Tiết 136: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 230 - 234)

VÀ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Tuần 35 Tiết 136: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa các kiến thức và KN phần TLV đã học trong năm.

- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết VB thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản.

3. Thái độ

- Có thái độ ý thức học tập ôn lại những thể loại tập làm văn.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính.

- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; miêu tả; biểu cảm trong văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản.

- So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản.

3. Thái độ.

- Có thái độ ý thức học tập ôn lại những thể loại tập làm văn.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (1')

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài:Trong tiết này chúng ta tiến hành ôn tập phần Tập làm văn.

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2:Ôn tậpkiến thức (30')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

* Giáo viên hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi /SGK

Câu 1: - Một văn bản cần có tính thống nhất nhằm nâu bật chủ đề nghĩa là nêu bật ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.

- Tính thống nhất của Vb thể hiện: VB có đối tượng cố định, có tính mạch lạc.

Tất cả các yếu tố của VB tập trung thể hiện ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.

-> để tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của VB phải tìm hiểu nhan đề quan hệ giữa các phần của VB, phát hiện các câu, các từ ngữ tập trung biểu hiện chủ đề đó ntn?

Câu 2: Viết đoạn văn có câu chủ đề:

- Em rất thích đọc sách...

- ... Mùa hè thật hấp dẫn

-> HS tự viết đoạn văn vào vở BT, GV gới ý đoạn văn (1) có thể triển khai: giải thích lý do vì sao mà thích, có thể là thuật những cảm xúc thích thú khi đọc sách hoặc kể lại quá trình đến với sách từ thời thơ ấu.

Đoạn văn (2) câu chủ đề ở vị trí cuối đoạn cách triển khai tương tự.

VD: Em rất thích đọc sách. ách mở ra cho con người thấy nhữngbí mật và quy luật của thiên nhiên, sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất, người cải tạo trái đất và người sáng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con ngườu hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện tại.

Câu 3: Cần phải tóm tắt VB tự sự vì:

Thông thường tóm tắt là để dễ ghi nhớ nhất là đối với các tác phẩm dài và phức tạp. Tóm tắt để làm tài liệu khing đọc xong tác phẩm, để kể cho người khác nghe, để giới thiệu trên sách báo, để dùng như một dẫn chứng trong một bài văn nghị luận.

- Muốn tóm tắt 1 VB tự sự phải:

+ Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó

+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng.

+ Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lý + Viết bản tóm tắt = lời văn của mình

- Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm cần tóm tắt.

Câu 4:

Trong VB tự sự rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người và việc mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm và đánh giá.

-> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đánh giá làm cho việc kể chuyển sinh động, sâu sắc hơn. (cho VD minh họa)

Câu 5: Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý; lựa chọn sự việc, lựa chọn ngôi kể, xác định các yếu tố m.tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.

Câu 6: - VB thuyết minh có t/c: Tri thức, khách quan, thực dụng là loại văn bản có khái niệm cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người.

- Các VBTM thường gặp trong đời sống hàng ngày: thuyết minh về 1 danh nhân, 1 di tích lịch sử, 1 danh lam thắng cảnh, 1 phong tục tập quán, 1 thí nghiệm, 1 phát minh...

Câu 7: Muốn làm VBTM cần phải:

- Quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện thượng cẩn thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng tìm cách trình bày thưo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.

=> Vì yêu cầu của bài thuyết minh là c.cấp tri thức Kq, KH về đối tượng thuyết minh.

- Các phương pháp cần dùng để TM là:

+ Nêu ĐN + Giải thích + nêu VD + Dùng số liệu + So sánh + Phân tích + Phân loại

Câu 8: Bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh (HS trình bày)

Câu 9: Luận điển trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài. (Cho VD)

Câu 10: VBNL vẫn phải có các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể sinh động, có sức thuyết phục hơn.

-> các yếu tố này được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Câu 11: VB tường trình

- Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.

VB Thông báo

- Truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

(HS trình bày cách viết 2 VB này).

* Hoạt động 3,4:Luyện tập, vận dụng (10') - Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

*Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đang quan tâm?

- Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề gần gũi bức thiết.

* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1') - Phương pháp: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Tìm đọc tham khảo bài nghị luận xã hội, nghị luận về tác phẩm văn học.

- Tham khảo bài viết.

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thành bài tập VBT.

* Bài mới:

- Chuẩn bị tiết 137,138: Kiểm tra tổng hợp cuối năm.

+ Xem lại các tiết ôn tập Văn, tiếng Việt, Tập làm văn.

+ Tham khảo một số đề trong sách giáo khoa.

+ Tham khảo một số bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

********************

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tuần 36

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 230 - 234)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(240 trang)
w