-Mô-li-e-
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức
- Giúp học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô li e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắch họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
2. Kĩ năng
- Đọc phân vai văn bản văn học
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu quý trân trọng những tác phẩm văn học nước ngoài.
II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức
- Tiếng cười chế giễu thói ‘‘trưởng giả học làm sang’’
- Tài năng của Mô- li- e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2. Kĩ năng
- Đọc phân vai văn bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.
3. Thái độ.
- Có thái độ yêu quý trân trọng những tác phẩm văn học nước ngoài.
4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.
+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ Tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.
2. Trò:
-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):
Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2')
H: Nhận xét cách lập luận trong bài "Đi bộ ngao du". Qua văn bản này em hiểu gì về tác giả Ru xô?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
GV dẫn dắt vào bài:Hôm nay, chúng ta tiếp tục tiếp xúc với nền văn học Pháp qua thể loại kịch với tác phẩm nổi tiếng của nhà viết kịch tài ba Mô-li-e qua đoạn trích: “ông Giuốc –đanh mặc lễ phục”.
- Nghe, định hướng vào bài
* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (70')
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GV: Gọi HS trình bày sản phẩm chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm bằng sơ đồ tư duy.
HS khác nhận xét, bổ sung.
H: Trong văn bản có từ ngữ nào chưa hiểu?
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Phân vai ông Giuốc- đanh, phó may, thợ phụ.
GV: Gọi HS đọc bài theo vai.
H: Hãy hình dung trên sân khấu, lớp kịch này diễn ra ở đâu?
H: Căn cứ vào các chỉ dẫn cho biết lớp kịch có
I. Đọc, chú thích 1.Chú thích a.Tác giả:
Mô- li- e : (1622-1673) Nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp- người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp.
b.Tác phẩm:
- Trích trong vở kịch 5 hồi "Trưởng giả học làm sang"
- là lớp kịchh kết thúc hồi II.
c. Từ khó 2. Đọc
II. Tìm hiểu văn bản 1. Diễn biến của hành động kịch.
- HĐ kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc - đanh 1 người
mấy cảnh?
H: Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thành trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động?
H: Ở cảnh 1 cuộc đối thoại giữa ông GĐ và bác phó may xoay quanh một số việc nào? chủ yếu là sự việc nào?
H: Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông GĐ được thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
- Bác phó may đã may áo cho ông GĐ ntn?
- Ông GĐ có nhận ra điều đó không?
- Vì sao ông GĐ vẫn ưng thuận?
H: Nhận xét kịch tính của đoạn kịch này?
H: Ông GĐ lại phát hiện ra điều gì?
H: Bác thợ may đã gỡ thế bí bằng cách nào?
trên 40 tuổi thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và một tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông
- Cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc đanh và bác phó may - Cảnh sau gồm những lời thoại của ông G đanh và tay thợ phụ.
- Cảnh trước : 4 nhân vật - chủ yếu chỉ là những lời đối thoại của ông G và bác phó may
- Cảnh sau có thêm 4 tay thợ phụ nữa, cảnh này cũng chỉ có hai người là GĐ và tay thợ phụ đến lúc đầu đối thoại với nhau nhưng có thêm 4 thợ phụ xúm xít chung quanh .. -> cảnh sau lộn xộn nhộn nhịp hơn, sôi động hơn.
2. Ông Giuốc-Đanh và bác phó may
- Xung quanh bộ lễ phục đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ mà ông Giuốc –đanh đặt may - Việc ông Giuốc –đanh phát hiện may hoa ngược, và bác phó may xén bớt vải .
- Ông ta đã trách bác phó may.
- Bác phó may bảo : hoa ngược là cách ăn mặc của người quý phái và đề nghị ông Giuốc –đanh mặc thử áo.
- Bác phó may từ thế bị động chuyển sang chủ động, còn ông Giuốc – đanh thì ngược lại
- Những lời nói của bác phó may rõ ràng là
H: Lớp kịch gây cười ở điềù gì ?
H: Qua cảnh 1 nhân vật GĐ hiện lên là người ntn?
GV: Gọi HS đọc cảnh 2 của lớp kịch.
H: Đây là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc –đang và bốn tay thợ phụ. Nội dung cuộc đối thoại này là gì?
H: Hãy tóm tắt lại diễn biến của lớp kịch?
H: Hành động này của ông Giuốc –đanh thể hiện điều gì?
GV : dù biết bọn chúng tâng bốc những ông Giuốc –đanh vẫn thích thú với những lời nói ấy.
không thể chấp nhận, nhưng ông Giuốc –đanh vẫn tin, chứng tỏ ông ta không am hiểu gì về đời sống của giới quý tộc mà lại ham thích điều đó, nên ông ta bị lợi dụng -> Lớp kịch gây cười vì sự ngu dốt của ông Giuốc –đanh và cả sự lếu láo của bác phó may.
