Tiết 103: ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 107 - 111)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Nắm vững hơn nữa k/n luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải.

- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

- Sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng luận điểm trong khi viết bài văn nghị luận.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Khái niệm luận điểm.

- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

- Sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ.

- Có ý thức sử dụng luận điểm trong khi viết bài văn nghị luận.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(1')

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1:Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài: - Nghe, định

hướng vào bài

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (17')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GV: HS chọn các câu trong sgk.

H: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân ta” có những luận điểm nào ? H: Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?

H: Vậy, hệ thống luận điểm của “Chiếu dời đô”

là gì ?

-Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài.

- Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.

-Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đánh là kinh đô của muôn đời.

-Vậy, vua sẽ dời đô ra đó.

H: Luận điểm là gì ? H: Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề NL.

H:Vấn đề đặt ra trong

I. Khái niệm luận điểm

*Bài tập 1: Chọn đáp án C. Bởi vì: nghị luận là loại văn giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Vấn đề cần nghị luận là câu hỏi thì luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi ...

*Bài tập 2:

a.Tinh thần yêu nước của nhân ta

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

- Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước.

- Những biểu hiện của tinh thần yêu nước.

- Khơi gợi và kích thích sức mạnh của tinh thần yêu nước.

b.Chiếu dời đô

- Lí do cần phải dời đô - Thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

->Chưa phải là luận điểm ->chưa thể hiện rõ ý kiến, quan điểm, tư tưởng.

* Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra.

II. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

- Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

- Không -> Chỉ có một

bài “Tinh thần…của nhân dân ta” là gì ? H: Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không?

Nếu trong bài chỉ đưa ta luận điểm :”Đồng bào ta ngáy nay có lòng yêu nước nồng nàn” ?

H: Trong “Chiếu dời đô”

Lí công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Vì sao ? H: Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ?

H: Quan hệ giữa các luận điểm.

H: HS có thể chọn 1 trong 2 luận điểm trình bày trong bảng ? Lí giải?

H: Rút ra kết luận điểm gì trong mối quan hệ giữa các luận điểm?

GV: Cho HS đọc ghi nhớ.

luận điểm-> Không đủ chứng minh.

- Chưa đủ để làm sáng tỏ.

- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu cần giải quyết; Luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

- Hệ thống 1

+ Hệ thống mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo, có luận điểm chính, luận điểm phụ . - Các luận điểm phải sắp xếp hợp lí, vừa liên kết, vừa phân biệt nhau

* Ghi nhớ: SGK/75.

* Hoạt động 3:Luyện tập (15')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Gọi HS đọc bài tập1.

- Gọi HS đọc bài tập 2.

GV cho HS thảo luận để tìm đáp án.

GV nhận xét, bổ sung.

IV. Luyện tập Bài 1:

Cả 2 luận điểm đếu không phải mà là : ‘‘Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, của dân tộc và thời đại lúc bấy giờ’’.

Bài 2:

a.Chọn các luận điểm

+ GD có thể điều chỉnh mức gia tăng dân số, nhờ đó, quyết định mức sống, môi trường sống...

+ GD trang bị kiến thức, nhân cách , trí tuệ, tâm hồn cho trẻ em

+ GD là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế

+ GD là chìa khoá cho phát triển chính trị và tiến bộ xã hội sau này

b. Sắp xếp Các luận điểm thành hệ thống mạch lạc và liên kết chặt chẽ:

* Hoạt động 4: Vận dụng (5') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm 4 của bài tập 2.

- Viết đoạn văn.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA

THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Gv giao bài tập

+ Tập xây dựng hệ thống luận điểm cho một số vấn đề: học đi đôi với hành.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

+ Học bài, nắm vững các kiến thức về luận điểm + Hoàn thành tất cả các bài tập

* Bài mới: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

+ Làm thế nào để xây dựng một luận điểm thành một đoạn văn?

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 26/02/2018

Ngày dạy: 10/03/2018

Tuần 27

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(240 trang)
w