Bài kiểm tra văn

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 225 - 230)

VÀ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

B. Bài kiểm tra văn

II. Nhận xét

* Hoạt động 3,4:Luyện tập, vận dụng (15') - Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

GV chiếu lại đáp án.

Yêu cầu HS dựa vào đáp án, chữa lỗi về kiến thức, về cách diễn đạt.

- Chữa lỗi trong bài viết.

* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (8')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Yêu cầu một số HS bài làm tốt đọc bài để các bạn tham khảo.

- Đọc bài.

- Nghe, tham khảo cách trình bày.

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (2')

* Bài cũ:

- Hoàn thành phần chữa lỗi trong bài kiểm tra.

* Bài mới:

- Chuẩn bị tiết 135: Tổng kết phần Văn (tiếp theo).

+ Soạn bài theo câu hỏi 3,4,5,6 SGK/144.

+ Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài (theo mẫu):

STT Tên văn bản Tác giả Tên nước Thời

gian

Thể loại Nội dung + Xác định chủ đề, PTBĐ của các văn bản nhật dụng đã học.

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

********************

Ngày soạn: 22/4/2018 Ngày dạy: 03/5/2018

Tuần 35

Tiết 135: TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn hóa của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng, độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trinh nghệ thuật của mỗi văn bản.

- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của các văn bản văn học nước ngoài và của cụm văn bản nhật dụng đã học trong SGk lớp 8.

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.

3. Thái độ

- Có thái độ ý thức ôn tập tác phẩm đã học.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch.

- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.

- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

3. Thái độ.

- Có thái độ ý thức ôn tập tác phẩm đã học.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, bảng phụ.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2')

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hS.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài: Tiết này, chúng ta cùng tiến hành tổng kết phần văn tiếp theo.

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2:Hệ thống hóakiến thức (18')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

Câu 3:

a) Văn nghị luận: Viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục - > nội dung tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

b) Nét khác biệt nổi bật giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại.

* Văn Nghị luận trung đại:

+ Văn phong cổ mà nét nổi bật là từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôu nhịp nhàng (Hịch tướng sỹ, nước đại việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố...

+ Mang đậm dấu ấn của TGQ con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh ( mệnh trời) trong bài “Chiếu dời đô”, đạo “thần chủ” trong “Hịch tướng sỹ”, lý tưởng nhân nghĩa trong “Nước đại việt ta”, tâm lý sùng cổ (noi theo tiền nhân) dẫn đến việc sử dụng điển cố, điển tích một cách phổ biến trong cả mấy bài.

* Văn nghị luận hiện đại:

Không có những đặc điểm trên. Văn bản nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.

-> dù có nhiều nét khác nhau, các văn bản đó đều có đặc trưng của thể loại nghị luận.

Câu 4:

* Có lý: Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ

* Có tình: Có cảm xúc

Có chứng cứ: Có sự thật hiển nhiên đề khẳng định luận điểm và yếu tố “có lý”

là chủ chốt

=> Trong văn nghị luận 3 yếu tố này phải kết hợp chặt chẽ

* Lưu ý:

Văn nghị luận khắc văn sáng tác, càng không phải văn trữ tình, nên tình cảm, cảm xúc tác giả không phải bao giờ cũng bộc lộ rõ ràng bằng lời trữ tình, câu cảm thán. Song trong một văn bản nghị luận có giá trị, đề cập một vấn đề hệ trọng nào đó, bao giờ tác giả cũng gửi gắn một thái độ, một niềm tin, một khát vọng.. thiết tha.

Câu 5:

* Nét giống nhau:

- Cả 3 văn bản “Chiếu...”, “Hịch...”, “Nước...” đều bao trùm một tư tưởng dân tộc sâu sắc, thể hiện hoặc ở ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh (chiếu dời đô), bất khuất, quyết chiến, quyết thắng lũ giặc xâm lăng bạo tàn (Hịch tướng sỹ) hoặc ý thức sâu sắc, đầy đủ tự hào về 1 nước Vĩnh Niêm độc lập (nước Đại việt ta).