=> Nhân vật GĐ nhận thức lẫn lộn, ngu dốt, không có kiến thức về ăn mặc
3. Ông Giuốc- Đanh và tay thợ phụ
- Tự nhiên, khéo léo, khi ông GĐ mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là "ông lớn"
ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái
- Tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền, điểm đúng huyệt thói học đòi là sang của ông GĐ. Thấy ông mắc mưu tay thợ phụ dấn thêm mấy bước nữa cứ tôn lên mãi hết ông lớn, đến cụ lớn rồi đến đức ông.
- Chi tiết "nó như thế là phẳng chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi" -> tô đậm hơn tính cách trưởng giả học làm sang của GĐ.
- Bốn tay thợ phụ thi nhau tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc –đanh khi ông mặc bộ lễ phục để được nhận tiền thưởng.
- Ông Giuốc –đanh được
H: Khi bọn chúng không tâng bốc ông nữa, ông đã tự nói với mình điều gì?
Những lời tự nhủ ấy có ý nghĩa gì?
GV nhận xét
H: Ngay trong giây phút ngây ngất hạnh phúc, ông GĐ vẫn nghĩ đến túi tiền của mình. Điều này còn cho ta biết thêm tính cách của lão?
H: Cảnh thứ hai của lớp kịch gây cười bởi những yếu tố nào?
GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm : Qua những biểu hiện của ông Giuốc –đanh trong lớp kịch, chúng ta hiểu gì về nhân vật này? (Nhân vật Giuốc - đanh gây cười cho chúng ta bởi những nét tính cách nào?)
GV : hình tượng nhân vật đã trở thành nhân vật hài kịch trở thành bất hủ.
H: Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
H: N/V GĐ mặc bộ lễ phục trên sân khấu khiến ta liên tưởng đến truyện gì, của nhà văn nào?
tâng bốc từ : ông lớn đến cụ lớn và cuối cùng là đức ông. Sau mỗi lần được tâng bốc thì ông lại thưởng tiền cho bọn thợ - Ông ta sẵn sàng bỏ tiền ra để mua lấy những thứ danh tiếng hão huyền, không có thật
- Ông tự nói rằng “nó ...
cho nó thôi”.
Như vậy nhân vật vẫn nghĩ đến túi tiền nhưng sự thích thú được trở thành người quý tộc vẫn mãnh liệt trong lòng nhân vật, nên ông sẵn sàng bỏ tiền ra để được làm sang
+Cười bởi sự ngu dốt, ngớ ngẩn, quê kệch của nhân vật
T/Cách trưởng giả học làm sang của gã trọc phú giàu có vì keo kiệt vẫn mãnh liệt, hắn sãn sàng cho hết cả tiến để được làm sang.
4. Nhân vật hài kịch bất hủ
- XD được n/v GĐ trở thành một nhân vật hài kịch bất hủ, đem lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
- Cười GĐ ngu dốt chẳng bíêt gì , chỉ vì thói học đòi làm sang - > bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác, cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là
H:Những nét nghệ thuật nào làm cho văn bản hấp dẫn đựơc người đọc?
GV nhận xét .
H: Văn bản đã giúp em cảm nhận được những nội dung gì sâu sắc?
GV tổng hợp.
H: Nêu ý nghĩa của văn bản ?
sang trọng, cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền để mua danh hão.
- Cười khi chứng kiến cảnh ông GĐ bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn lại may ngược hoa ấy thế mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái.
- Bộ quần áo mới của Hoàng đế - An đéc xen.
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật
- Xây dựng sân khấu công phu tạo sự sinh động
- Khai thác tâm lí nhân vật thật hợp lí để tạo nên tiếng cười
2. Nội dung
- Khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
* Ghi nhớ/ SGK/122.
* Hoạt động 3:Luyện tập (10')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Cho HS đóng hoạt cảnh mà HS cảm thấy thích nhất qua văn bản.
- Đóng hoạt cảnh
* Hoạt động 4:Vận dụng (4')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
H: Trong thực tế cuộc sống, em đã từng gặp những kiểu ăn mặc học đòi chưa? Nêu
- Liên hệ thực tế
biểu hiện?
* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tìm đọc những vở hài kịch khác của tác giả?
- Thực hiện ở nhà Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')
* Bài cũ:
- Sưu tầm thêm một số trích đoạn hồi kịch Mô-li-e.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp theo).
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
...
********************
Ngày soạn: 31/3/2018 Ngày dạy: 13/4/2018
Tuần 32