VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Tuần 34 Tiết 131: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố kiến thưc tiếng việt đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn.
- Củng cố lại kiến thức theo các nội dung đã học:
+ Các kiểu câu: Trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
+ Các hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc...
+ Chọn trật tự từ trong câu.
+ Chữa lỗi diễn đạt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày về các kiểu câu đã học.
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết, kiến thức trong khi viết.
II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức
- Phần tiếng việt trong học kì II đã học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày về các kiểu câu đã học.
3. Thái độ.
- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết, kiến thức trong khi viết.
4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Chuẩn bị đề bài.
2. Trò:
-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
- Ôn tập các nội dung đã học.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):
Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
Bước 2. Kiểm tra ( )
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
Liên môn Tác giả, tác phẩm
Số câu Số điểm
1 0,5
1 0,5 Kiểu câu,
hành động nói
Xác định kiểu câu, hành động nói
Viết đoạn văn có sử dụng hành động nói bộc lộ cảm xúc
Số câu Số điểm
1 1,5
1 5
1 6,5
Trật tự từ Tác dụng
của việc sắp xếp trật tự từ
Số câu Số điểm
1 1
1 1 Chữa lỗi
diến đạt
Phát hiện lỗi, chữa lại Số câu
Số điểm
1 2
1 2 Tổng:
Số câu Số điểm
1 0,5
2 2,5
1 2
1 5
5 10
ĐỀ KIỂM TRA I. Đọc – hiểu: (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (1). Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu (2)? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa (3). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất (4). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (5).
Câu 1 (0,5đ). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?
Câu 2 (1,5đ). Xác định kiểu câu và hành động nói cho các câu trong đoạn trích trên?
II. Làm văn (8 điểm)
Câu 3 (1đ).Chỉ ra tác dụng của cách sắp xếp các từ gạch chân trong các trường hợp sau:
a. Nhớ rừng là một bài thơ hay. Cái hay của bài thơ không chỉ là ở cảm xúc mãnh liệt mà còn ở cả nghệ thuật sắp xếp các ngôn từ.
b. Vội vàng, nó bước nhanh ra cửa.
Câu 4 (2đ).Phát hiện lỗi lô-gic trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác.
b. Trong học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.
Câu 5 (5đ).Viết đoạn văn (8-> 10) câu nói về một nhân vật trong một tác phẩm đã học. Trong đoạn có câu thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc, gạch chân câu đó.
C. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc hiểu: 2 điểm
Câu 1: - Văn bản: Lão Hạc 0,25đ - Tác giả: Nam Cao0,25đ
Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu Kiểu câu Hành động nói
(1) Câu trần thuật có một vế
phủ định
Trình bày
(2) Câu nghi vấn Trình bày
(3) Câu trần thuật Trình bày
(4) Câu trần thuật Trình bày
(5) Câu trần thuật có một vế
phủ định
Trình bày II. Làm văn: 8 điểm
Câu 3: Tác dụng của cách ắp xếp các từ gạch chân
a. Liên kết câu 0,5đ b. Nhấn mạnh ý 0,5đ Câu 4:
a. – Lỗi: quan hệ giữa các vế câu không lô-gic: nhà thơ lớn – bài văn tuyệt tác 0,5đ - Chữa lại: Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài thơ tuyệt tác. 0,5đ b. – Lỗi: dùng từ không hợp lí: học tập nói chung và lao động nói riêng 0,5đ - Chữa lại: Trong cả học tập và lao động, bạn Nam đều rất gương mẫu. 0,5đ Câu 5:
- Đúng hình thức đoạn văn: 0,5đ - Đủ số câu: 0,5đ - Nội dung giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm đã học: 3 đ - Có câu thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc: 0,5đ - Gạch chân câu văn đó: 0,5đ Bước 3. Thu bài, hướng dẫn học ở nhà (1')
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: trả bài làm văn số 7.
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
...
********************
Ngày soạn: 16/4/2018 Ngày dạy: 24/4/2018
Tuần 34