanh nghiệp với mức lương cao hơn. Để khắc phục vấn đề này người giảng viên cần được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Ban lãnh đạo nhà trường, cụ thể là:
Giảm bớt và chuẩn hóa khối lượng giảng dạy, đồng thời tăng thời gian nghiên cứu cho giảng viên bằng cách: trả lương cho giảng viên đủ để giúp họ yên tâm tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các hoạt động tại trường; điều chỉnh lại chế độ khen thưởng và thăng tiến để đảm bảo sử dụng người đúng năng lực và ngăn chặn việc chảy máu chất xám và công sức đầu tư của nhà trường.
Tăng cường các chế độ hỗ trợ hành chính và tài chính cho các giảng viên có nhiều cải tiến trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút và giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và đã được đào tạo bài bản. Tuyển chọn giảng viên từ những sinh viên ưu tú của nhà trường.
Những đề xuất trên có thể gây một số khó khăn cho nhà trường về vấn đề tài chính, tuy nhiên một khi nó được giải quyết thì giảng viên sẽ tồn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
5.2.2. Đối với chương trình đào tạo
Chương trình đạo tạo của nhà trường trong giai đoạn vừa qua cũng được sinh viên đánh giá ở mức khá cao (theo kết quả nghiên cứu) và cũng là yếu tố quan trọng thứ hai sau đội ngũ giảng viên ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên. Tuy nhiên, cũng như yếu tố đội ngũ giảng viên để đáp ứng cho nhu cầu mới nhà trường vẫn phải tiếp tục duy trì và cải tiến nhiều hơn nữa chất lượng chương trình đào tạo của nhà trường. Một số giải pháp nhà trường có thể thực hiện trong giai đoạn tới như sau:
Xây dựng chuẩn đầu ra cụ thể cho từng ngành học cho phù hợp hơn với yêu cầu mới của xã hội, để từ đó xây dựng chương trình đào tạo chất lượng hơn và phù hợp hơn.
Cần cân đối tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của từng ngành, từng mơn học. Việc chỉ ngồi trên ghế nhà trường nhồi nhét các môn học lý thuyết, trong khi thời gian thực hành và đi thực tế tương đối ít (đặc biệt đối với sinh viên các chuyên ngành thuộc khoa Kinh tế) đã khiến cho sinh viên nhàm chán, thụ động và không phát huy được tư duy sáng tạo. Vì một khi có nhiều thời lượng thực hành sinh viên mới có thể vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế và phát huy tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo.
Ngoài ra, từ phân tích mức độ hài lịng khác nhau giữa các khoa ta thấy rằng nhà trường cần phải xây dựng các mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp bên
ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế (đặc biệt là sinh viên các ngành Kinh tế). Bên cạnh đó mối liên hệ này cũng giúp nhà trường nắm được các nhu cầu sử dụng lao động mà thiết kế chương trình học sát với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Có như thế thì chương trình đào tạo mới thường xun được đổi mới, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Liên kết với các doanh nghiệp để nhận các đơn đặt hàng đào tạo từ phía các doanh nghiệp, hoặc kết hợp với các doanh nghiệp trong q trình đào tạo. Ví dụ: cho sinh viên vừa học lý thuyết tại trường vừa thực hành lý thuyết đó vào thực tế tại các doanh nghiệp.
Liên kết đào tạo với các trường đại học tiên tiến của thế giới để sinh viên có điều kiện học tập các chương trình hiện đại của các nước phát triển.
5.2.3. Đối với cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Thành phần cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên và cũng là thành phần được sinh viên đánh giá ở mức khá cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nhà trường ngày càng mở rộng về chất lượng, qui mô đào tạo và lĩnh vực đào tạo nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới hệ thống cơ sở vật chất, trước mắt nhà trường cần trang bị thêm hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Ngoài ra, nhà trường cần phải mở rộng hệ thống nhà xưởng thực hành, trang bị hệ thống máy móc hiện đại để phục vụ tốt hơn yêu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đồng thời, giúp sinh viên được tiếp xúc với các công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết tại trường học và thực tế tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tăng cường trang bị thêm hệ thống máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên, bởi vì đây chính là yếu tố mà sinh viên đánh giá thấp nhất trong các yếu tố về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên.
Mặt khác, nhà trường cần đẩy mạnh triển khai việc xây dựng cơ sở 2 theo quy hoạch của Bộ Xây dựng và của tỉnh Phú Yên để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong điều kiện mới.
5.2.4. Đối với sự quan tâm của nhà trường tới sinh viên
Sự quan tâm của nhà trường là yếu tố quan trọng thứ tư tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên và cũng là yếu tố được sinh viên đánh giá ở mức khá cao. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của sinh viên nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho sinh viên như: mở thêm nhiều hơn nữa các câu lạc bộ học thuật để sinh viên có điều kiện trao đổi và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, giúp sinh viên ngày càng thích thú với việc học tập tại trường nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, các hoạt động phong trào của nhà trường cần phải được nâng tầm hơn nữa để có thể thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Bởi vì thơng qua các hoạt động phong trào sẽ giúp sinh viên trưởng thành hơn, tự tin và có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt hơn.
Mặt khác, nhà trường cần tổ chức các khóa học hoặc thảo luận chuyên đề cho sinh viên về các vấn đề liên quan đến quá trình học tập như phương pháp nghe giảng trên lớp; phương pháp tự học; cách thức đọc và ghi chép tài liệu…nâng cao năng lực học trên lớp và năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Bên cạnh đó, nhà trường cần xác định, định hướng mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, tránh tình trạng thiếu định hướng trong học tập, thiếu tin thần học tập và nghiên cứu cho sinh viên với các hoạt động như: sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên và cơ hội việc làm, tạo môi trường cho sinh viên tham gia vào công việc thực tế tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trang bị các phương tiện học tập nhằm đáp ứng yêu cầu của các mơn học trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
5.2.5. Đối với cơng tác hỗ trợ hành chính
Mặc dù là yếu tố tác động đến mức độ hài lịng ít nhất, nhưng cơng tác hỗ trợ hành chính cũng là yếu tố được sinh viên đánh giá ở mức trung bình khá. Do đó nhà trường cần phải cải thiện hơn nữa chất lượng cơng tác hỗ trợ hành chính nếu muốn đáp ứng nhu cầu của sinh viên nhiều hơn. Một số giải pháp cụ thể nhà trường có thể thực hiện trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác hỗ trợ hành chính như sau:
Nhà trường cần có biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phục vụ (cử đi học tập các khóa đào tạo ngắn hạn về chun mơn,
định kỳ hàng năm mở lớp tập huấn về nghiệp vụ nhằm cập nhật những thay đổi trong các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo…).
Bên cạnh đó, cần quán triệt cho đội ngũ cán bộ phục vụ của nhà trường luôn phải xem sinh viên như là một khách hàng thực thụ và sự hài lòng của sinh viên chính là sự thành cơng và sự sống cịn của nhà trường.
Để thực hiện hóa các giải pháp trên cần có sự ủng hộ, nhận thức một cách đúng đắn của toàn thể cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ hành chính và đặc biệt là sinh viên đang học tập tại trường.