Tư tưởng dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là

chất trữ tình đậm hoặc nhạt ở văn bản đó và yếu tố “có tình” còn thể hiện ở tấm lòng , thái độ của người viết đó đối với người tiếp nhận.

* Khác:

- Trong bài chiếu của mình, Lý Thái Tổ đã tỏ ra có 1 thái độ khá thận trọng, chân thành đối với các “khanh” của ngài.

- Bài “Hịch tướng sĩ” viết theo thể hịch, một mặt Trần Quốc Tuấn bộc bạch lòng căm thù giặc bằng những lời sôi sục, mặt khác, thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa ân cần đối với các tướng sĩ.

- Bài “Nước Đại việt ta” tác giả viết theo thể cáo, có ý nghĩa như lời Tuyên ngôn độc lập, gác giả khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên.

Câu 6:

*) “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là BTNĐL của DTVN khi đó vì: Bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lý hiển nhiên.

nội dung được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu bài cáo “Nước Đại việt ta”. Từ lời văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “tuyên ngôn” về nền độc lập của dân tộc ta.

*) So với bài “Sông núi nước Nam” được coi là bản TNĐL thứ nhất của nước ta, ý thức về nền ĐLDT thể hiện trong VB “Nước Đại việt ta” có nét mới là:

- ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài thơ “SNNN” được xác định ở 2 phương diện:lãnh thổ (sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở)

- Đến “BNĐC”, ý thức DT đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.

Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức ĐLDT còn được mở rộng bổ sung = các yếu tố mới, đầy ý nghĩa đó là văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng “bao đời xây nền ĐL”. Với sự mở rộng, bổ sung đó, ý thức về DT của Nguyễn Trãi trong bài “BNĐC” TK XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với ý thức dân tộc trong bài “SNNN” TK XI.

Câu 7: bảng thống kê các văn bản nước ngoài đã học L8.

ST T

Tên văn bản Tác giả Tên nước Thế kỉ Thể loại

1 Cô bé bán diêm An đéc xen Đan Mạch XIX Truyện ngắn

2 Đánh nhau với cối xay gió

Xec- van- Tex Tây ban nha

XVI - | XVII

Tiểu thuyết

3 Chiếc là cuối cùng o - hen - ri Mỹ XIX Truyện ngẵn

4 Hai cây phong Ai - ma - tôp Cưgư - rư xtan

XX Truyện

5 Đi bộ ngao du G.ru.xô Pháp XVIII Nghị luận

6 ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Mô - li - e Pháp XVII Kịch

* Nhận xét

- Thời gian xuất hiện: rải đều từ cuối TK XVI - TK XX - Phạm vi các nước âu - Mỹ (khác với VH L7: T. Quốc)

- Khái quát một số nét vềnội dung tư tưởng: Thể hiện tư tưởng nhân đạo, lòng thông cảm đối với người nghèo khổ, bất hạnh, khát vọng hướng về 1 cuộc sống tươi đẹp, tình cảm quê hương, tình cảm thày trò, sự phê phán lối sống xa thực tế, ảo tưởng...

Câu 8:

Chủ đề của 3 văn bản nhật dụng học ở L8”

- VB “Thông tin ...2000”: V/đ bảo vệ môi trường, sức khỏe con người - VB “Bài toán dân số”: V/đ dân số

- VB: “Ôn dịch thuốc lá”: Tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống của con người, xã hội.

*) Phương thức biểu đạt: - Bài toán dân số là VBNL (Kết hợp tự sự + TM) - 2 VB còn lại là văn bản thuyết minh.

* Hoạt động 3,4: Luyện tập,vận dụng (10') - Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về một câu thơ hoặc một đoạn thơ mà em thích?

* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Tìm đọc những bài viết nghị luận xã hội liên quan đến các văn bản nhật dụng đã học.

- Thực hiện ở nhà Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thành bài tập VBT.

* Bài mới:

- Chuẩn bị tiết 136: Ôn tập phần Tập làm văn.

+ Soạn bài theo câu hỏi SGK/151.

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

********************

Ngày soạn: 22/4/2018 Ngày dạy: 04/5/2018

Tuần 35

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 225 - 230)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(240 trang)
w